Khoanh nuôi phục hồi rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 26)

Việt Nam có trên 40 năm kinh nghiệm trong việc phục hồi rừng. Hoàng Hòe -Hội khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp cho rằng: phục hồi rừng cần phải tập trung vào vùng đất trống, đồi trọc hay đất bị thoái hóa, nơi mà trước đây đó có rừng. Phục hồi cần phải làm ở những nơi rừng nghèo sau khi khai thác sản phẩm hay dùng cho việc du canh bằng khuyến khích TSTN. Phục hồi rừng nhiệt đới tự nhiên cần nhấn mạnh đến việc trồng các loài cây cải tạo đất và sử dụng tái sinh tự nhiên. Khi môi trường đó trở nên tốt hơn, cần phải trồng các loại cây gỗ có giá trị.

Nhận đinh về khả năng phục hồi TTV Richard P.W (1952) [1], cho rằng: tất cả các quần xã thực vật do rừng mưa nhiệt đới sinh ra từ thảm cỏ, thảm cây bụi, đến rừng thứ sinh. Nếu được bảo vệ, không chặt phá, đốt lửa, chăn thả, theo thời gian qua một số giai đoạn trung gian chúng đều có thể phục hồi lại rừng đỉnh cao

Nguyễn Ngọc Lung (1994) [19], có 2 phương thức phục hồi chính: một là TSTN; hai là trồng rừng. Trồng rừng có nhiều ưu điểm mà khoanh nuôi ít khi có được như nhanh chóng tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm có chất lượng theo ý muốn của người kinh doanh năng suất trên một đơn vị, xác định tương đối cao. Nhưng trồng rừng cũng có những nhược điểm và hạn chế nhất định: vốn đầu tư cao, giảm tính đa dạng sinh học và sự phát triển bền vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của TTV, có những tai biến về sinh thái và sâu bệnh, đôi khi tạo ra những tác động cơ học gây xói mòn, rửa trôi.

Giữa 2 phương thức này là tác động của con người, ở mức thấp là khoanh nuôi.

Khoanh nuôi phục hồi rừng là giải pháp lâm sinh lợi dụng triệt để khả năng TS và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình tạo rừng trong một khoảng thời gian xác định. Khoanh nuôi sẽ lấp khoảng trống trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các khu bảo tồn từ 5 - 8 năm. Đặc biệt sau thời kỳ khoanh nuôi rừng được chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng và làm giàu rừng.

Theo Đỗ Hữu Thư (1997) [35], đối tượng để khoanh nuôi là đất nông nghiệp chưa có rừng, có độ giầy từ 30 cm trở lên (đối với vùng đất không ngập nước thường xuyên) hoặc những bãi phù sa, đầm lầy mà TTV có thể phát triển được (rừng ngập mặn, rừng chịu nước) trên đó phải có yếu tố sau: 1. TTV sau khi rừng bị khai thác kiệt còn nguồn gây giống của cây gỗ: 2. Thảm cây bụi xen cây gỗ; 3. Thảm cỏ, thảm cây bụi, đất hoang hóa có cây gỗ TS hoặc có nguồn gây giống của cây gỗ. Dựa vào bảng phân chia các trạng thái thực bì, đã chia các đối tượng khoanh nuôi đó thành các trạng thái thực bì cụ thể sau: I: Trạng thái thực bì thảm cỏ, lau lách, chuối rừng có cây gỗ TS hoặc có nguồn gây giống của cây gỗ;IB: Trạng thái thực bì cây bụi xen cây gỗ hoặc tre nứa rải rác; IC: Trạng thái thực bì dạng cây bụi do nhiều cây gỗ TS có chiều cao trên 1m, nhưng chưa khép tán; IIA: Trạng thái thực bì sau nương rẫy bị bỏ hóa đặc trưng bởi cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh; IIB: Trạng thái thực bì sau khi rừng bị khai thác kiệt, thành phần.

Lê Đồng Tấn (1997) [28], nghiên cứu khả năng phục hồi rừng tự nhiên một số quần xã thực vật trên đất sau nương rẫy tại Bắc Yên, Sơn La cho rằng: rừng được phục hồi bằng giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa dạng vốn có của hệ sinh thái rừng nhiệt đới và đáp ứng được nhu cầu cấp bách của người dân. Đồng thời, đưa ra sơ đồ quá trình diễn thế phục hồi rừng ở đây: Giai đoạn phát triển: Thảm cỏ → Thảm cây bụi, cây gỗ → rừng thứ sinh→ rừng khí hậu.

Tương ứng với các quần xã thực vật: Đất trống mọc sau nương rẫy → Cỏ tranh, Chè vè, Lau, Chít → Lành Ngạnh, Thầu tấu, Me rừng; Hoắc quang, Lành ngạnh, Thầu tấu; Xú hương,Táo rừng, Đậu → Dẻ, Chẹo, Re, Vối thuốc; Vối thuốc, Re, Bồ đề, Sơn rừng; Màng tang, Hu day, Muối, Bời hời; Ràng rang, Dẻ, Chẹo, Táo mèo → Fagaceae, Lauraceae, Juglandaceae, Magnoliaceae, Theaceae.

Trần Đình Lý (1997) [20], đưa ra 6 giải pháp sanh đất trống đồi núi trọc: 1. Khoanh nuôi phục hồi rừng; 2. Khoanh nuôi phục hồi các TTV phòng hộ; 3. Trồng rừng; 4. Trồng các loại cây ăn quả; 5. Trồng cây lương thực; 6. Thực hiện giải pháp nông, lâm kết hợp.

Lê Ngọc Công (2004) [6], nghiên cứu diễn thế TTV ở tỉnh Thái Nguyên, chia khoảng thời gian phục hồi trên đất thoài hóa nhẹ thành hai pha: pha1: giai đoạn đầu từ 1- 3 năm; pha 2: giai đoạn tiếp theo: từ 4-6 năm.

Phạm Ngọc Thường (2003) [37], đưa ra một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy dựa trên 2 nguyên lý về mặt khoa học và thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 26)