Phân tích doanh số thu nợ cho vay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hiệp phước (Trang 57)

3.3.2.1 Doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng

Bảng 3.6: Doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng/giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 189.7 35.36% 265.3 26.63% 75.6 39.85% Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể 346.6 65.64% 730.83 73.37% 384.23 110.85% Tổng doanh số thu nợ cho vay

536.5 100% 996.13 100% 459.63 85.67%

Biểu đồ 5: Biểu diễn doanh số thu nợ cho vay theo đối tượng 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Năm 2008 Năm 2009 Doanh nghiệp ngồi quốc doanh Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể Nhận xét:

- Cho vay doanh nghiệp thông thường là cho vay trung và dài hạn để tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án… do đó thời gian thu nợ sẽ dài hơn và giá trị thu nợ trong mỗi kỳ sẽ ít đi, vì thế mặc dù doanh số thu nợ cho vay năm 2009 có sự tăng trưởng 39.85% so với năm 2008 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 26.03% trong tổng doanh số thu nợ cho vay.

- Trong khi đó doanh số thu nợ cho vay của hộ sản xuất, tư nhân, cá thể đã có sự tăng trưởng 110.85% và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ cho vay vì cho vay hộ sản xuất, tư nhân, cá thể chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, tiêu dùng…, nguồn vốn các đối tượng này được sử dụng quay vòng liên tục, điều này cũng tạo thuận lợi cho công tác thu nợ của ngân hàng.

Mặt khác, chúng ta cần phải nhìn nhận để đạt đươc những kết quả khả quan trên một phần chính là hiệu quả của công tác thẩm định và lựa chọn

khách hàng. Chính việc lựa chọn các khách hàng có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp để cho vay và công tác thẩm định tín dụng chính xác, trung thực là nền tảng cho doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2009 đạt hiệu quả cao.

3.3.2.2 Doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 3.7: Doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Ngắn hạn 422.8 78.8 895.1 89.86% 472.3 111.71% Trung hạn 111.32 20.75 81.9 8.22% -29.42 -26.42% Dài hạn 2.38 0.45 19.3 1.92% 16.92 710.92% Tổng doanh số thu nợ cho vay 536.5 100 996.13 100% 459.63 85.67%

Biểu đồ 6: Biểu diễn doanh số thu nợ cho vay theo kỳ hạn 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 2008 Năm 2009 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nhận xét:

- Năm 2009 công tác thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay ngắn hạn và dài hạn được thực hiện khá tốt, dặc biệt là thu hồi nợ các khoản vay dài hạn, đã có sự tăng trưởng tương ứng 111.71% và 710.92% so với năm 2008. Đạt được kết quả như trên là do sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc giám sát, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ cho ngân hàng, ngoài ra còn có nguyên nhân khác đó chính là việc “chọn mặt gửi vàng” trong cấp tín dụng. Chỉ những khách hàng nào có đủ điều kiện, thiện chí… mới được cấp tín dụng đã phần nào giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, giúp cho công tác thu hồi nợ đạt kết quả khả quan.

- Trong khi đó doanh số thu nợ cho vay trung hạn năm 2009 đã có sự sụt giảm 26.42% so với năm 2008 mặc dù ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ nhưng chính nguyên nhân suy thoái kinh tế kéo dài đã khiến cho doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ cho ngân

hàng nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là nhóm khách hàng chủ yếu mà ngân hàng cấp tín dụng trung hạn.

3.3.3. Phân tích dư nợ cho vay

3.3.3.1 Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh

140 34.65% 296 43.27% 156 111.43%

Hộ sản xuất tư nhân, cá thể

264 65.35% 388 56.73% 124 46.97%

Tổng 404 100% 684 100% 280 69.31% Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 7: Biểu diễn tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm 2008 Năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

Hộ sản xuất tư nhân, cá thể

Nhận xét

- Cơ cấu dư nợ trong năm 2008 và 2009 vẫn không có sự thay đổi, chủ yếu là cho vay hộ sản xuất tư nhân, cá thể và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hoạt động cho vay năm 2009 có sự gia tăng so với năm 2008, cụ thể: cho vay hộ sản xuất tư nhân, cá thể tăng 46.97% tương ứng 124 tỷ, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 111.43% tương ứng 156 tỷ. Điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng là chú trọng hơn vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,… hoạt động rất năng động và có hiệu quả phù hợp với mục tiêu của ngân hàng là hỗ trợ và gắn bó với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng nhau phát triển trong thời kỳ mới.

3.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Bảng 3.9 : Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 287 71.03% 448 65.49% 161 56.10% Dư nợ trung hạn 114 28.21% 183 26.75% 69 60.53% Dư nợ dài hạn 3 0.76% 53 7.76% 50 1666.67%

Tổng 404 100% 684 100% 280 69.31% Nguồn: Số liệu NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 8: Biểu diễn tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn Dư nợ dài hạn

Nhận xét:

- Trong cơ cấu dư nợ năm 2008, cho vay ngắn hạn đạt 287.5 tỷ tương ứng 71.16% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm 28.21% và dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 0.76%. Đến năm 2009 thứ tự này vẫn không thay đổi nhưng tỷ trọng của dư nợ dài hạn có sự gia tăng đột biến chiếm 7.76% và tăng 1666.67% so với năm 2008 trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm 65.59% và tăng 56.10% so với năm 2008. Dư nợ tín dụng gia tăng cho thấy các doanh nghiệp cần vốn để tài trợ cho tài sản lưu động, mua sắm máy móc…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, một dấu hiệu cho thấy tình hình kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại và hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có sự chuyển hướng sang các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đây là một hướng đi đúng trong việc đa dạng hóa danh mục cho vay, giúp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

3.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn: 3.3.4.1 Nợ quá hạn theo đối tượng: 3.3.4.1 Nợ quá hạn theo đối tượng:

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo đối tượng

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009

so với 2008 Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh nghiệp 2.4 18.46% 9.1 30.33% 6.7 279.17% Cá nhân 10.6 81.54% 20.9 69.67% 10.3 97.17%

Tổng 13 100% 30 100% 17 130.77% Nguồn: Số liệu NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 9: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo đối tượng 0 5 10 15 20 25 Năm 2008 Năm 2009 Doanh nghiệp Cá nhân Nhận xét:

- Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng trong hai năm qua chiếm tỷ trọng cao vẫn là đối tượng khách hàng cá nhân, nhưng trong năm 2009 tỷ trọng nợ quá hạn của doanh nghiệp đã có sự gia tăng và bảng số liệu cho ta thấy nợ quá hạn ở cả hai đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp. Lý giải cho hiện tượng trên là trong năm 2009 ngân hàng tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện khôi phục sản xuất, tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục bất ổn đã làm cho các doanh nghiệp chưa thật sự thoát khỏi khó khăn khiến cho khả năng thanh toán nợ ngân hàng không được ổn định.

- Đối với đối tượng khách hàng cá nhân thì cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng và hậu quả là thu nhập bị giảm sút, thất nghiệp,… khiến cho nợ quá hạn ở đối tượng này cũng có sự gia tăng.

3.3.4.2 Nợ quá hạn theo kỳ hạn cho vay: Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo kỳ hạn Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo kỳ hạn Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Tăng / giảm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn 5.09 41.82% 18.43 62.3% 13.34 262.1% Nợ quá hạn trung hạn 7.08 58.17% 11.15 37.69% 4.07 57.48% Nợ quá hạn dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% Tổng 12.17 100% 29.58 100% 17.41 143.06% Nguồn: Số liệu NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Biểu đồ 10: Biểu diễn tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn trung hạn Nợ quá hạn dài hạn

Nhận xét:

- Năm 2008 sau thời gian tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản có sự sụt giảm sâu và kéo dài tình trạng đóng băng sang năm 2009, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế đã khiến cho nợ quá hạn ở cả hai kỳ hạn là ngắn hạn và trung hạn năm 2009 gia tăng tương ứng với tỷ lệ 262.1% và 57.48% so với năm 2008.

- Trong năm 2008 và 2009 không có sự xuất hiện nợ quá hạn ở kỳ hạn dài hạn do đây là những dự án đầu tư lâu dài đã được các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh chuẩn bị sẵn nguồn tài chính để thanh toán nợ cho ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VAØ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT VN – CHI NHÁNH HIỆP PHƯỚC:

3.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Bảng 3.12: Phân loại nợ

Đơn vị tính: tỷ đồng Tăng/ giảm 2009 so với

2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Trị giá Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 391.3 653.8 262.5 67.08% Nợ cần chú ý 2.7 23.9 21.2 785.18% Nợ dưới tiêu chuẩn 0.07 0 -0.07 - 100% Nợ nghi ngờ 6.5 0 -0.65 -100% Nợ có khả năng mất vốn 2.9 5.68 2.78 95.86% Tổng dư nợ 404 684 280 69.3% Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước Các khoản cho vay đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ hoặc những món vay được gia hạn nợ nhưng đến hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn. Còn nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Năm 2008 : 12,17 3,14% 404 = Năm 2009 : 30, 2 4, 4% 684 = Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ cho vay

Năm 2008 : 9, 47 2,3% 404 = Năm 2009 : 5, 68 0,83%

684 =

Nhận xét:

- Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2008 nhưng vẫn còn trong ngưỡng an toàn là thấp hơn 5%, chủ yếu là do nhóm nợ cần chú ý tăng mạnh nhưng hai nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm đến 100% so với năm 2008, cùng với tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm và đúng với qui định hiện hành là <1% chứng tỏ ngân hàng đã tích cực trong công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, tuy nhiên ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ để giảm tỷ lệ nợ cần chú ý.

3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn 1536.7 1853.6 Vốn huy động 1045 1353 Dư nợ 404 684 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn (%) 68% 73% Dư nợ / Tổng nguồn vốn (%) 26.29% 36.9% Dư nợ / Vốn huy động (%) 38.67% 50.55% Doanh số cho vay 940.5 1276.2

Doanh số thu nợ 536.5 996.13 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay 57.04%% 78.05%%

Nợ quá hạn/ Dư nợ 3.14% 4.4% Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Nhận xét:

- Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này trong năm 2009 đã có được sự gia tăng so với năm 2008, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất có hiệu quả.

- Tỷ số dư nợ trên tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay trên vốn huy động tuy chỉ chiếm một tỷ trọng thấp nhưng điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả mà là do chỉ tiêu về dư nợ cho vay

của ngân hàng mẹ, tuy nhiên cả hai tỷ số này năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008 cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

- Hệ số thu hồi nợ năm 2009 đã có sự gia tăng so với năm 2008 cho thấy hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời cho thấy được thiện chí của khách hàng trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng là rất tốt mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Bảng 3.14: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng/ giảm 2009

so với 2008 Tổng thu nhập 106.5 144.5 35.68% Thu nhập từ cho vay 82.005 115.21 40.49% Thu nhập từ cho vay/Tổng thu nhập 77% 79.73% 2.73% Tổng chi phí 94 126 34.04% Lợi nhuận 12.5 18.5 48% Lợi nhuận sau

thuế

9.375 13.875 48%

Nguồn: Số liệu của NHNo & PTNT VN – Chi nhánh Hiệp Phước

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế

ROA = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9.375 ROA2008 = = 0.61% 1536.7 13.875 ROA2009 = = 0.75% 1853.6 Nhận xét:

- Tỷ lệ thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập của ngân hàng năm 2009 tăng 2.73% so với năm 2008 và chiếm 79.73% trong tổng thu nhập của ngân hàng, cho thấy tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng nhưng vớiù tốc độ tăng trưởng không cao, có thể nói đây là kết quả từ định hướng phát triển đúng của ngân hàng trong việc giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập và tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, điều này sẽ giúp hoạt động của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn.

- Tuy tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản hai năm qua là tương đối thấp nhưng với việc năm 2009 đã có sự gia tăng hơn so với năm 2008, điều này cho thấy khả năng sinh lời và việc tổ chức sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Kết luận:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hiệp phước (Trang 57)