Đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 40)

2.3.1.1. Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng: - Tình hình huy động vốn:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn VIB Cầu Giấy

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng tài sản Tổng huy động vốn

2009 789,488 748,015

2010 950,456 900,535

2011 974,765 923,591

Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP VIB

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tổng tài sản và tổng huy động vốn của chi nhánh nhìn chung tăng dần qua các năm. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2010 với tỷ lệ tổng tài sản và huy động vốn là 20,4%. Tuy nhiên bước sang năm 2011 tốc độ tăng trưởng chững lại rất nhiều. Nguyên nhân là do chính sách vĩ mô trùng với chủ trương “thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát”. Trong khi đó tín dụng lại là nguồn thu lớn của ngân hàng, là khoản mục đưa tài sản của ngân hàng tăng mạnh. Chính vì vậy tính tới thời điếm cuối năm 2011, tổng tài sản và huy động vốn của chi nhánh vẫn chỉ tăng nhẹ.

- Đối với lãi suất huy động:

Đứng trước sự biến động chung lãi suất, ngân hàng VIB Cầu Giấy đã có sự quan tâm đến sự quản trị rủi ro lãi suất, cụ thể là ngân hàng luôn làm tốt những quy định về tỷ lệ huy động, tỷ lệ cho vay. Bên cạnh đó ngân hàng luôn điêu chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra phù hợp với biến động của thị trường. Trong vòng ba năm qua, ngân hàng đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy tính, hệ thống phần mềm tin học phục vụ cho nguồn vốn, nơi quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Không những thế, công tác quản trị nguồn vốn và tài sản của ngân hàng không ngừng được quan tâm hơn nữa. Và kết quả là ngân hàng luôn duy trì cho mình một cơ cấu hợp lý giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 Nợ ngắn hạn 260,386 373,415 349,129 Nợ trung hạn 76,117 111,467 104,739 Nợ dài hạn 61,823 69,773 40,690 Tổng Long 398,326 554,655 494,558 Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP VIB

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ tín dụng của chi

nhánh tăng trưởng khá mạnh trong năm 2009 và 2010 với mức tăng tương ứng là 32.4%. Tình hình dư nợ tăng mạnh sẽ khiến thu nhập của chi nhánh tăng cao. Nhìn vào cơ cấu tín dụng, ta thấy, tín dụng của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn, dư nợ dài hạn và trung hạn chiếm tỷ lệ 30-40%. Điều này cho thấy trong công tác quản lý tín dụng ngắn hạn sẽ giảm bớt sự tác động biến động của thị trường, dễ dàng hơn so với quản trị rủi ro tín dụng dài hạn.

- Đối với lãi suất cho vay:

Chỉ trong vài tháng lãi suất đã thay đổi rất nhiều, nguyên nhân thay đổi lãi suất do cả khách quan và chủ quan, về khách quan, từ thực trạng mất ổn định kinh tế thế giới: Giá dầu tăng, giá vàng liên tục biến động, chiến tranh, động đất thiên tai trong thời gian qua diễn ra liên tục. Trong thời điểm kinh tế chưa phục hồi, tài chính, ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy bén bởi vậy không tránh khỏi những sự ảnh hưởng, một trong những biểu hiện này là sự mất ổn định trong lãi suất. Đứng ở nguyên nhân chủ quan, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam với phương châm là “the heart of banking” - ngân hàng tận tâm, mục tiêu ngân hàng hướng tới là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, cho dù có phải cộng chi phí cao lên. Và chi phí đó sẽ được san đều về phía khách hàng. Điều đó đã một lần nữa đẩy lãi suất cao lên. Và tạo thành mức lãi suất khá cạnh tranh.

2.3.1.2. Tình hình nợ xấu:

Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ từng ngành

Ngành Tỷ lệ

Ngành thép 0,41%

Ngành lương thực thực phẩm 1,36%

Ngành công nghiệp khai khoáng 1,92%

Ngành công nghiệp sản xuất điện và năng lượng 1,70%

Ngành dịch vụ giao nhận 0,79%

Nhóm sản phẩm nhà đất 2,11%

Kinh doanh BĐS 0,80%

Sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng 1,12%

Vật liệu xây dựng 3,64%

Ngành dệt may 5,38%

Ngành Công nghệ thông tin truyền thông 1,77%

Ngành hóa chất 0,39%

Ngành giấy 25,96%

Ngành công nghiệp sản xuất các phương tiện giao thông vận tải 2,17% Ngành xây dựng 1, 25% Ngành tài chính 1,07% Các hoạt động dịch vụ khác 2,66% Ngành công nghiệp khác 5,23% Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 0,51% Nhóm sản phẩm xe hơi 2,64%

Sản phẩm cho vay cán bộ nhân viên 1,50%

Ngành khác 18,24%

Ngành nông nghiệp 2, 52%

Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP VIB

Bảng trên cho thấy rằng ngành giấy có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ ngành cao nhất 25,96%, tiếp theo đó là các ngành khác ngoài các ngành trên là 18,24%.

Nguyên nhân của tình trạng nợ xấu là do:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam làm gia tăng nợ xấu.

- Lạm phát tăng cao làm tăng chi phí đầu vào của khách hàng, gây khó - khăn cho hoạt động tài chính và khả năng trả nợ.

- Công tác phân tích dự báo còn nhiều hạn chế, nhiều biện pháp xử lý nợ của ngân hàng chưa hiệu quả

- Tình hình quản trị rủi ro tín dụng cũng chưa được hiệu quả. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu ngành hàng/tổng nợ xấu năm 2011

Nguồn: Phòng tín dụng NHTMCP VIB 2.3.1.3. Hệ số an toàn vốn tối thiểu

- Hệ số an toàn vốn tối thiểu: là một thước đo về độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn vấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản của ngân hàng.

Trong đó vốn cấp I bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh toán cao nhất, chủ yếu đề cập đến vốn cổ đông (ví

dụ như: cổ phiếu thường, cổ phiếu không hoàn lại và không tích lũy, lợi nhuận giữ lại). Theo tiêu chuẩn Basel I, vốn cấp II bao gồm : lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung và các công cụ lai giữa nợ và vốnvà các khoản nợ thứ cấp.v.v.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Bảng 2.4. Hệ số an toàn vốn của VIB

Năm 2009 2010 2011

Hệ sô an toàn vốn 11.02 10.04 10.08

Nguồn: Báo cáo tài chính Việt Nam VIB

Với quy mô vốn lớn và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn thông lệ quốc tế như hiện nay, ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB nói chung và VIB Cầu Giấy nói riêng có lợi thế về khả năng tín dụng, tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng gặp rất nhiều thuận lợi, dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động, đổi mới và có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng cùng ngành.

2.3.1.4. Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu định tính

Bộ máy quản trị: chịu trách nhiệm về xây dựng chiến lược dài hạn của ngân hàng, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, phê duyệt và giám sát quá trình thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Ban điều hành: ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng tại hội sở chính, lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch có trách nhiệm hoàn thành mục tiêu lợi nhuận kinh doanh đồng thời có nghĩa vụ thực thi chính sách quản

lý rủi ro tín dụng.

Cán bộ tác nghiệp: Có trách nhiệm nhận biết, đánh giá những rủi ro liên quan và đề xuất biện pháp hành động xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng: Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng và cũng tuân thủ các thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ được giao cho một bộ phận độc lập với đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro. Với mục tiêu trên, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế đã và đang tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, và cơ cấu qụản lý, giám sát rủi ro tín dụng như sau:

- Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng: Để hạn chế tối đa rủi ro do việc tách bạch các chức năng nhiệm vụ của quá trình cấp tín dụng, mô hình tổ chức tín dụng phải được xây dựng theo hướng tách bạch các chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

- Cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro tín dụng: Để có thể quản lý RRTD một cách hệ thống và có hiệu quả, xuất phát từ điều kiện thực tế, ngân hàng đã và đang hoàn thiện bộ máy quản lý và giám sát RRTD theo cơ cấu như sau:

+ Uỷ ban tín dụng : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong bộ máy tín dụng, có chức năng giám sát chất lượng cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống; phê duyệt giới hạn RRTD, chính sách tín dụng, kiểm soát nội bộ và bảo đảm việc tuân thủ những chính sách và quy định này, phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư ngoài trách nhiệm của các cá nhân do Tổng giám đốc giao. Thành phần của Uỷ ban tín dụng gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Ủy ban tín dụng, Tổng giám đốc - Phó chủ tịch thứ nhất, Trưởng khối quản lý tín dụng - Phó chủ tịch thứ hai, các trưởng khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khách hàng doanh nghiệp lớn và đầu tư nước ngoài, khách hàng

cá nhân, và trưởng phòng Tái thẩm định là ủy viên Ủy ban tín dụng.

+ Hội đồng tín dụng: Hội đồng quản trị thông qua bộ máy của mình là Hội đồng quản lý rủi ro có trách nhiệm phê duyệt chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng và giám sát quá trình thực hiện chính sách, Hội đồng quản lý rủi ro được thành lập và trực thuộc hội đồng quản trị, có trách nhiệm báo cáo lên hội đồng quản trị các vấn đề trọng yếu liên quan đến tất cả các loại rủi ro. Hội đồng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm trong việc rà soát và phê duyệt khuôn khổ quản lý rủi ro của ngân hàng quốc tế, bao gồm các chính sách bảo đảm an toàn, các hạn mức rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

+ Khối quản lý tín dụng: Là bộ phận thuộc hội sở chính, có chức năng xây dựng chính sách tín dụng, tái thẩm định tín dụng và quản lý chất lượng tín dụng. Thành phần của khối quản lý tín dụng gồm: Giám đốc khối quản lý tín dụng, Phòng chính sách tín dụng, Phòng giám sát tín dụng, Phòng quản lý tài sản đảm bảo, Phòng Tái thấm định, Phòng xử lý nợ và Phòng quản lý giao dịch tín dụng.

- Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh RRTD thuộc về chủ quan của ngân hàng cho vay trong việc xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy trình thủ tục cho vay thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng đã và đang xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang cho hoạt động tín dụng.

- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp: Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hướng, đạt được những mục tiêu an toàn, hiệu quả tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro. Chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng và thực thi dựa trên những nội dung cơ bản sau:

độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả. Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát. Phù hợp với đặc điểm của tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm của từng đơn vị kinh doanh và phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp. Phân cấp uỷ quyền trên quy mô khoản vay, thời hạn khoản vay và tính phức tạp của khoản vay và các điều kiện đảm bảo.

+ Xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của ngân hàng: Căn cứ vào các phân tích kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế; Căn cứ chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Căn cứ vào các đặc điểm thế mạnh, hạn chế và các nguồn lực hiện có của ngân hàng về vốn, cơ sở vật chất trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng; ngân hàng xem xét quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí: theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo sản phẩm cho vay mũi nhọn; theo vùng, lãnh thổ; theo đối tượng khách hàng.

+ Xây dựng các giới hạn an toàn như: Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng; giới hạn tín dụng cho ngành, sản phẩm, khu vực địa lý, giới hạn tín dụng theo đối tượng khách hàng.

+ Xây dựng chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng của ngân hàng được xây dựng trên cơ sở phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

+ Tài sản đảm bảo tiền vay: Ngân hàng thực hiện việc bảo đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước phù hợp với chiến

lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể. Quy định về bảo đảm tiền vay của ngân hàng bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

 Giới hạn về các loại tài sản được nhận là đảm bảo nợ vay.

 Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định.

 Quy định về việc định giá và kiểm tra, giám sát, định giá lại tài sản đảm bảo.

 Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo

 Các loại hình cho vay, bảo lãnh có tài sản, hoặc không có tài sản đảm bảo. + Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hình rủi ro tín dụng + Phân loại khách hàng: Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, từ đó ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

+ Phân loại khoản vay: Khoản vay được phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Khoản vay có chât lượng cao thì có tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Ngân hàng thực hiện phân loại khoản vay thường xuyên để theo dõi, phân tích, có phương án xử lý kịp thời với các rủi ro phát sinh trong từng khoản vay để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận.

+ Định dạng rủi ro tín dụng các đơn vị kinh doanh: Các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống ngân hàng được thực hiện phân loại về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng để giúp cho các cấp điều hành chỉ đạo, khắc phục kịp thời các tồn tại, đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)