Những tồn tại:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 64)

Số lượng phòng giao dịch còn ít, quy mô nhỏ nên sức cạnh tranh với các chi nhánh trong hàng còn yếu.

Các chính sách phục vụ khách hàng chưa thực sự hiệu quả so với một số chi nhánh khác, ví dụ chi nhánh Hà Nội, phân định rất rõ trách nhiệm của khách hàng, trong khâu giải chấp tài sản đảm bảo, khách hàng có thể tự đi xóa đăng ký giao dịch TSĐB rồi giữ luôn TSĐB đó. Nhưng ở Cầu Giấy, hầu như 100% cán bộ tín dụng vẫn đi làm cho khách hàng. Chính sách này sẽ làm chồng chéo công việc mà cũng không đóng góp nhiều vào việc quản trị rủi ro. Khả năng quản trị rủi ro còn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật chung của nhiều ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ nên tình trạng thẩm định khách hàng đi vay còn để lọt những khách hàng yếu kém.

Chính sách quản trị rủi ro còn nhiều bất cập: trong những năm gần đây, mặc dù VIB Cầu Giấy nhận thức được vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro vẫn còn nhiều bất cập, chưa cập nhật và chưa phù hợp với điều kiện ngân hàng cũng

như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn thiện: còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Quy trình còn rườm rà, phải qua nhiều khâu, nhiều bước vừa tốn chi phí mà hiệu quả thực hiện lại không cao.

Quan điểm quản lý của giám đốc chi nhánh chưa chặt với nhân viên nên chưa tạo nhiều áp lực. Môi trường làm việc chưa thực sự khắt khe. Con người chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nên hiệu quả công việc chưa cao và chính vì thế nên khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB Cầu Giấ (Trang 64)