Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành và thảm cây bụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 57 - 58)

cao sau nƣơng rẫy

Như phần trước chúng tôi đã nói, đây là 2 trạng thái có cùng thời gian phục hồi (5- 6 năm) cùng chịu ảnh hưởng chung của điều kiện tự nhiên nhưng ở 2 vị trí có khác nhau về lý tính của đất và nguồn gieo giống nên thành phần dạng sống cũng khác nhau.

+ So sánh nhóm dạng sống: TCB cao sau TR không thành chỉ có 3 nhóm dạng sống chính: Nhóm cây chồi trên đất (Ph); Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch); nhóm cây chồi ẩn (Cr). TCB cao sau NR có đủ 5 nhóm dạng sống cơ bản: Nhóm cây chồi trên đất (Ph); Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch); Nhóm cây chồi nửa ẩn (He); Nhóm cây chồi ẩn (Cr); Nhóm cây sống 1 năm (Th)

+ So sánh kiểu dạng sống: 2 trạng thái TCB đều không có kiểu dạng sống cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) nhưng TCB cao sau NR có sự xuất hiện của kiểu dạng sống cây có chồi trên thân thảo (Hp) chỉ 1 loài (1,16% tổng số loài ).

+ So sánh số loài phân bố trong nhóm dạng sống: Số loài trong Nhóm cây chồi trên đất (Ph) của kiểu TCB cao sau TR không thành là 24 loài ít hơn nhiều so với TCB cao sau NR 58 loài, nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn 88,89% tổng số loài của điểm nghiên cứu đó. Hay nói cách khác, trong trạng thái phục hồi này hầu như chỉ có sự xuất hiện của kiểu dạng sống Mi, MM, Na và Lp. Theo chúng tôi, mặc dù điều kiện ánh sáng ở tầng trên rất thuận lợi nhưng do thảm tươi của TCB sau TR không thành bị che phủ gần như hoàn toàn của thảm cỏ (Guột – Cr) nên chế độ ánh sáng ở phía dưới của lớp thảm tươi rất yếu, đồng thời có những loài không cạnh tranh được với thảm cỏ nên đã bị tiêu diệt ngay từ khi bắt đầu phát triển, dẫn đến làm giảm sự có mặt của các nhóm dạng sống khác và số loài trong mỗi nhóm dạng sống. Duy nhất chỉ có 1 loài thuộc nhóm cây có chồi sát mặt đất (Ch): Cỏ lào (Eupatorium

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

odoratum) phát triển ở đây và không thấy xuất hiện loài nào của nhóm dạng

sống cây sống 1 năm (Th).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph): các loài thuộc nhóm dạng sống này của 2 kiểu thảm trên là những loài tiên phong, ưa sáng, có khả năng chịu hạn, thời gian sống ngắn: Thầu tấu, Lành ngạnh, Ba soi, Muối, Bứa, Màng tang…Sự xuất hiện của những loài cây tạo tiền đề cho những loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng tán rừng phát triển tốt.

+ Ngoài ra, kiểu thảm cây bụi cao sau nương rẫy có số loài thuộc các nhóm dạng sống: Cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr) và cây sống 1 năm (Th) tương đối lớn từ 4-9 loài (chiếm 4,65%-10,47% tổng số loài của kiểu thảm này). Chứng tỏ đây là vị trí đang thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, với các yếu tố sinh thái thích hợp như: cường độ ánh sáng mạnh do độ tàn che vẫn còn thấp (k < 0,2 ), đất thoái hóa nhẹ, độ dốc nhỏ, độ ẩm cao, nguồn gieo giống gần, ít bị phá hoại của người và gia súc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)