Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến động

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 59)

1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng

3.2.2.2. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến động

thái tăng trưởng chiều cao mầm Giảo cổ lam

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trưởng chiều cao mầm Giảo cổ lam được thể hiện trên bảng 3.13(a) và bảng 3.13(b).

5 ngày sau giâm, chiều cao mầm trên các công thức dao động trong khoảng 2,50mm (α-NAA 100ppm - C1N4) đến 3,08mm (α-NAA 50ppm - C1N2). Chiều cao mầm của hom giâm tăng trưởng dần qua các thời điểm theo dõi. Giai đoạn từ 5 đến 19 ngày sau giâm chiều cao mầm tăng nhanh; sau 14 ngày (15 - 19 ngày sau giâm hom) chiều cao mầm tăng thêm từ 12,30mm (α- NAA 100ppm - C1N4) đến 14,9mm (IAA 25ppm - C2N1).Tuy nhiên giai đoạn từ 19 đến 33 ngày sau giâm chiều cao mầm tăng trưởng rất chậm; sau 14 ngày (19 - 33 ngày sau giâm hom), chiều cao mầm chỉ tăng thêm từ 4,83mm (C2N4: IAA 100ppm) đến 9,10mm (C2N1: IAA 25ppm). Trên hình 3.3, các đường biểu diễn chiều cao mầm của các công thức có độ dốc nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13(a). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trƣởng chiều cao mầm Giảo cổ lam

(Đơn vị tính: mm)

Chất KTST

Nồng độ xử lý

Chiều dài mầm tại thời điểm sau giâm (ngày sau giâm) 5 12 19 26 33 40 47 (xuất vƣờn) C1 N1 2,60 7,60 15,30 19,63 20,68 32,30 52,53 N2 3,08 8,78 17,18 23,45 24,47 37,17 60,23 N3 2,53 7,88 15,60 20,27 21,22 33,17 57,93 N4 2,50 7,48 14,80 19,00 19,87 31,58 51,55 C2 N1 2,72 8,43 17,63 22,92 26,93 35,58 54,97 N2(ĐC) 2,9 8,30 16,57 21,38 22,25 37,03 53,80 N3 2,67 7,98 15,83 20,47 21,30 32,93 52,42 N4 2,62 7,40 14,95 19,02 19,78 31,30 50,90 LSD.05C 0,63 LSD.05N 0,9 LSD.05C*N 1,27 CV% 1,3 P(C*N) <0,05 0 10 20 30 40 50 60 70 5 12 19 26 33 40 Xuất vƣờn C1N1 C1N2 C1N3 C1N4 C2N1 C2N2 C2N3 C2N4 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn từ 33 ngày sau giâm đến thời điểm xuất vườn chiều cao mầm tăng rất nhanh (thể hiện trên hình 3.3, các đường biểu diễn chiều cao mầm có độ dốc lớn).

Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến chiều cao mầm Giảo cổ lam thời điểm 47 ngày sau giâm (xuất vườn) được thể hiện trên bảng 3.13(b). Xử lý thống kê chiều cao mầm trung bình trên các công thức tại thời điểm 47 ngày sau giâm cho thấy:

Xét yếu tố chất kích thích sinh trưởng (C): chất kích thích sinh trưởng ảnh hưởng đến chiều cao mầm tại thời điểm xuất vườn; các công thức xử lý α- NAA có chiều cao mầm trung bình là 55,56mm, cao hơn 2,54mm so với chiều cao trung bình của mầm trên các công thức xử lý IAA (53,02mm), với giá trị LSD.05(C) = 0,63.

Bảng 3.13(b). Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến chiều cao của mầm tại thời điểm xuất vƣờn

(Đơn vị tính: mm) Nồng độ xử lý Chất kích thích sinh trƣởng TB(N) C1 C2 N1 52,53 54,97 53,75 N2 60,23 53,80(ĐC) 57,02 N3 57,93 52,42 55,18 N4 51,55 50,90 51,23 TB(C) 55,56 53,02 Xét yếu tố nồng độ xử lý (N): Các nồng độ xử lý khác nhau có ảnh hưởng rõ đến chiều cao mầm Giảo cổ lam tại thời điểm 47 ngày sau giâm (xuất vườn). Trên nồng độ xử lý 50ppm (N2) mầm Giảo cổ lam cao nhất (57,02mm); nồng độ xử lý 100ppm (N4) có chiều cao mầm thấp nhất (51,23mm); với giá trị LSD0.05(N) = 0,9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tương tác giữa chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý (C*N) có ảnh hưởng đến chiều cao mầm tại thời điểm 47 ngày sau giâm (xuất vườn): Chiều cao mầm tại thời điểm 47 ngày sau giâm dao động trong khoảng 50,9mm đến 60,23mm. Hai công thức α-NAA 50ppm - C1N2 (60,23mm) và α-NAA 75ppm - C1N3 (57,93mm) có chiều cao mầm cao hơn chắc chắn so với đối chứng IAA 50ppm - C2N2 (53,80mm); hai công thức α-NAA 100ppm - C1N4 (51,55mm) và IAA 50ppm - C2N4 (50,90mm) có chiều cao mầm thấp hơn chắc chắn so với đối chứng, với giá trị LSD.05(C*N) = 1,27.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trưởng đường kính mầm Giảo cổ lam thái tăng trưởng đường kính mầm Giảo cổ lam

Bảng 3.14(a). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính mầm Giảo cổ lam

(Đơn vị tính: mm)

Chất KTST

Nồng độ xử lý

Đƣờng kính mầm tại thời điểm sau giâm (ngày sau giâm)

5 12 19 26 33 40 47 (xuất vƣờn) C1 N1 1,25 1,72 1,90 2,10 2,12 2,15 2,22 N2 1,42 1,82 2,07 2,22 2,27 2,32 2,43 N3 1,22 1,65 1,78 1,98 2,08 2,08 2,10 N4 1,17 1,65 1,73 1,88 1,97 2,00 2,05 C2 N1 1,33 1,78 1,97 2,20 2,27 2,29 2,33 N2(ĐC) 1,33 1,72 1,90 2,03 2,12 2,12 2.23 N3 1,22 1,65 1,78 1,92 1,98 2,07 2,07 N4 1,2 1,62 1,70 1,87 1,92 1,97 2,02 LSD.05C 0,03 LSD.05N 0,04 LSD.05C*N 0,06 CV% 1,5 P(C*N) <0,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đường kính thân cây có liên quan mật thiết đến khả năng tích lũy vật chất khô. Đường kính thân cây không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn chịu sự tác động mạnh của yếu tố kỹ thuật. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng đường kính của mầm Giảo cổ lam được thể hiện qua bảng 3.14(a) và bảng 3.14(b). Thời điểm 5 ngày sau giâm hom, đường kính của mầm trên các công thức dao động trong khoảng 1,17mm đến 1,42mm. Qua các thời điểm theo dõi cho thấy đường kính mầm không ngừng tăng lên. Trong đó giai đoạn từ 5 ngày đến 19 ngày sau giâm sự sinh trưởng của mầm chủ yếu phụ thuộc vào dinh dưỡng tích lũy trong hom, đồng thời tác động của chất kích thích sinh trưởng nên đường kính mầm tăng nhanh, công thức C1N1, C1N2 và C2N1 có đường kính mầm tăng nhanh nhất (>0,6mm). Giai đoạn từ 26 đến 40 ngày sau giâm tốc độ tăng trưởng đường kính mầm chậm dần, do đặc điểm di truyền của giống, đồng thời giai đoạn này bộ rễ mới hình thành và phát triển, khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây còn hạn chế. Giai đoạn này đường kính mầm chỉ tăng thêm được từ 0,05mm (C1N1) đến 0,15mm (C2N3).

Bảng 3.14(b). Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến đƣờng kính mầm tại thời điểm xuất vƣờn

(Đơn vị tính: mm) Nồng độ xử lý Chất kích thích sinh trƣởng TB(N) C1 C2 N1 2,22 2,33 2,28 N2 2,43 2.23 2,33 N3 2,10 2,07 2,08 N4 2,05 2,02 2,03 TB(C) 2,20 2,16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thời điểm 47 ngày sau giâm (xuất vườn), ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến đường kính mầm rõ rệt.

Theo dõi đường kính mầm trung bình tại thời điểm 47 ngày sau giâm cho thấy: Xét yếu tố chất kích thích sinh trưởng (C): các chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng đến sai khác về đường kính mầm tại thời điểm xuất vườn. Trong đó đường kính mầm trung bình trên các công thức được xử lý α- NAA (C1 - đường kính mầm trung bình là 2,20mm) cao hơn chắc chắn đường kính mầm trung bình trên các công thức được xử lý IAA (C2 - có đường kính mầm trung bình là 2,16mm), với giá trị LSD.05(C) = 0,03

Xét yếu tố nồng độ xử lý (N): các nồng độ xử lý hom khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính của mầm tại thời điểm xuất vườn. Đường kính mầm trung bình trên các công thức được sử lý với các nồng độ khác nhau dao động từ 2,03mm đến 2,33mm. Đường kính mầm trên các công thức được xử lý chất kích thích sinh trưởng với nồng độ 50 ppm (N2 - 2,33mm) cao hơn chắc chắn so với đường kính mầm trên ba công thức được xử lý với nồng độ 25 ppm (N1), 75 ppm (N3) và 100 ppm (N4), với mức LSD.05(N) = 0,04.

Xét ảnh hưởng tương tác giữa chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý (C*N): tại thời điểm xuất vườn, đường kính mầm trên các công thức được xử lý chất kích thích sinh trưởng và nồng độ khác nhau dao động trong khoảng 2,02mm đến 2,43mm. Hai công thức C1N2: α-NAA 50ppm (2,33mm) và C2N1: IAA 25ppm (2,43mm) có đường kính mầm cao hơn chắc chắn so với đối chứng C2N2: IAA 50ppm (2,23mm); đường kính mầm trên bốn công thức α-NAA 75ppm - C1N3, α-NAA 100ppm - C1N4, IAA 75ppm- C2N3 và IAA 100ppm - C2N4 thấp hơn chắc chắn so với đối chứng, với mức

LSD.05(C*N) = 0,06.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trưởng số lá/ mầm Giảo cổ lam thái tăng trưởng số lá/ mầm Giảo cổ lam

Quá trình quang hợp xảy ra chủ yếu ở lá cây do đó việc hình thành và phát triển của bộ lá có vai trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng. Bộ lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không chỉ liên quan chặt chẽ đến việc hình thành năng suất cây sau này mà một bộ lá phát triển tốt sẽ là cơ sở để cho một năng suất cao. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến sự phát triển của lá/mầm Giảo cổ lam thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.15(a). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến động thái tăng trƣởng số lá/ mầm Giảo cổ lam

(Đơn vị tính:lá)

Chất KTST

Nồng độ xử lý

Số lá/mầm tại thời điểm sau giâm (ngày sau giâm)

5 12 19 26 33 40 47 (uất vƣờn) C1 N1 0,50 1,53 2,90 4,00 4,13 5,20 6,43 N2 0,87 1,80 3,57 4,60 4,77 5,60 7,30 N3 0,40 1,40 2,77 3,70 3,83 4,87 6,00 N4 0,40 1,40 2,73 3,63 3,73 4,77 5,73 C2 N1 0,70 1,75 3,37 4,40 4,50 5,53 6,87 N2 0,67 1,70 3,07 4,00 4,17 5,23 6,37 N3 0,57 1,53 2,83 3,73 3,87 4,93 5,90 N4 0,50 1,43 2,80 3,70 3,77 4,73 5,63 LSD.05C 0,07 LSD.05N 0,1 LSD.05C*N 0,15 CV% 1,3 P(C*N) <0,05

Thời điểm 5 ngày sau giâm hom, số lá/mầm ở mỗi công thức dao động từ 0,4 lá (C1N4) đến 0,87 lá (C1N2). Số lá/ mầm tăng lên qua các lần theo dõi. Từ 5 đến 40 ngày sau giâm, số lá/mầm tăng thêm trên mỗi công thức từ 4,23 đến 4,83 lá; các công thức C2N1, C1N2, C1N1 có tốc độ tăng trưởng số lá nhanh nhất, trong đó công thức C2N1: 4,83 lá; C1N2: 4,73 lá; C1N1: 4,70 lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo dõi số lá/mầm trên các công thức tại thời điểm 47 ngày sau giâm (xuất vườn) cho thấy: Xét yếu tố chất kích thích sinh trưởng (C): các chất kích thích sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng đến số lá/mầm Giảo cổ lam giai đoạn xuất vườn. Các công thức được xử lý α-NAA có trung bình số lá/mầm là 6,37 lá, cao hơn chắc chắn so với trung bình số lá/mầm của công thức được sử lý IAA (6,19 lá), với giá trị LSD.05(C) = 0,07

Bảng 3.15(b). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến số lá/ mầm Giảo cổ lam thời điểm xuất vƣờn

Nồng độ xử lý Chất kích thích sinh trƣởng TB(N) C1 C2 N1 6,43 6,87 6,65 N2 7,30 6,37 6.83 N3 6,00 5,90 5,95 N4 5,73 5,63 5,68 TB(C) 6,37 6,19

Xét yếu tố nồng độ xử lý (N): Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ở các nồng độ xử lý khác nhau thì số lá/mầm cũng khác nhau. Ba nồng độ N1: 25ppm, N3: 75ppm, N4: 100ppm có số lá/mầm thấp hơn chắc chắn so với số lá/mầm trên các công thức được xử lý với nồng độ N2: 50ppm (6,83 lá). Trong đó nồng độ N4: 100ppm có số lá/mầm thấp nhất, thấp hơn N2: 50ppm là 1,13 lá, với giá trị LSD.05(N) = 0,1.

Xét ảnh hưởng tương tác giữa chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý (C*N) đến số lá/mầm: tại thời điểm xuất vườn, số lá/mầm của các công thức dao động trong khoảng 5,63 lá đến 7,30 lá. Hai công thức C1N2: α- NAA 50ppm (7,30 lá) và C2N1: IAA 25ppm (6,87 lá) có số lá/mầm cao hơn chắc chắn so với đối chứng C2N2: IAA 50ppm (6,37 lá); bốn công thức C1N3: α-NAA 75ppm, C1N4: α-NAA 100ppm, C2N3: IAA 75ppm, C2N4:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

IAA 100ppm có số lá/mầm thấp hơn chắc chắn so với đối chứng; trong đó công thức C2N4 có số lá/mầm thấp nhất, thấp hơn 0,74 lá so với đối chứng; với giá trị LSD0.05(C*N) = 0,15

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)