Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hiệp phước (Trang 64)

3.3.4.1 Nợ quá hạn theo đối tượng:

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh nghiệp 2.4 18.46% 9.1 30.33% 6.7 279.17% Cá nhân 10.6 81.54% 20.9 69.67% 10.3 97.17%

Tổng 13 100% 30 100% 17 130.77% Nguồn: Số liệu NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 9: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo đối tượng 0 5 10 15 20 25 Năm 2008 Năm 2009 Doanh nghiệp Cá nhân Nhận xét:

- Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng trong hai năm qua chiếm tỷ trọng cao vẫn là đối tượng khách hàng cá nhân, nhưng trong năm 2009 tỷ trọng nợ quá hạn của doanh nghiệp đã có sự gia tăng và bảng số liệu cho ta thấy nợ quá hạn ở cả hai đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp. Lý giải cho hiện tượng trên là trong năm 2009 ngân hàng tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện khôi phục sản xuất, tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục bất ổn đã làm cho các doanh nghiệp chưa thật sự thoát khỏi khó khăn khiến cho khả năng thanh toán nợ ngân hàng không được ổn định.

- Đối với đối tượng khách hàng cá nhân thì cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng và hậu quả là thu nhập bị giảm sút, thất nghiệp,… khiến cho nợ quá hạn ở đối tượng này cũng có sự gia tăng.

3.3.4.2 Nợ quá hạn theo kỳ hạn cho vay: Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo kỳ hạn Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn 5.09 41.82% 18.43 62.3% 13.34 262.1% Nợ quá hạn trung hạn 7.08 58.17% 11.15 37.69% 4.07 57.48% Nợ quá hạn dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% Tổng 12.17 100% 29.58 100% 17.41 143.06% Nguồn: Số liệu NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 10: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung hạn Nợ quá hạn dài hạn

Nhận xét:

- Năm 2008 sau thời gian tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản có sự sụt giảm sâu và kéo dài tình trạng đóng băng sang năm 2009, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế đã khiến cho nợ quá hạn ở cả hai kỳ hạn là ngắn hạn và trung hạn năm 2009 gia tăng tương ứng với tỷ lệ 262.1% và 57.48% so với năm 2008.

- Trong năm 2008 và 2009 không có sự xuất hiện nợ quá hạn ở kỳ hạn dài hạn do đây là những dự án đầu tư lâu dài đã được các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh chuẩn bị sẵn nguồn tài chính để thanh toán nợ cho ngân hàng.

3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VAØ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC:

3.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Bảng 3.12: Phân loại nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng Tăng/ giảm 2009 so với

2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Trị giá Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 391.3 653.8 262.5 67.08% Nợ cần chú ý 2.7 23.9 21.2 785.18% Nợ dưới tiêu chuẩn 0.07 0 -0.07 - 100% Nợ nghi ngờ 6.5 0 -0.65 -100% Nợ có khả năng mất vốn 2.9 5.68 2.78 95.86% Tổng dư nợ 404 684 280 69.3% Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước Các khoản cho vay đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ hoặc những món vay được gia hạn nợ nhưng đến hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn. Còn nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Năm 2008 : 12,17 3,14% 404 = Năm 2009 : 30, 2 4, 4% 684 = Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ cho vay

Năm 2008 : 9, 47 2,3% 404 = Năm 2009 : 5, 68 0,83%

684 =

Nhận xét:

- Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2008 nhưng vẫn còn trong ngưỡng an toàn là thấp hơn 5%, chủ yếu là do nhóm nợ cần chú ý tăng mạnh nhưng hai nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm đến 100% so với năm 2008, cùng với tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm và đúng với qui định hiện hành là <1% chứng tỏ ngân hàng đã tích cực trong công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, tuy nhiên ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ để giảm tỷ lệ nợ cần chú ý.

3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn 1536.7 1853.6 Vốn huy động 1045 1353 Dư nợ 404 684 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%) 68% 73% Dư nợ / Tổng nguồn vốn (%) 26.29% 36.9% Dư nợ / Vốn huy động (%) 38.67% 50.55% Doanh số cho vay 940.5 1276.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ 536.5 996.13 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay 57.04%% 78.05%%

Nợ quá hạn/ Dư nợ 3.14% 4.4% Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Nhận xét:

- Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này trong năm 2009 đã có được sự gia tăng so với năm 2008, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất có hiệu quả.

- Tỷ số dư nợ trên tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay trên vốn huy động tuy chỉ chiếm một tỷ trọng thấp nhưng điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả mà là do chỉ tiêu về dư nợ cho vay

của ngân hàng mẹ, tuy nhiên cả hai tỷ số này năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008 cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

- Hệ số thu hồi nợ năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008 cho thấy hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời cho thấy được thiện chí của khách hàng trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng là rất tốt mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Bảng 3.14: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng/ giảm 2009

so với 2008 Tổng thu nhập 106.5 144.5 35.68% Thu nhập từ cho vay 82.005 115.21 40.49% Thu nhập từ cho vay/Tổng thu nhập 77% 79.73% 2.73% Tổng chi phí 94 126 34.04% Lợi nhuận 12.5 18.5 48% Lợi nhuận sau

thuế

9.375 13.875 48%

Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế

ROA =

9.375 ROA2008 = = 0.61% 1536.7 13.875 ROA2009 = = 0.75% 1853.6 Nhận xét:

- Tỷ lệ thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập của ngân hàng năm 2009 tăng 2.73% so với năm 2008 và chiếm 79.73% trong tổng thu nhập của ngân hàng, cho thấy tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng nhưng vớiù tốc độ tăng trưởng không cao, có thể nói đây là kết quả từ định hướng phát triển đúng của ngân hàng trong việc giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập và tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, điều này sẽ giúp hoạt động của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn.

- Tuy tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản hai năm qua là tương đối thấp nhưng với việc năm 2009 đã có sự gia tăng hơn so với năm 2008, điều này cho thấy khả năng sinh lời và việc tổ chức sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Kết luận:

Tuy là một chi nhánh mới của NHNo & PTNT VN, nhưng qua hai năm hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt và phát triển theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ là tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khôi phục và mở rộng hoạt động sản xuất, cùng đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định các mục tiêu kinh tế vĩ mô và đảm bảo an

với hầu hết các nhà quản trị NHTM và NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước cũng không nằm ngoài cuộc, mặc dù tình hình dư nợ quá hạn của ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhưng vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của ngân hàng.

Năm 2009 mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng ngân hàng vẫn có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khá cao là gần 50%, đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như cho thấy được vị thế và khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

3.5 NHỮNG TỒN TẠI VAØ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC:

3.5.1 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng:

- Chỉ tiêu về mức cho vay tối đa mà ngân hàng mẹ giao cho chi nhánh dựa trên kết quả huy động và cho vay từ những năm trước.

- Quy trình tín dụng từ thẩm định đến thu nợ, xử lý nợ đều do CBTD thực hiện.

- Tính minh bạch của các báo cáo tài chính, dự án đầu tư.

- Ngân hàng chỉ cho vay 70% giá trị tài sản thế chấp, giá do CBTD thông thường thấp hơn giá thị trường nên không đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của một số khách hàng mặc dù phương án, tình hình tài chính tốt.

- Việc lạm dụng tài sản bảo đảm trong quá trình cho vay.

- Việc giám sát khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay không được thường xuyên và chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2 Nguyên nhân của những tồn tại:

- Số liệu không chính xác do phần lớn khách hàng của ngân hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh nên thông tin do khách hàng cung cấp không được kiểm toán. Ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập thông tin, chủ yếu ngân hàng lấy thông tin từ CIC và phỏng vấn khách hàng.

- Thủ tục pháp lý chiếm nhiều thời gian.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD còn hạn chế. - Thông tin tín dụng không đầy đủ.

- Phong cách làm việc của một số CBTD còn mang nặng tính bao cấp, thụ động, tính sáng tạo, chủ động trong công việc rất ít.

CHƯƠNG 4:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH

4.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC:

- Giữ vững thị phần tín dụng hiện tại, từng bước phát triển sang các thị phần mới:

Khách hàng hiện tại của chi nhánh chủ yếu vẫn là khách hàng cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính đối tượng khách hàng trên sẽ là mục tiêu cạnh tranh, lôi kéo giữa các ngân hàng với nhau, vì thế trong tương lai ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để giữ chân nhóm khách hàng này đồng thời có chiến lược kinh doanh mới mở rộng thị phần sang các doanh nghiệp lớn.

- Đa dạng hóa các hình thức và sản phẩm huy động:

Hiện nay chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra đã xuống thấp cùng với chủ trương giảm lãi suất cho vay (đầu ra) của NHNN, nên việc tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi của ngân hàng là điều không hợp lý. Mặc dù việc tăng lãi suất huy động có thu hút được lượng tiền gửi đi chăng nữa nhưng với nguồn vốn chi phí cao như vậy sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì vậy ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình hơn nữa nhằm tăng thêm tính hấp dẫn và thu hút nguồn vốn từ nhiều đối tượng khách hàng, ngoài ra ngân hàng cần mở rộng các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như: tiết kiệm xây nhà, tiền gửi tiết kiệm cho tương lai,… có thời hạn từ 3 đến 5 năm thậm chí là 10 đến 20 năm.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:

Nâng cao chất lượng phục vụ sẽ làm tăng sự thỏa mãn hài lòng nơi khách hàng cùng với dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo thì khách hàng sẽ chấp nhận và gắn bó lâu dài với ngân hàng, khi đó họ sẽ thông tin tới người

khác có nhu cầu dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC:

4.2.1 Các giải pháp về huy động vốn:

4.2.1.1 Về các loại sản phẩm huy động vốn:

Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của họ rất đa dạng vì thế để thu hút được họ ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa dạng để họ có sự lựa chọn. Hoạt động huy động hiện nay của ngân hàng đã có sự đa dạng về kỳ hạn, loại đồng tiền gửi, vì thế để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao ngân hàng cần phát triển thêm sản phẩm tiền gửi theo số dư, tiết kiệm theo số dư,…

4.2.1.2 Mở rộng đối tượng khách hàng gửi tiền:

Đối tượng khách hàng gửi tiền hiện nay được chia thành 2 nhóm: khách hàng tổ chức (kể cả doanh nghiệp) và khách hàng cá nhân nên sản phẩm tiền gửi chưa đáp ứng hết nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để mở rộng đối tượng khách hàng gửi tiền, ngân hàng cần chia khách hàng ra từng nhóm đặc thù, ví dụ như: nhóm đối tượng sinh viên học sinh, đồng thời thiết kế sản phẩm có những nét đặc thù dành riêng cho nhóm đối tượng đó.

4.2.1.3 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng:

Để tăng hiệu quả của công tác huy động vốn, ngân hàng cần tối đa hóa sự tiện lợi của khách hàng gửi tiền thông qua việc: Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch để đưa dịch vụ tiền gửi đến sát địa bàn dân cư, phát triển công nghệ hiện đại để khách hàng có thể giao dịch qua điện thoại hoặc internet hoặc khi cần thiết ngân hàng sẽ cho nhân viên của mình đến tận nhà khách hàng để

thực hiện giao dịch cũng như tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và thỏa mãn khi bước chân đến ngân hàng gửi tiền.

4.2.1.4 Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên: Ngân hàng cần thiết phải nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán Ngân hàng cần thiết phải nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng cho nhân viên giao dịch thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hay tài trợ học phí cho nhân viên đi học các lớp ngắn hạn, vì đây là những nhân viên tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khách hàng gửi tiền, họ có trách nhiệm trong việc giới thiệu sản phẩm và tư vấn sử dụng sản phẩm cho khách hàng như thế nào để phù hợp với nhu cầu gửi tiền của khách hàng.

4.2.2 Các giải pháp về sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hiệp phước (Trang 64)