Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 31)

Thứ nhất: Bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập

Bộ phận quản trị rủi ro độc lập là điều kiện cần đế thực hiện các nội dung và quy trình, quản trị rủi ro như đã trình bày trên đây một cách khách quan và hiệu quả. Hơn nữa, ngoài khả năng hoạt động độc lập, bộ phận này còn bao gồm cả những cán bộ được đào tạo cơ bản vừa có chuyên môn và kinh nghiệm về rủi ro vừa có khả năng ứng dụng các công cụ toán học, tin học và công nghệ kinh doanh ngân hàng hiện đại vào việc nhận biết và xác định một cách chính xác đầy đủ kịp thời các loại rủi ro có thế phát sinh, xây dựng các mô hình phân tích và đánh giá chính xác mức độ rủi ro. Trên cơ sở đó mới có thể khuyến cáo ban lãnh đạo ngân hàng và các bộ phận chức năng khác lựa chọn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cũng như các biện pháp

kiểm soát phù hợp. Tại nhiều NHTM hoạt động quản trị rủi ro đã được thiết lập song lại do chính những cán bộ đó chịu trách nhiệm quản trị rủi ro, cho nên tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” là khó tránh khỏi. Để đạt doanh số cho vay cao trong hoạt động, đặc biệt trong trường hợp khoán lương, một số loại rủi ro tiềm ẩn có thể bị xem nhẹ hoặc dễ dàng bỏ qua một cách rất chủ quan để đạt mức khoán và lương cao. Điều này cho thấy không thể đánh giá một ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro cao khi vắng thiếu bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập. Biện pháp đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo chỉ tiêu này thông thường là xây dựng thang chấm điểm cho các yếu tố cấu thành của bộ phận chức năng quản trị rủi ro và mức độ khách quan độc lập

Thứ hai: chiến lược kinh doanh và lựa chọn rủi ro của ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh được cụ thể hóa bằng các chính sách, kế hoạch, mục tiêu, định hướng và các văn bản khác có liên quan của ngân hàng. Thông qua văn bản này chúng ta có thể đánh giá về tính tích cực chủ động trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng vài thái độ của ngân hàng với rủi ro. Một NHTM với năng lực quản trị rủi ro yếu kém sẽ luôn tập trung vào những hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ và khách hàng truyền thống. Việc lựa chọn hoạt động kinh doanh và khách hàng sẽ theo những nguyên tắc nhất định thường là an toàn hàng đầu, do vậy quy mô sẽ hạn chế, mức dự phòng và dự trữ rất cao để mong được an toàn nhưng lại lãng phí và kém hiệu quả do vậy kết cục thực tế lại là không an toàn. Trái lại, ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro cao sẽ luôn hướng tới những hoạt động kinh doanh đa dạng, sáng tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi đối tượng và cung cấp “trọn gói” các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, cho nên rủi ro lại là thấp.

Để đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo tiêu thức này, chúng ta cần xem xét đến tiêu thức nội dung, tính đa dạng của chiến lược kinh doanh và quan điểm của ngân hàng đối với rủi ro như: “sợ hãi né tránh”, “chủ động chấp

nhận” hay quan điểm khác vv. Ngoài ra một chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro tốt không chỉ dừng lại ở nội dung mà còn khả năng thực hiện, điều có nghĩa là tất cả cán bộ công nhân viên của ngân hàng đều phải thấm nhuần về quan điểm và cùng chung ý chí đối với quản trị rủi ro. Cách tốt nhất để đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo chỉ tiêu này cũng là thiết lập bảng hỏi và chấm điểm.

Thứ ba: khả năng thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro

Kiểm soát rủi ro để hạn chế tổn thất ở một mức độ nhất định nhỏ hơn thu nhập kỳ vọng hay khả năng chịu đựng của ngân hàng. Điều có thể thấy rõ ràng là việc nhận biết và xác định, phân tích và đánh giá chính xác về phạm vi và mức độ rủi ro của bộ phận quản trị rủi ro nói trên chỉ thực sự có ý nghĩa khi NHTM có đủ khả năng tiến hành những biện pháp để quản lý và kiểm soát rủi ro. Mỗi loại rủi ro cần có những biện pháp và nghiệp vụ kiểm soát riêng, do vậy để đánh giá năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chí này cần phải thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà ngân hàng đã áp dụng để kiêm soát rủi ro trên từng mặt hoạt động kinh doanh tức là phải bao gồm: các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Cụ thể khả năng thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro được thể hiện thông qua các chỉ tiêu bao gồm:

- Khả năng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để triệt tiêu rủi ro thị trường, hoán đổi các hợp đồng tín dụng.

- Khả năng kiểm soát và chuyển đổi kỳ hạn của các khoản mục nguồn vốn và tài sản, trên cơ sở đó xác định chính xác cầu thanh khoản của khách hàng và khả năng thanh toán của ngân hàng.

- Khả năng quản trị, điều hành và vận hành tác nghiệp của ngân hàng, tính hợp lý trong bố trí lao động, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc cũng như quy trình luân chuyển của chứng từ, thủ tục hành chính để hạn chế rủi ro

tác nghiệp.

- Tương tự như hai nhóm chỉ tiêu trên, để đánh giá năng lực quản trị rủi ro của NHTM qua nhóm chỉ tiêu này chúng ta cần phải thiết lập một bảng câu hỏi về các nội dung bao gồm các loại rủi ro và các biện pháp kiểm soát rồi áp dụng thang điểm cho mỗi biện pháp cụ thể. Ngân hàng nhận được nhiều điểm thì càng được đánh giá là có năng lực quản trị rủi ro cao.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)