Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 46)

Thông tin mà chúng tôi thu thập được về nguồn gốc hình thành nên thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành như sau: Sau khi khai thác kiệt để trồng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniane) và Thông nhựa (P. Merhusii) nhưng không thành, dần dần đất bị bỏ hoang hóa, không co biện pháp bảo vệ, độ phì của đất giảm mạnh, đất bị bào mòn rửa trôi tạo nên sự kết dính chặt, nhiều nơi đã bị xói mòn, trơ sỏi đá. Chính vì vậy mà kiểu thảm có đặc điểm khác biệt, nổi bật nhất so với 4 trạng thái khác về thành phần loài của thảm tươi. Độ che phủ thảm tươi khoảng 90%, nhưng thành phần thực vật tạo nên hầu như chỉ có 1 loài dương xỉ duy nhất là Guột (Dicranopteris dichotoma -

họ Guột Gleichenie ceae - đây là một trong những loài chỉ thị cho những loại đất khô, chua, bị rửa trôi nhiều). Ngoài ra, thỉnh thoảng gặp một vài loài dây leo của các họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Táo (Rhamnaceae), họ Hoa

hồng (Rosaceae) như: Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Dây đòn kẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện trạng thảm cây bụi là sự kết hợp cây trồng còn sót lại không nhiều và cây gỗ tái sinh đang phát triển. Tuy thời gian phục hồi 5-6 năm, nhưng thành phần cây gỗ cũng rất nghèo nàn có 17 loài thuộc 9 họ. Cây tiên phong, ưa sáng, thích hợp với loại đất bị thoái hóa chiếm ưu thế trong điểm nghiên cứu. Những loài có tần suất gặp nhiều: Muối (Rhus chinensis), Lành ngạnh lá nhỏ (Cratoxylum pruniflorum), Ba soi (Macaranga denticulata), Me rừng

(Phyllanthus emblica), Kháo (Machilus sp.), Vỏ dụt (Hymenodictyon

oriense), Hoắc quang (Wendlandia paniculata)...Ngoài ra, còn gặp các họ như: họ Na (Annonaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Cam (Rutaceae)…

Cây bụi vượt khỏi tầng thảm tươi của Guột, có mật độ nhiều nhất Sim (Rhodomyrtus tomentosa), tiếp đến Sầm núi (Memecylon scutellatum), Ba chạc (Euodia lepta), thỉnh thoảng gặp một vài cá thể Mua thường (Melastomanormale). Những loài cây bụi trên đều có đặc tính sinh học thích nghi sinh trưởng và phát triển trên đất thoái hóa và duy nhất trong điểm nghiên cứu này chúng tôi gặp Sầm núi.

Loài ưu thế: Guột (Dicranopteris dichotoma) + Thầu tấu (Aporoza dioica) + Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) + Me rừng (Phyllanthus emblica) + Hoắc quang (Wendlandia paniculata).

Nhìn chung, thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành có thành phần loài nghèo nàn cả về số lượng và mật độ. Nguyên nhân, do cây gỗ TSTN không cạnh tranh được với thảm cỏ (Guột ) và nếu có thì sức sống không cao, chủ yếu các loài cây chịu hạn.

4.2.2.3. Thảm cây bụi cao sau nƣơng rẫy

Điểm nghiên cứu có điều kiện lập địa hoàn toàn giống với thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, chỉ khác nhau về thời gian đất bỏ hoang hóa.

Trạng thái này có thời gian phục hồi tự nhiên khoảng 5 - 6 năm, TTV có thành phần phong phú và đa dạng với 86 loài thuộc 78 chi và 45 họ của 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngành thực vật bậc cao có mạch. Nhưng họ có số loài góp mặt nhiều nhất: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não

(Lauraceae), họ Trôm (Sterculiaceae),...

Thành phần cây gỗ phong phú với 31 loài thuộc 22 họ. Ngoài những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng giống với kiểu thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, chúng tôi còn thấy thêm nhiều loài cây gỗ tiên phong, cây có sức sinh trưởng mạnh và có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng cây gỗ sau: Ba soi

(Macaranga denticulata), Nhựa ruồi (Ilex viridis), Trám trắng (Canarium album), Nhội (Bischofia javanica), Bời lời vòng (Litsea verticillat), Găng gai

(Randiaspinosa), Re gừng (Cinnamomum bejolghota), Kháo (Machilus sp.),

Đẹn ba lá (Vitex quinata) Trâm lá chụm ba (Sizygium formosum), Lọ nghẹ

(Olea dioica), Huđen (Commersonia bartramia), Bứa (Garcinia

oblongifolia)...

Nhóm cây bụi với 15 loài thuộc 13 họ, loài có số lượng nhiều nhất Ba chạc (Euodia lepta), tiếp đến Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum), Ké lá hình thoi (Triumfetta rhomboidea), Vai trắng (Daphniphyllum

calycium)...Ké lá hình thoi (Triumfetta rhomboidea), Vai trắng

(Daphniphyllum calycium)...Một số loài Mua thường, Vú bò lá nguyên, Tháu kín hoa đỏ xuất hiện trong TCB thấp sau NR, giảm hẳn ở đây.

Độ che phủ của thảm tươi khoảng 56% với thành phần cây thân thảo cũng rất đa dạng, chủ yếu thuộc về các họ sau: họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ

(Poaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thài lài (Commelinaceae) như cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ chỉ

(Eriachnechinensis), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lách (Saccharum

spontaneum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pressa)...Bên cạnh đó còn phải kể đến các loài dây leo trong họ Nho

(Vittaceae), họ Bàng (Combretaceae).

Loài ưu thế: Ba chạc (Euodia lepta) + Bời lời vòng (Litsea verticillata)+Ba soi ( Macaranga denticulata ) + Kháo ( Machilus sp).

Nếu so sánh với TCB cao sau TR không thành (cùng độ tuổi phục hồi 5-6 năm) thì TCB cao sau NR có thành phần loài phong phú và đa dạng hơn do có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho TTV phát triển.

4.2.2.4. Thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt

Toàn cảnh của khu vực nghiên cứu có hiện trạng phục hồi rừng tương đối tốt, xung quanh khu vực nghiên cứu phần lớn là rừng non. Đất ở đây có mức độ thoái hóa trung bình, độ dốc, sau khi bị khai thác kiệt, rồi bị bỏ hoang hóa 7-8 năm đã hình thành nên thảm cây bụi cao. Thành phần thực vật phong phú, 72 loài thuộc 68 chi và 44 họ.

Thực vật cây gỗ tiên phong, ưa sáng có 31 loài thuộc 25 họ, với thành phần loài gần tương tự với TCB cao sau NR như: Muối, Na rừng, Bồ cu vẽ, Ba soi, Me rừng, Bộp lông, Hoắc quang, Nhựa ruồi, Lành ngạnh, Nhội, Găng gai, Bứa… , chúng tôi còn gặp thêm một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường được phân bố ở tầng cây gỗ khi thành rừng: Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mức trâu (Wrightia pubescens), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám chim (Canarium parvum), Thị ( Diospyros sp.), Sòi tía (Sapium

discolor), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Hậu phát (Cinnamomum

iners), Re xanh (C.tonkinensis), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Cứt ngựa

(Archidendron balansae), Chè vằng (Jasminum subtriplinerve)....Duy nhất trong kiểu thảm này có họ Dung (Symplocaceae): 1 loài Dung lá thon

(Symplocos lancifolia); họ Ngát (Ulmaceae) có 2 loài: Ngát (Gironniera subaequalis) và Hu đay (orientalis).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thành phần cây bụi ít về số loài, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu là Mua, nhưng có tới 3 loài Mua xuất hiện ở đây: Mua thường

(Melastoma normale), Mua bà (M, sanguineum), Mua tép (Osbeckia

chinensis)

Họ Cà phê (Rubiaceae), 2 loài Lấu: Lấu bà (Psychotria balansae) Lấu (P. Silvestris); họ Trôm (Sterculiace)...tuy nhiên số cá thể không nhiều, giảm hẳn so với 3 kiểu thảm trên.

Độ che phủ của thảm tươi khoảng 17 % thành phần cây thảo nghèo nàn, phần lớn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae) họ Cúc (Asteraceae) họ Cỏ roi ngựa

(Verbennaceae), họ Táo (Rhamnaceae)...vài loài Thông đất và Dương xỉ như: Thạch tùng sóng (Huperzia carinata), Bòng bong (Lygodium flexuosum, L, japonicum).

Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Trám chim

(Canarium parvum) + Sòi tía (Sapium discolor) + Dẻ gai (Castanopsis indica).

Nhận xét chung về các thảm cây bụi

Các điểm nghiên cứu trên có thành phần loài phong phú và đa dạng. Thông tin về thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm đã nói lên hiện trạng và giai đoạn đang phục hồi của nó. Điểm chung cho tất cả các trạng thái nghiên cứu TTV: cùng một điều kiện lập địa, đất bị bỏ hoang nhưng còn nguồn gieo giống.

Điểm khác biệt: Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên của mỗi một trạng thái thì có sự khác biệt rõ ràng giữa TCB thấp sau NR, 3 trạng thái còn lại. Số loài thực vật tăng theo thời gian (sau 2 - 3 năm: 58 loài nhưng sau 5 - 6 năm: 87 loài và số loài cây gỗ cũng tăng dần theo tuổi phục hồi (2 - 3 năm: 9 loài; sau 7 - 8 năm: 31 loài).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đối với TCB thấp sau NR: thường có sự chiếm lĩnh và cư trú của các loài thực vật tiên phong thân cỏ. Chúng tạo thành một quần thể thực vật phong phú về số lượng loài, đó là những cây ưa sáng, đời sống ngắn, vòng đời của chúng thường là 1 năm, một mùa hoặc vài tháng. Lớp cây cỏ chiếm ưu thế này làm nền cho các cây bụi, cây gỗ tái sinh khác phát triển.

+ Đối với TCB cao sau TR không thành, NR và KTK: quần hệ này thường có sự hỗn hợp giữa cây tiên phong ưa sáng, có giá trị gỗ không cao với những loài cây chịu bóng, có giá trị kinh tế. Cây bụi và cây gỗ càng lớn lên thì loài cây thân cỏ bị loại dần do thiếu ánh sáng.

+ Trong cùng một điều kiện lập địa nhưng mỗi kiểu thảm lại có sự phân bố khác nhau về thành phần loài, chứng tỏ hiện trạng TTV bị chi phối mạnh bởi lý tính của đất như: độ dốc, độ xói mòn, độ kết dính, độ ẩm, thành phần cơ giới đất....Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nguồn gieo giống xung quanh, khả năng tái sinh.

Ngoài ra, mọi thành phần thực vật từ địa y, dương xỉ, cây bụi đến cây gỗ tái sinh đều có vai trò dụng riêng để tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình phục hồi TTV rừng. Tương ứng với mỗi điều kiện lập địa có các nhóm thực vật chỉ thị phản ánh hoàn cảnh hiện tại và tác động của con người trong quá khứ.

4.2.3. Dạng sống thực vật

Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bất kỳ hệ thực vật nào là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Cho nên, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phần thống kê này, chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, có sửa đổi): vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng, gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản.

1. Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) – Ph 2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamerophytes) – Ch 3. Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - He 4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes) – Cr

5. Cây sống 1 năm (Therophytes) – Th

Trong nhóm cây chồi trên đất (Ph) có các nhóm phụ sau:

+ Cây có chồi trên đất lớn và vừa (cao >8 m) (Megaphane’rophytes và Mesophane’rophytes) – MM

+ Cây có chồi nhỏ trên đất (cao 2 – 8 m) (Microphane’rophytes) - Mi + Cây có chồi lùn trên đất (cao 0,25 – 2m) (Nanophane’rophytes) - Na + Cây có chồi trên leo cuốn (Lianes – phne’rophytes) – Lp

+ Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Epiphytes- phane’rophytes)-Ep

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.5. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV Các kiểu dạng sống TCB thấp sau NR TCB cao sau TR không thành TCB cao sau NR TCB cao sau KTK Tính chung cho tất cả các trạng thái TCB Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1. Cây có chồi trên đất (Ph) 34 58,62 24 88,89 58 67,44 52 72,22 122 75,31 + Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM) 1 1,72 2 7,41 5 5,81 8 11,11 20 12,35 + Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) 8 13,79 15 55,56 27 31,4 23 31,94 59 36,42 + Cây có chồi lùn trên đất (Na) 11 18,97 4 14,81 16 18,6 11 15,28 23 14,20 + Cây có

chồi trên leo cuốn (Lp) 12 20,67 3 11,11 9 10,47 8 11,11 17 10,50 + Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 1 1,72 0 0 0 0 2 2,78 2 1,23 + Cây có chồi trên thân thảo (Hp) 1 1,72 0 0 1 1,16 0 0 1 0,61 2. Cây có chồi sát mặt đất (Ch) 4 6,90 1 3,70 9 10,47 3 4,17 10 6,17 3. Cây có chồi nửa ẩn (He) 8 13,79 0 0 7 8,14 6 8,33 11 6,79 4. Cây chồi ẩn (Cr) 5 8,62 2 7,41 4 4,65 5 6,95 9 5,56 5. Cây sống 1 năm (Th) 7 12,07 0 0 8 9,30 6 8,33 10 6,17 Tổng cộng 58 100 27 100 86 100 72 100 162 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các điểm nghiên cứu trên, có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhất 122 loài (chiếm 75,31% tổng số loài của toàn hệ thực vật). Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, khoảng từ 5,56 - 6,79% tổng số loài: có 10 cây chồi sát mặt đất (Ch), chiếm 6,17% tổng số loài; 11 cây chồi nửa ẩn (He) (6,79%); 9 cây chồi ẩn (Cr) (5,56%); 10 cây sống 1 năm (Th) (6,17%). Như vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới - Ph) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc - Ch, He, Cr, Th). Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm: SB = 75,31 Ph + 6,17 Ch + 6,79 He + 5,56 Cr + 6,17 Th 75.31 6.17 6.79 5.56 6.17 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch He Cr Th Tỷ lệ % Nhóm dạng sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy thời gian phục hồi của mỗi trạng thái nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm cây chồi trên đất (Ph) trong mỗi kiểu thảm vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm dạng sống thực vật. Kiểu dạng sống cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) chiếm tỷ trọng rất lớn (36,42% trong các kiểu dạng sống của nhóm Ph, chứng tỏ giai đoạn thảm cây bụi các dạng cây gỗ nhỏ rất thích hợp sinh trưởng và phát triển. 12.35 36.42 14.2 10.5 1.23 0.61 0 5 10 15 20 25 30 35 40 MM Mi Na Lp Ep Hp

Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các nhóm dạng sống thực vật, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi sống của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu.

Tỷ lệ (%)

Kiểu dạng sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.3.1. Thảm cây bụi thấp sau nƣơng rẫy

Trong trạng thái này nhóm cây có chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế hơn với 34 loài chiếm 58,62% tổng số loài có mặt trong kiểu thảm. Tiếp đến là cây chồi leo cuốn (Lp) có 12 loài, chủ yếu các loài: Dây gắm, Bìm bìm hoa trắng, chạc chìu, Dây sống rắn, Rút rế, Dây đòn kẻ cắp, Ngấy hương… Cây chồi lùn trên đất (Na) có 11 loài: Gối hạc trắng, Mua thường, Vú bò lá nguyên, Trọng đũa, Dây vằng trắng, Bướm bạc, Tháu kén hoa đực, Ké lá hình thoi…Cây chồi nhỏ trên đất (Mi) có 8 loài, là cây tiên phong, ưu sáng: Muối,Thầu tấu, Na rừng, Sừng dê, Đồng, Kháo…Trong khi đó kiểu dạng sống cây chồi trên đất nhỡ và lớn (MM), cây chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep), cây chồi trên thân thảo (Hp) có số loài rất ít (chỉ 1 loài, chiếm 1,72 % tổng số loài thực vật của trạng thái.

Các nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch) nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây sống 1 năm (Th) có số loài cao tương đối cao so với 4 điểm nghiên cứu còn lại (4,8,5,7 loài, dao động trong khoảng 6,90- 13,79% tổng số loài).Tập trung vào các họ: họ Mía dò (Costaceae), họ Cỏ

(Poaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Guột (Gleichenieceae), họ Bòng bong (Schizeaceae), họThài lài (Commelinaceae), họ Dền (Amarantaceae),

họ Đậu (Fabaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae). Sự xuất hiện của nhiều cây sống 1 năm, sống ẩn và nửa ẩn cho thấy thảm thực vật ở đây chắc chắn có cấu trúc tầng thứ đơn giản, có khá nhiều khoảng trống và ở đó cường độ ánh sáng cao, làm xuất hiện nhiều loài thích hợp với vòng đời 1 năm hoặc lối sống ẩn, nửa ẩn để tồn tại qua mùa bất lợi do hệ sinh thái ở khu vực này, không đủ điều kiện đảm bảo duy trì được cấu trúc (cả không gian và thành phần) vì chưa đạt được cấu trúc bền vững cần thiết (cấu trúc phân tầng phức tạp đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng nhiệt đới).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.3.2. Thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành và thảm cây bụi cao sau nƣơng rẫy cao sau nƣơng rẫy

Như phần trước chúng tôi đã nói, đây là 2 trạng thái có cùng thời gian phục hồi (5- 6 năm) cùng chịu ảnh hưởng chung của điều kiện tự nhiên nhưng ở 2 vị trí có khác nhau về lý tính của đất và nguồn gieo giống nên thành phần

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại sóc sơn - hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)