Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến động thái tăng trưởng số lá/

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 78)

1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng

3.2.3.4. Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến động thái tăng trưởng số lá/

mầm Giảo cổ lam.

Bộ lá có vai trò quan trọng trong quang hợp; đặc biệt là cây dược liệu, lá cây đã tổng hợp ra các hoạt chất có tác dụng đối với con người.

Bảng 3.20(a). Ảnh hƣởng của vị trí và kích thƣớc hom đến động thái tăng trƣởng số lá/ mầm Giảo cổ lam Đơn vị tính: lá Vị trí hom Độ dài hom

Số lá/ mầm tại thời điểm sau giâm (ngày sau giâm)

5 12 19 26 33 40 47 (xuất vƣờn) H1 D1 0,17 1,23 2,37 3,43 3,70 4,43 5,43 D2 0,3 1,37 2,60 3,70 3,93 5,00 6,00 D3 0,7 1,73 3,23 4,33 4,73 5,67 6,87 H2 D1 0,33 1,47 2,57 3,53 3,67 4,60 5,60 D2 0,50 1,63 3,00 4,10 4,37 5,37 6,37 D3 0,8 1,80 3,23 4,33 4,67 5,80 6,93 H3 D1 0,07 1,23 2,40 3,40 3,50 4,37 5,37 D2 0,3 1,40 2,57 3,57 3,87 4,53 5,50 D3 0,47 1,57 2,73 3,67 4,23 4,87 5,83 LSD.05(H) 0,19 LSD.05(D) 0,19 LSD.05(H*D) 0,33 CV% 3,1 P(H*D) <0,05

Theo dõi ảnh hưởng của vị trí và kích thước hom đến động thái tăng trưởng số lá được thể hiện trên bảng 3.20(a) và 3.20(b).

Bảng 3.20(a) cho thấy mầm Giảo cổ lam tại thời điểm 5 ngày có từ 0 - 1 lá/ mầm, trung bình từ 0,07 lá/mầm (H3D1: hom gốc dài 7cm) đến 0,8 lá/mầm (H2D3: hom thân dài 15cm). Số lá/mầm tăng lên qua các thời điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo dõi. Trong đó giai đoạn 5 - 19 ngày sau giâm, mầm sinh trưởng chủ yếu nhờ chất dinh dưỡng trong hom do đó số lá/mầm tăng nhanh (sau 14 ngày mầm tăng thêm 2 - 3 lá, trung bình 2,2 lá - 2,54 lá).

Giai đoạn 26 đến 33 ngày sau giâm số lá/mầm tăng chậm do lượng chất dinh dưỡng trong hom giảm và bộ rễ, bộ lá chưa phát triển hoàn chỉnh; giai đoạn này mầm ở các công thức tăng thêm trung bình từ 1,1 lá (H2D1: hom thân dài 7cm, H3D1: hom ngọn dài 7cm) đến 1,5 lá (H1D3: hom gốc dài 15cm, H3D3: hom ngọn dài 15cm).

Bảng 3.20(b). Ảnh hƣởng của vị trí và độ dài hom đến số lá/mầm thời điểm xuất vƣờn

(Đơn vị tính: mm)

Độ dài hom Vị trí hom TB (D)

H1 H2 H3

D1 5,43 5,60 5,37 5,47

D2 6,00 6,37 5,50 5,95

D3 6,87 6,93 5,83 6,54

TB (H) 6,10 6,30 5,57

Theo dõi ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến số lá/ mầm của các công thức tại thời điểm xuất vườn cho thấy: Vị trí hom trên cây mẹ (H) có ảnh hưởng đến số lá/mầm tại thời điểm xuất vườn. Hom lấy ở vị trí giữa thân trên cây mẹ (H2) có số lá trung bình cao nhất (6,30 lá/mầm), cao hơn chắc chắn so với đối chứng (H1: 6,1 lá/mầm); hom lấy ở ngọn (H3) có số lá thấp hơn chắc chắn so với đối chứng, với giá trị LSD.05(H) = 0,19).

Độ dài hom (D) cũng có ảnh hưởng đến sai khác số lá/mầm; hom giâm với độ dài khác nhau có số lá/mầm trong khoảng 5,47 lá/mầm đến 6,54 lá/mầm. Hai độ dài hom D2: hom dài 10cm và D3: hom dài 15cm có trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bình số lá/mầm (5,96 lá và 6,54 lá) cao hơn chắc chắn so với số lá/mầm của các hom có độ dài D1: hom dài 7cm (5,47 lá), với giá trị LSD.05(D) = 0,19.

Xét ảnh hưởng tương tác giữa vị trí hom trên cây mẹ và độ dài hom (H*D) đến số lá/mầm tại thời điểm xuất vườn cho thấy: Tại thời điểm xuất vườn, mầm có từ 5,37 lá đến 6,93 lá; trong đó các công thức H1D2: hom gốc dài 10cm, H1D3: hom gốc dài 15cm, H2D2: hom thân dài 10cm, H2D3: hom thân dài 15cm và H3D3: hom ngọn dài 15cm có số lá/ mầm cao hơn chắc chắn so với số lá/mầm của đối chứng H1D1 - hom gốc dài 7cm (5,43 lá); với giá trị LSD.05(H*D) = 0,33.

3.2.3.5. Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam.

Vị trí và độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, sự sinh trưởng của mầm đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam.

Theo dõi ảnh hưởng đồng thời của vị trí và độ dài hom (H*D) đến tỷ lệ sống của hom giâm cho thấy: hom ngọn với độ dài 7cm (H3D1) còn non, kích thước ngắn nên lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong hom ít, đồng thời hom non dễ bị mất nước nên tỷ lệ sống thấp nhất (59,44%). Tỷ lệ hom sống cao nhất (91,11%) ở loại hom lấy ở vị trí giữa thân và hom dài 15cm (H2D3).

Theo dõi ảnh hưởng của vị trí và kích thước hom đến tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn cho thấy: Vị trí hom (H) có ảnh hưởng đến sự sai khác về tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn; hom giâm lấy ở vị trí giữa thân - hom bánh tẻ (H2) và hom ngọn (H3) có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao hơn chắc chắn so với tỷ lệ xuất vườn của đối chứng H1 (60,23%); trong đó hom thân: H2 có tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất (81,29%), với giá trị LSD.05(H) = 0,9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.21(a). Ảnh hƣởng của vị trí hom và độ dài hom đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vƣờn của hom giâm Giảo cổ lam

Vị trí hom Kích thƣớc hom Số hom sống Tỷ lệ hom sống ( % ) Số hom đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn (%) H1 D1 34,67 57,78 33,67 56,11 D2 37,33 63,89 36,67 61,11 D3 39,67 66,11 39,33 65,56 H2 D1 44,33 73,89 43,67 72,78 D2 49,33 82,22 48,33 80,56 D3 54,67 91,11 54,33 90,56 H3 D1 35,67 59,44 33,33 55,56 D2 40,33 67,22 39,33 65,56 D3 47,67 79,44 46,67 77,78 LSD.05(H) 0,9 LSD.05(D) 0,9 LSD.05(H*D) 1,56 CV% 1,3 P(H*D) <0,05

Độ dài hom giâm (D) có ảnh hưởng đến tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Kích thước đối chứng - 7cm (D1) có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất (61,48%), thấp hơn 16,48% so với tỷ lệ nảy mầm của hom có kích thước 15cm (H3).

Xét tương tác giữa vị trí hom và độ dài hom (H*D) đến tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam: Tỷ lệ xuất vườn của hom dao động trong khoảng 55,56% đến 90,56%. Các công thức H1D2: hom gốc dài 10cm, H1D3: hom gốc dài 15cm, H2D1: hom thân dài 7cm, H2H2: hom thân dài 10cm, H2D3: hom thân dài 15cm, H3D2: hom ngọn dài 10cm và H3D3: hom ngọn dài 15cm có tỷ lệ xuất vườn cao hơn chắc chắn so với tỷ lệ xuất vườn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của đối chứng H1D1 (56,11%); trong đó công thức hom thân dài 15cm (H2D3) costyr lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất (90,56%); với

LSD.05(H*D) = 1,56

Bảng 3.21(b). Ảnh hƣởng của vị trí và độ dài hom đến tỷ lệ xuất vƣờn của hom giâm Giảo cổ lam

(Đơn vị tính: %) Chiều dài hom Vị trí hom TB (D) H1 H2 H3 D1 56,11 72,78 55,56 61,48 D2 61,11 80,56 65,56 69,08 D3 65,56 90,56 77,78 77,96 TB (H) 60,23 81,29 66,29

Nhận xét: Theo dõi ảnh hưởng của vị trí hom và độ dài hom đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trưởng, tỷ lệ sống và đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam cho thấy:

Xét vị trí hom trên cây mẹ: các hom lấy ở vị trí giữa thân - hom bánh tẻ (H2) phù hợp nhất để nhân giống, hom ngọn và hom gốc có tỷ lệ sống thấp, đồng thời mầm sinh trưởng chậm do đó không nên sử dụng để nhân giống.

Xét độ dài hom giâm: hom giâm với kích thước 15cm có tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng tốt nhất, do đó đạt tỷ lệ xuất vườn cao; các hom 7cm và 10cm có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp hơn.

Do đó, để đạt hiệu quả cao trong nhân giống, đồng thời cây con có chất lượng tốt nên sử dụng các hom ở vị trí giữa thân - hom bánh tẻ với độ dài 10 - 15cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

1. Tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang có 3 loài Giảo cổ lam với các đặc điểm hình thái khác nhau trong đó dạng Giảo cổ lam 5 lá là phổ biến.

2. Các nền giâm khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng nhân giống Giảo cổ lam. Nền giâm 75% đất thịt + 25% cát sông tốt nhất, trên nền giâm này hom giâm đạt tỷ lệ xuất vườn là 85,56%.

3. Các chất kích thích sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng nhân giống Giảo cổ lam. Sử dụng α-NAA và IAA ở các nồng độ 25ppm và 50ppm có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ nảy mầm, sinh trưởng của mầm; trong đó α-NAA ở nồng độ 50ppm (C1N2) tốt nhất, tỷ lệ hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn đạt 88,89%.

4. Hom lấy ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ với các độ dài khác nhau có ảnh hưởng rất rõ đến khả nang nhân giống Giảo cổ lam. Các hom hom bánh tẻ - lấy ở vị trí giữa thân (H2) với độ dài 15cm (D3) có khả năng nhân giống tốt nhất, tỷ lệ hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn đạt 90,56%.

4.2. Đề nghị

- Lựa chọn loài Giảo cổ lam 5 lá chét để phát triển sản xuất.

- Sử dụng nền giâm 50 % đất thịt + 50 % cát sông làm nền giâm hom Giảo cổ lam, sử dụng chất kích thích sinh trưởng α-NAA ở nồng độ 50ppm để xử lý hom giâm, đồng thời sử dụng hom bánh tẻ với độ dài 15cm để giâm hom.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. (1991),

.

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc. NXBKH&KT

(2005), ,

- 10/2005, 354.

4. Bộ Y tế ( 2005 ), Dược liệu, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

5. (1997), .

6. GS.TS Võ Văn Chi ( 2000 ), Cây thuốc trị bệnh thông dụng, NXB Thanh Hóa.

7. GS.TS Võ Văn Chi ( 2004 ), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. PGS.TS Hoàng Chung, Các phương pháp nghiên cứu quần xã sinh vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. DS Nguyễn Thúy Dần (2007), Giáo trình dược liệu, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

10. (1997), .

11. TS Nguyễn Bá Hoạt, TS.DS Nguyễn Văn Thuần ( 2005 ), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. GS.TS Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam (quyển 1, 2, 3), Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

13. GS.TS Phạm Hoàng Hộ ( 2006 ), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB Trẻ, Hà Nội.

14. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Tình hình sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2003, số 65.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, NXBNN, Hà Nội.

16. GS.TS Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Bảo Thắng (2003), Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

18. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

19. Trương Thị Tố Uyên (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc trong một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

20. Trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn Dược học cổ truyền (2002), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

21. Viện Dược Liệu, 1996. Cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa Học kỹ thuật Hà Nội. 22. Viện Dược Liệu, 2005. Kỹ thuật trồng cây thuốc. NXB y học Hà Nội. 23. Ngô Tuấn Vinh (2010), Nghiên cứu thành phần hóa học cây Giảo cổ lam

( Gynostemma pentaphyllum Thunb.) họ Curcubitaceae tại Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ hóa học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

24. Viện Dược liệu, 2000, Tuyển tập các công trình nghiên cứu của viện Dược liệu từ 1997 đến 2000. NXB khoa học kỹ thuật hà Nội.

25.Viện Dược liệu, 2010, Phương pháp nghiên cứu thuốc từ thảo dược. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.

26.Nguyễn Thị Yến (2008), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

27. Christophe Wiart, Pharm.D ( 2006 ), Medicinal plants of Asia and the Pacific, Taylor & Francis Group,LLC.

28. WHO guidelines on good agricultural and collection practices (GACP) for medicinal plants. World Health Organization. Geneva - 2003.

C. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

29. Cổ yếm ( 08/04/2012 ), http://www.Lrc-tnu.edu.vn/dong y/thuoc dong y/co yem.

30. Giảo cổ lam (08/04/2012), http://www.duoclieudonghan.com.vn/Nhom

thuoc tru thap loi thuy/ Giao co lam.

31. Giảo cổ lam ( 09/04/2012), http://www.thuocdongduoc.vn.

32. Phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại Cao Bằng và Hà Giang ( 08/04/2012), http://www.khoahoc.com.vn/kham pha/ sinh vat hoc/ thuc vat.

33. Giảo cổ lam (10/04/2012), http://www.vi.wekipedia.org/wiki/giao co lam. 34. Thất diệp đởm, một cây thuốc quý có tác dụng hạ Cholesterol máu và chống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC 2: KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

(Trạm khí tƣợng thủy văn huyện Chiêm Hóa - năm 2012)

Tháng Lượng mưa (mm/tháng) Ẩm độ TB (%) Số giờ nắng TB (giờ) Nhiệt độ TB (oC) 1 52.5 68.7 3.7 20.5 2 65.7 69.4 3.8 21.7 3 68.9 68.9 5.8 20.8 4 97.8 78.2 6.5 23.6 5 188.3 78.3 7.3 26.4 6 198.1 82.3 5.8 26.1 7 189.6 83.8 5.7 26.2 8 176.1 86.7 5.5 25.0 9 179.1 84.5 5.1 25.4 10 112 75.8 5.0 22.5 11 57.9 65.5 4.8 20.6 12 45.7 60.7 3.5 19.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC 3: XỬ LÝ SỐ LIỆU

ty le nay mam 26 ngay sau giam - nen giam

BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLNM FILE TLNM 8/10/** 21:46

--- PAGE 1

ty le nay mam 26 ngay sau giam VARIATE V003 TLNM

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 1.08934 .544668 0.23 0.800 3 2 NENGIAM$ 4 500.260 125.065 52.98 0.000 3 * RESIDUAL 8 18.8840 2.36051 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 520.233 37.1595 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TLNM 8/10/** 21:46

--- PAGE 2

ty le nay mam 26 ngay sau giam MEANS FOR EFFECT NLAI

---

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)