Giải pháp đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 77)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp giao dịch ngoại tệ trong thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ. Như vậy nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM trong tiến trình hội nhập là rất lớn.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế cần đa dạng hóa các loại ngoại tệ, đây là một cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động ngoại hối của ngân hàng. Việc đầu cơ chỉ một số ít loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết được hậu quả.

Cần xây dựng chiến lược kinh doanh ngoại tệ trong từng giai đoạn cụ thể vì ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Chẳng hạn nếu ngân hàng huy động được một lượng ngoại tệ lớn thì ngân hàng sẽ phải định kế hoạch đầu tư số ngoại tệ này tương ứng với thời hạn huy động.

Để hạn chế rủi ro ngoại hối, có thể áp dụng giải pháp cho vay bằng loại ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại ngoại tệ khác ổn định hơn với tỷ giá đã được ấn định trước trong hoạt động tín dụng.

Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lí và linh hoạt. Điều này có nghĩa là tùy vào tình hình thị trường của các nước cũng như đơn vị tiền tệ của nước đó để đưa ra được kế hoạch đầu tư sao cho hợp lý và hiệu quả.

của từng loại ngoại tệ vào cuối ngày giao dịch. Ngân hàng có thể so sánh trạng thái ngoại hối với vốn tự có, hoặc với tổng tài sản có. Với giải pháp này, ngân hàng sẽ xác định được mức lỗ có thể xảy ra và giới hạn nó trong khả năng chịu đựng rủi ro tối đa của ngân hàng. Ngoài ra, biện pháp này còn nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn rằng lỗ về tỷ giá không làm nguy hại đáng kể đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Đối với các ngoại tệ dễ biến động về tỷ giá và khó chuyển đổi, ngân hàng nên duy trì trạng thái ngoại hối thuần thấp hơn so với các ngoại tệ ổn định và dễ chuyển đổi.

Từ các nghiệp vụ vốn có của hầu hết các NHTM là hoạt động huy động vốn và cho vay, các nhà quản trị ngân hàng phải cơ cấu các khoản cho vay và huy động vốn ngoại tệ một cách sáng suốt, hợp lí, có kết hợp với việc nghiên cứu sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế.

Ngân hàng cần hoàn thiện và phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh, đó là các hợp đồng kì hạn, quyền chọn, hoán đổi... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trên, ngân hàng cần trích lập một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về kinh doanh ngoại tệ, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với trạng thái giao dịch mở, nghĩa là khi trạng thái ngoại tệ không cân bằng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 77)