STT Các loài tham gia vào tổ thành TCB cao sau KTK Tầng cao Tầng cây TS 1 Sau sau 1,6 0,7 2 Bứa 0,5 3 Nhựa ruồi 0,5 4 Trám chim 0,7 0,7 5 Thị 0,6 0,5 6 Ba soi 1,2 0,7 7 Mắt trâu 0,5 8 Lành ngạnh 1,3 9 Thầu tấu 0,6 10 Sịi tía 1,0 11 Bời lời vòng 1,0 12 Hoắc quang 13 Sảng 14 Giền trắng 15 Chòi mịi 16 Dẻ gai 17 6 lồi khác 2,0 18 24 loài khác 5,9 19 12 loài khác 20 21 loài khác Mật độ ( cây/ha) 1026 2571
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chú thích: Cây tham gia tổ thành phân thành 2 tầng: tầng cây cao
(thống kê những lồi có chiều cao > 2,5 m và tầng cây TSTN thống kê những lồi có chiều cao < 2,5m)
* TCB cao sau KTK
+ Cây tầng cao > 2,5 m có 13 lồi, là những cây gỗ nhỡ, phát triển ở pha đầu của diễn thế theo chiều hướng đi lên. Tổ thành cây gỗ chính ở tầng cao này là: 1,6 sau sau + 0,7 Trám chim + 1,3 Lành ngạnh + 0,6 Thị + 0,6 Thầu tấu + 1,2 Ba soi + 1 Sịi tía + 1 Bời lời.
+ Tầng cây TSTN có 30 lồi, ngồi những lồi có mặt ở tầng cây cao trong tầng này cịn xuất hiện thêm nhiều cây mới có tính chịu bóng, có khả năng cho gỗ tốt. Thành phần lồi chính tham gia vào cơng thức tổ thành ở tầng này là: 0,7 sau sau + 0,5 Bứa + 0,5 Nhựa ruồi + 0,7 Trám chim + 0,5 thị + 0,7 Ba soi + 0,5 Mắt trâu.
Hệ số tổ thành của các loài tầng trên thường cao hơn tầng cây TSTN, do mật độ cây ở tầng cao ít hơn.
Tóm lại:
+ Ngay từ giai đoạn đầu phục hồi cho tới khi hình thành rừng, q trình TS ln luôn diễn ra mạnh mẽ. Thành phần loài cây TS thay đổi theo thời gian phục hồi thể hiện sự thay thế dần các loài cây ứa sáng bằng một số lồi cây chịu bóng thời gian đầu và có đời sống dài, chính những lồi này sẽ tham gia vào tổ thành cây tầng cao của rừng như: Kháo (Machilus sp), Trám
(Canariumparvum), Dẻ gai (Captanopsis indica)....
+ Số lượng cây gỗ TS có giá trị kinh tế thường có hệ số tổ thành thấp, điều này chứng tỏ cây bụi và thảm tươi nhiều sẽ tạo tiền đề cho quá trình phục hồi thành rừng tốt hơn.
4.3.2. Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng tái sinh
Khả năng tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Khả năng tái sinh phản ánh mức độ thuận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mần hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con.
Bảng 4.9. Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng cây TSTN trong các kiểu thảm Các điểm
nghiên cứu Mật độ ( N/cây)
Nguồngốc (%) Phẩm chất ( %) Hạt Chồi Tốt Trung bình Xấu TCB thấp sau NR 5195±316 89,64 10,36 50,26 36,32 13,94 TCB cao sau TR không thành 1550±34 80,45 19,55 40,62 28,45 30,93 TCB cao sau NR 3906±104 87,73 12,27 63,81 27,63 8,56 TCB cao sau KTK 3594±118 80,24 19,76 60,86 27,40 13,74
Mật độ: Mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi rừng, có số lượng cá thể lớn nhất ở TCB thấp sau NR (phục hồi: 2-3 năm; mật độ: 5.195 ±316 cây/ha), TCB cao sau TP không thành do điều kiện phát triển trên đất bị thối hóa nặng nên có mật độ thấp nhất (1.550 ±34 cây/ha). Theo Đình Hữu Khánh (2004) [15], để tạo thành rừng tối thiểu phải có tái sinh ít nhất 500 cây gỗ tái sinh/ha, có chiều cao> 1,5m. Như vậy, các kiểu thảm trên nếu được khoanh nuôi tự nhiên, xúc tiến tái sinh, quản lý bảo vệ tốt thì triển vọng thành rừng trong tương lai cao. Tuy nhiên, nghiên cứu về tái sinh nếu chỉ căn cứ vào các con số định lượng cây gỗ tái sinh thì chưa đủ.
Nguồn gốc cây tái sinh: Có 2 hình thức TS từ hạt và TS từ chối. Trong
đó, TS từ hạt chiếm tỷ lệ cao hơn, dao động trong khoảng 80,24% đến 89,64%. Khả năng TS từ hạt trên đất sau NR cao hơn trên đất sau TR không thành và KTK. Theo Phạm Ngọc Thường (2003) [37], trong cùng một lồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn cây chồi. Số liệu trên cho phép chúng ta đánh giá khả quan triển vọng của rừng được phục hồi từ các thảm thực vật này.
Phẩm chất tái sinh: Trong 3 trạng thái TCB thấp sau NR, cây bụi cao
sau NR, cây bụi cao sau KTK có phẩm chất tái sinh cao hơn, phần lớn là cây có phẩm chất tốt và trung bình (tỷ lệ cây tốt dao động trong khoảng 50,26% đến 63,81% cây trung bình từ 27,40% đến 36,32%. Riêng thảm cây bụi cao sau trồng rừng khơng thành có tỷ lệ cây tốt chỉ là 40,62 và tỷ lệ cây có phẩm chất xấu cao 30,93%. Nhìn chung do thành phần tái sinh chủ yếu là cây bụi và cây gỗ nhỏ nên chất lượng của lớp cây tái sinh khơng cao.
Dùng chương trình ANOVA (phần mềm Dataanalysis – Excel) để đánh giá chất lượng TS của 4 kiểu thảm (kiểm tra độ thuần nhất giữa các trạng thái). Kết quả cho thấy F thực tế = 27,80 > 3,89 (F lý thuyết).Điều này chứng tỏ, chất lượng cây TS ở các kiểu thảm trên là khơng thuần nhất. Vì vậy, mỗi một kiểu thảm nếu được khoanh ni TS cần có sự tác động khác nhau để thúc đẩy quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng TS.
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1991) [19], ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tái sinh của thực vật. Nhìn chung, tất cả các điểm nghiên cứu trên đều có chế độ ánh sáng tương đối tốt, đây là điểm thuận lợi cho sự TS của cây. Nếu giữa các trạng thái có sự khác nhau về mật độ, phẩm chất, nguồn giống thì chứng tỏ quá trình TS cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa: độ che phủ, mức độ thối hóa của đất, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong tầng cây cao…
4.3.3. Sự phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Kết quả điều tra cho thấy chỉ tiêu về phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao (8 cấp chiều cao) của các điểm nghiên cứu rất khác nhau).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.10. Sự phân bố mật độ TSTN theo cấp chiều cao trong các kiểu thảm Trạng thái
TTV
Tỷ lệ (%) TSTN theo các cấp chiều cao Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp VIII TCB thấp sau NR 48,74 18,82 12,85 10,36 5,13 3,47 0,82 TCB cao sau TR không thành 25,76 5,68 8,92 12,05 14,34 20,0 8,57 5,68 TCB cao sau NR 30,82 7,86 5,73 10,0 12,56 14,82 8,06 12,02 TCB cao sau KTK 34,46 10,25 3,81 6,04 8,32 13,82 16,64 10,07 0 10 20 30 40 50 60
Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI Cấp VII Cấp VIII
TCB thấp sau NR TCB cao sau TR không thành TCB cao sau NR TCB cao sau KTK Tỷ lệ (%) Cấp chiều cao cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua số liệu trong bảng và đồ thị biểu diễn tỷ lệ cây TSTN theo cấp chiều cao trong từng kiểu thảm, chúng tơi có một số nhận xét sau:
Tất cả 4 kiểu thảm nghiên cứu đều có tỷ lệ cây TSTN ở cấp I cao nhất rồi giảm mạnh ở cấp II, sau đó sẽ thay đổi ở các cấp sau, mức độ thay đổi tùy vào từng kiểu thảm. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: cây mạ (cây con có chiều cao < 20 cm) thường có mật độ rất lớn, chúng sinh trưởng nhờ chất dự trữ trong hạt hoặc trong cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, chúng chưa tổng hợp được chất hữu cơ, nên ở giai đoạn này chế độ ánh sáng, thổ nhưỡng ít ảnh hưởng đến cây mạ. Khi sử dụng hết chất dự trữ trong hạt và phát triển thành cây con thì chúng phải tự tổng hợp chất hữu cơ bằng quang hợp. Giai đoạn này, nhu cầu ánh sáng của cây con tăng lên nhưng chiều cao của cây con còn thấp. Độ che phủ của tán rừng và tầng thảm tươi, cây bụi đã ảnh hưởng xấu đến việc đồng hóa cacbon nên chúng dễ bị chết hàng loạt.
+ TCB thấp sau NR có thời gian phục hồi 2 - 3 năm, chiều cao cây TSTN chia thành 7 cấp (cấp I đến cấp VII). Đồ thị biểu hiện là một hàm giảm liên tục từ cấp I đến cấp VII hay phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng phân bố giảm. Chứng tỏ trong giai đoạn này TTV có sự tích lũy của lớp cây bụi
+ TCB cao sau TR không thành, sau nương rẫy và sau khai thác kiệt, đồ thị đều có dạng 1 đỉnh (tức là đạt giá trị cao nhất ở một cấp chiều cao nào đó) và đỉnh có xu hướng lệch phải (giá trị cao nhất thay đổi theo cấp chiều cao tăng lên) khi thời gian phục hồi của thảm tăng lên. Cụ thể: TCB cao sau TR khơng thành và sau NR có tỷ lệ cây TSTN cao nhất ở cấp VI, TCB cao sau KTK có tỷ lệ cây TSTN cũng cao nhất ở cấpVI.
4.3.4. Phân bố cây TSTN theo mặt đất (theo mặt phẳng nằm ngang)
Nghiên cứu phân bố cây TSTN theo mặt đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá lợi dụng khả năng TSTN để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đất phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, khơng gian dinh dưỡng và nguồn gieo giống tự nhiên. Chính vì vậy, nghiên cứu TSTN theo mặt đất là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy TS theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.