Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 33)

1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Mô tả đặc điểm nông sinh học của các loài Giảo cổ lam thu thập được trên địa bàn huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giâm đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của hom giâm Giảo cổ lam ((loài 5 lá: Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino.)

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng phát triển của hom giâm Giảo cổ lam ((loài 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.)

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của hom giâm Giảo cổ lam ((loài 5 lá: Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino.).

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 1: Điều tra, mô tả đặc điểm nông sinh học của các dạng Giảo cổ lam tại huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang. Giảo cổ lam tại huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang.

Quy mô và địa điểm điều tra: Điều tra tại xã Tân An và xã Hùng Mỹ có cây Giảo cổ lam trong tự nhiên, người dân đang thu hái và sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Các chỉ tiêu điều tra:

- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển: Các giai đoạn sinh trưởng, ra hoa, ra quả. - Đặc điểm sinh thái học: Vị trí phân bố, khả năng thích hợp nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng.

- Đặc điểm hình thái: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. * Phương pháp điều tra:

+ Điều tra các loại Giảo cổ lam theo phương pháp điều tra của TS. Nguyễn Tập (Viện dược liệu Trung ương).

+ Phỏng vấn người dân có kinh nghiệm thu hái và sử dụng các dạng Giảo cổ lam.

2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giâm đến khả năng giâm hom cây Giảo cổ lam. giâm hom cây Giảo cổ lam.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giâm đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của hom giâm cây Giảo cổ lam.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm có 05 công thức, 03 lần nhắc được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB).

Công thức 1: 100% đất thịt + 0% cát sông (G1) - Đối chứng (ĐC) Công thức 2: 75% đất thịt + 25% cát sông (G2)

Công thức 3: 50% đất thịt + 50% cát sông (G3) Công thức 4: 25% đất thịt + 75% cát sông (G4) Công thức 5: 0% đất thịt + 100% cát sông (G5)

Cách tiến hành: Thu thập các cây trong tự nhiên, trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cắt các hom bánh tẻ rồi giâm trên các nền thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới. Nền giâm được phối trộn theo tỷ lệ và đóng vào túi bầu kích thước 5×10cm.

Tổng hom trên mỗi công thức thí nghiệm: 180 hom.

Tiêu chuẩn hom: Các hom đồng đều, hom dài 10 cm, có hai mắt mầm trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dả i bả o vệ G5 G1 G4 Dả i bả o vệ G2 G3 G1 G1 G5 G2 G3 G4 G3 G4 G2 G5 Dải bảo vệ

2.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến đến khả năng giâm hom cây Giảo cổ lam. nồng độ xử lý đến đến khả năng giâm hom cây Giảo cổ lam.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của hom giâm cây Giảo cổ lam.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 8 công thức, 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu ô chia nhỏ ( Split-plot ), với ô chính là 2 chất điều tiết sinh trưởng (C1: αNAA; C2: IAA), ô phụ là 4 nồng độ xử lý (N1: 25 ppm; N2: 50 ppm; N3: 75 ppm; N4: 100 ppm). Công thức 1: αNAA 25 ppm (C1N1) Công thức 2: αNAA 50 ppm (C1N2) Công thức 3: αNAA 75 ppm (C1N3) Công thức 4: αNAA 100 ppm (C1N4) Công thức 5: IAA 25 ppm (C2N1)

Công thức 6: IAA 50 ppm (C2N2) - Đối chứng (ĐC) Công thức 7: IAA 75 ppm (C2N3)

Công thức 8: IAA 100 ppm (C2N4)

Cách tiến hành: Trên cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh cắt các hom bánh tẻ, ngâm phần gốc hom trong dung dịch các chất điều tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh trưởng ở các nồng độ thí nghiệm trong thời gian 20 phút sau đó tiến hành giâm hom vào các bầu. Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới. Thành phần nền giâm: 50% đất thịt + 50% cát sông.

Tổng số hom trên mỗi công thức thí nghiệm: 180 hom.

Tiêu chuẩn hom: các hom đồng đều, dài 10 cm, có hai mắt mầm trở lên.

Sơ đồ thí nghiệm

Dải bảo vệ

Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3

Dả i bả o vệ N2 N2 N1 N4 N3 N4 Dả i bả o vệ N3 N4 N2 N3 N1 N2 N1 N3 N4 N2 N4 N1 N4 N1 N3 N1 N2 N3 C1 C2 C1 C2 C1 C2 Dải bảo vệ

2.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến khả năng giâm hom cây Giảo cổ lam. hom cây Giảo cổ lam.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí và kích thước hom đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của hom giâm cây Giảo cổ lam.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu ô chia nhỏ (Split-plot), trong đó ô lớn là 3 loại hom (H1: hom gốc; H2: hom thân; H3: hom ngọn), ô nhỏ là 3 kích thước hom (D1: hom dài 7cm; D2: hom dài 10cm; D3: hom dài 15cm).

Cách tiến hành: Trên cây mẹ sinh trưởng, phát triển tốt cắt hom tại 3 vị trí (gốc, giữa thân, ngọn) với 3 kích thước (7cm, 10cm và 15cm) rồi giâm hom trên bầu đã chuẩn bị sẵn. Thành phần nền giâm: 50% đất thịt + 50% cát sông. Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số hom trên mỗi công thức thí nghiệm: 180 hom.

Tiêu chuẩn hom: hom 7 cm có 2 mắt mầm; hom 10 cm và 15 cm có hai mắt mầm trở lên.

Công thức 1: Hom gốc, dài 7 cm (H1D1) - Đối chứng (ĐC) Công thức 2: Hom gốc, dài 10 cm (H1D2)

Công thức 3: Hom gốc, dài 15 cm (H1D3) Công thức 4: Hom thân, dài 7 cm (H2D1) Công thức 5: Hom thân, dài 10 cm (H2D2) Công thức 6: Hom thân, dài 15 cm (H2D3) Công thức 7: Hom ngọn, dài 7 cm (H3D1) Công thức 8: Hom ngọn, dài 10 cm (H3D2) Công thức 9: Hom ngọn, dài 15 cm (H3D3)

Sơ đồ thí nghiệm

Dải bảo vệ

Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3

Dả i bả o vệ D1 D2 D3 D3 D2 D3 D2 D2 D1 Dải bả o vệ D3 D1 D2 D1 D3 D2 D3 D3 D3 D2 D3 D1 D2 D1 D1 D1 D1 D2 H1 H2 H3 H2 H1 H3 H1 H3 H2 Dải bảo vệ

* Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển của hom giâm và phương pháp nghiên cứu:

Tiêu chuẩn xuất vườn: mầm cao 4-5 cm, có ít nhất 4 lá, không bị sâu bệnh hại.

- Tỷ lệ hom nảy mầm:

Số hom nảy mầm

Tỷ lệ hom nảy mầm=---× 100% Tổng số hom kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Động thái tăng trưởng chiều dài mầm (mm/ tuần): Bắt đầu đo tại thời điểm hom giâm nảy mầm và tiến hành đo định kỳ 7 ngày một lần đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Động thái tăng trưởng đường kính mầm (mm/ tuần): Bắt đầu đo tại thời điểm hom giâm nảy mầm và đo định kỳ 7 ngày 1 lần đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Động thái tăng trưởng số lá (lá/ tuần): Bắt đầuđếm số lá tại thời điểm hom giâm nảy mầm và đo định kỳ 7 ngày 1 lần đến khi hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

- Tỷ lệ hom giâm sống:

Số hom giâm sống

Tỷ lệ hom sống =---× 100 Tổng số hom giâm

- Tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn:

Số hom giâm đạt tiêu chuẩn

Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn = ---× 100 Tổng số hom giâm

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu trong thí nghiệm được xử lý thống kê trên phần mềm Excel và IRRISTAT 4.0.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm nông sinh học của các dạng Giảo cổ lam tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng phân bố các dạng Giảo cổ lam tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

Huyện Chiêm Hoá nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, tọa độ địa lý từ 21058’21” đến 22030’56” vĩ độ Bắc và từ 104058’21” đến 105031’33” kinh độ Đông và cách Thành phố Tuyên Quang 70 km về phía Bắc; có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Na Hang, huyện Lâm Bình; - Phía Nam giáp huyện Hàm Yên;

- Phía Đông giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; - Phía Tây Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Sơn.

Diện tích tự nhiên toàn huyện (số liệu kiểm kê năm 2010) là: 127.882,10 ha; gồm có 26 xã và 1 thị trấn.

*. Điều kiện khí hậu

Khí hậu của huyện Chiêm Hóa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa Đông lạnh. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Những tháng lạnh, nhiệt độ trung bình có thể xuống dưới mức 20oC. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc trưng khí hậu nóng, ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.700 - 1.500 mm.

*. Điều kiện đất đai

Địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ cao phổ biến từ 200 m – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250

. Chiêm Hóa có nhiều dãy núi cao như: Khau Bươn, Phia Gioòng, Chạm Chu… giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện trạng sử dụng đất:

+ Đất sản xuất đất nông nghiệp là: 13.208,45 ha, chiếm 10,33 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất lâm nghiệp: 105.209,03 ha chiếm 82,27 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 409,70 ha chiếm 0,32 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất nông nghiệp khác: 0,43 ha chiếm 0,0003 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp là: 6.318,91 ha, chiếm 4,94 % tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng là: 2.535,58 ha, chiếm 2,14 % tổng diện tích tự nhiên. Qua số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Chiêm Hóa cho thấy diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn (2.535,58 ha), chiếm 2,14 diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này hoàn toàn có thể sử dụng để phát triển cây nông - lâm nghiệp.

Kết quả điều tra sự phân bố Giảo cổ lam tại xã Tân An và Hùng Mỹ cho thấy, các loài Giảo cổ lam phân bố tại khu vực tán rừng tái sinh trên núi đá vôi và các suối dọc theo khe núi có độ cao từ 300 đến trên 500m. Trong đó: khu vực xã Tân An có loài Giảo cổ lam 5 lá chét ở độ cao 300 - 500m với mức độ phân bố nhiều, cây sinh trưởng tốt; loài Giảo cổ lam 7 lá chét có ít hơn, cây sinh trưởng trung bình. Tại các khu vực điều tra thuộc xã Hùng Mỹ, hai loài Giảo cổ lam 5 lá chét và 7 lá chét sinh trưởng tốt; đặc biệt ở đây còn có loài Giảo cổ lam 9 lá, phân bố ở độ cao > 500m. Cây thích hợp với đất nhiều mùn, ẩm độ cao; trên loại đất này cây sinh trưởng khỏe, thân lá xanh tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Phân bố các loài Giảo cổ lam tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Địa điểm Loài

phân bố Mức độ phân bố Độ cao phân bố Mức độ sinh trƣởng của cây Tân An

5 lá chét Nhiều 300 - 500m Sinh trưởng tốt 7 lá chét Ít 400 - 500m Sinh trưởng trung bình 9 lá chét Không có

Hùng Mỹ

5 lá chét Nhiều 300 - 500m Sinh trưởng tốt 7 lá chét Nhiều > 500m Sinh trưởng tốt 9 lá chét Ít > 500m Sinh trưởng trung bình

3.1.2. Đặc điểm thực vật học các loài Giảo cổ lam tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

Các loài Giảo cổ lam thu thập tại 2 xã Tân An và Hùng Mỹ được xử lý tiêu bản, giám định loài bằng phương pháp so sánh hình thái với các loài Giảo cổ lam được bảo tồn tại Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Sapa - Viện Dược liệu.

3.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của các loài Giảo cổ lam tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Kết quả theo dõi sinh trưởng của các loài Giảo cổ lam từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 cho thấy: sự sinh trưởng và phát triển của các loài có tương quan với điều kiện thời tiết khí hậu tại khu vực điều tra. Trong năm, Giảo cổ lam sinh trưởng nhanh từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, trùng với mùa mưa của huyện Chiêm Hóa. Khoảng thời gian này khu vực điều tra có ẩm độ và nhiệt độ cao; do đó Giảo cổ lam sinh trưởng thân lá mạnh, có 4 - 5 đợt sinh trưởng; loài 5 lá có nhiều đợt sinh trưởng nhất (5 đợt).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển trong năm của Giảo cổ lam

Chỉ tiêu theo dõi

Loài Giảo cổ lam

5 lá chét 7 lá chét 9 lá chét

Số đợt sinh trưởng trong năm 5 - 6 6 - 7 6 - 7 Thời gian xuất hiện hoa Tháng 8 - 9 Tháng 4 - 5 Tháng 4 - 5

Thời gian hoa nở rộ Tháng 9 - 10 Tháng 5 - 6 Tháng 5 - 6 Thời gian quả chín Tháng 12 Tháng 8 Tháng 8 Khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, khu vực điều tra vào mùa khô, ẩm độ và nhiệt độ thấp nên Giảo cổ lam sinh trưởng chậm, khả năng sinh trưởng kém (1 - 2 đợt).

Hai loài Giảo cổ lam 7 lá chét và 9 lá chét có cùng thời gian các giai đoạn phát triển; chúng ra hoa vào khoảng thời gian đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, hoa nở rộ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 và quả chín sau khi hoa nở rộ khoảng 2 tháng (tháng 8). Loài Giảo cổ lam 5 lá chét ra hoa và kết quả muộn hơn, chúng ra hoa vào cuối tháng 8 - giữa tháng 9, hoa nở rộ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 và quả chín vào tháng 12.

3.1.2.2. Đặc điểm hình thái rễ của Giảo cổ lam tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Rễ là cơ quan sinh dưỡng mọc bên dưới đất của cây, có nhiệm vụ hấp thu nước và muối khoáng đồng thời vận chuyển các chất này đi khắp trong cây. Ngoài ra, rễ còn giữ chặt cây trong đất giúp cho cây đứng vững do hệ thống của rễ cây thường phân nhánh nhiều.

Giảo cổ lam là cây hai lá mầm, nghiên cứu đặc điểm hình thái rễ của các dạng Giảo cổ lam cho thấy cây con mọc từ hạt có kiểu rễ trụ đặc trưng. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, rễ chính sinh trưởng chậm dần, các rễ bên sinh trưởng mạnh, do đó cây trưởng thành có kiểu rễ chùm, tập trung ở tầng đất mặt (5 - 6 cm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các loài Giảo cổ lam đều hình thành các rễ bất định trên các đốt thân khi thân cây tiếp xúc với mặt đất hoặc thân cây có rêu, ẩm độ cao. Hình thành rễ bất định trên các đốt thân là đặc điểm quan trọng trong nhân giống vô tính các loài Giảo cổ lam trong xản xuất bằng phương pháp giâm hom.

3.1.2.3. Đặc điểm hình thái thân của Giảo cổ lam tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Bảng 3.3. Đặc điểm thân của các dạng Giảo cổ lam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)