Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến động thái tăng trưởng đường

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 75)

1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng

3.2.3.3.Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến động thái tăng trưởng đường

kính mầm Giảo cổ lam

Theo dõi ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom giâm đến đường kính mầm Giảo cổ lam được thể hiện trên bảng 3.19(a) và 3.19(b).Qua bảng 3.19(a) cho thấy: đường kính mầm giai đoạn 5 ngày sau giâm dao động trong khoảng 1,03mm (H3D1: hom ngọn dài 7cm) đến 1,38mm (H2D3: hom thân dài 15cm). Đường kính mầm tăng lên qua các thời điểm theo dõi; trong đó giai đoạn từ 5 ngày đến 19 ngày sau giâm tốc độ tăng trưởng đường kính mầm nhanh, (sau 14 ngày) đường kính mầm của các công thưc tăng thêm từ 0,62mm (H3D3: hom ngọn dài 15cm) đến 0,88mm (H1D2: hom gốc dài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10cm). Giai đoạn từ 19 ngày sau giâm đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn tốc độ tăng trưởng đường kính mầm chậm, từ 0,12mm (H1D1: hom gốc dài 7cm) đến 0.4mm (H2D3: hom thân dài 15cm.

Bảng 3.19(a). Ảnh hƣởng của vị trí và kích thƣớc hom đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính mầm Giảo cổ lam Đơn vị tính: mm Vị trí hom Độ dài hom

Đƣờng kính mầm tại thời điểm sau giâm (ngày sau giâm)

5 12 19 26 33 40 47 (xuất vƣờn) H1 D1 1,08 1,67 1,92 1,97 2,03 2,04 2,04 D2 1,15 1,80 2,03 2,10 2,15 2,17 2,17 D3 1,37 1,87 2,12 2,15 2,18 2,27 2,30 H2 D1 1,17 1,70 1,80 1,93 2,03 2,07 2,13 D2 1,23 1,82 1,95 2,05 2,13 2,20 2,33 D3 1,38 1,88 2,03 2,15 2,21 2,27 2,43 H3 D1 1,03 1,45 1,67 1,73 1,82 1,83 1,87 D2 1,10 1,52 1,73 1,87 1,95 2,02 2,02 D3 1,23 1,72 1,85 2,00 2,03 2,08 2,08 LSD.05(H) 0,06 LSD.05(D) 0,06 LSD.05(H*D) 0,1 CV% 2,7 P(H*D) <0,05

Theo dõi ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến đường kính hom giâm khi xuất vườn được thể hiện trên bảng 3.19(b). Theo dõi cho thấy, hom lấy ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ (H) có ảnh hưởng đến đường kính mầm Giảo cổ lam khi xuất vườn. Trong đó các hom lấy ở vị trí giữa thân (H2) có đường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kính mầm lớn nhất (2,3mm) và lớn hơn chắc chắn so với đối chứng H1 (hom gốc), hom ở vị trí H3 (hom ngọn) có đường kính mầm thấp hơn chắc chắn so với đối chứng, với giá trị LSD.05(H) =0,06.

Bảng 3.19(b). Ảnh hƣởng của vị trí và độ dài hom đến đƣờng kính mầm giai đoạn xuất vƣờn

Đơn vị tính: mm

Độ dài hom Vị trí hom TB (D)

H1 H2 H3

D1 2,03 2.13 1,87 2,01

D2 2,17 2,33 2,02 2,17

D3 2,30 2,43 2,08 2,27

TB (H) 2,17 2,30 1,99

Độ dài hom dài, ngắn khác nhau cũng có ảnh hưởng đến sai khác đường kính mầm Giảo cổ lam giữa các công thức; hom đối chứng dài 7cm (D1) có đường kính mầm nhỏ nhất (2,01mm) và thấp hơn chắc chắn so với hai kích thước hom D2 (hom dài 10cm) và D3 (hom dài 15cm), với giá trị

LSD.05(D)= 0,06.

Xét ảnh hưởng tương tác giữa vị trí hom và độ dài hom (H*D) đến đường kính mầm Giảo cổ lam: tại thời điểm 47 ngày sau giâm (hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn), đường kính mầm trên các công thức có độ lớn từ 1,87mm đến 2,43mm. Trong đó các công thức H1D2 (hom gốc dài 10cm), H1D3 (hom gốc dài 15cm), H2D2 (hom thân dài 10cm), H2D3 (hom thân dài 15cm) có đường kính mầm lớn hơn chắc chắn so với đường kính mầm của đối chứng H1D1 (2,04mm); các công thức còn lại có đường kính mầm tương đương đường kính mầm của công thức đối chứng, với giá trị LSD.05(H*D) = 0,10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 75)