Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến khả

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 57)

1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng

3.2.2.1. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ xử lý đến khả

năng nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam

Kết quả nghiên cứu khả năng nảy mầm của Giảo cổ lam ở các nồng độ xử lý khác nhau của các chất kích thích sinh trưởng IAA, α-NAA được trình bày trên bảng 3.12a và 3.12b.

Sau giâm 5 ngày, trên tất cả các công thức thí nghiệm hom giâm đều nảy mầm; tỷ lệ nảy mầm của hom giâm dao động trong khoảng 23,33% đến 43,33%. Tỷ lệ nảy mầm của hom giâm trên các công thức đều tăng qua các thời điểm theo dõi. Sau giâm hom 26 ngày, hom giâm trên các công thức thí nghiệm đã kết thúc nảy mầm.

Theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hom giâm ở các công thức thí nghiệm cho thấy: Xét yếu tố chất kích thích sinh trưởng (C), các chất kích thích sinh trưởng IAA, α-NAA có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam. Tỷ lệ nảy mầm của hom giâm trên các công thức xử lý α-NAA (C1) là 85,69%, cao hơn 6,94 % so với tỷ lệ nảy mầm của hom giâm trên các công thức xử lý IAA (C2 - 78,75 %), với giá trị LSD.05(C) = 1,08.

Xét yếu tố nồng độ xử lý (N): các nồng độ xử lý khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam. Trên các nồng độ xử lý khác nhau tỷ lệ nảy mầm trung bình của hom giâm dao động từ 73,89% đến 88,61%. Các nồng độ 25ppm (N1), 75ppm (N3), 100ppm (N4) có tỷ lệ nảy mầm 86,67%, 79,72% và 73,89% thấp hơn chắc chắn so với tỷ lệ nảy mầm của hom ở nồng độ 50ppm (N2), với LSD0.05(N) = 1,52.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12(a). Ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến khả năng nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam

(Đơn vị tính: %)

Chất KTST

Nồng độ xử lý

Tỷ lệ nảy mầm tại các thời điểm sau giâm hom

5 ngày 12 ngày 19 ngày

26 ngày (kết thúc nảy mầm) C1 N1 28,89 51,67 83,89 87,78 N2 43,33 81,67 91,67 93,33 N3 26,11 41,11 76,67 83,89 N4 23,33 36,11 70,00 77,78 C2 N1 34,44 65,0 84,44 85,56 N2(ĐC) 36,11 65,56 83,33 83,89 N3 30,56 57,78 72,78 75,56 N4 26,11 38,33 65,56 70,00 LSD.05C 1,08 LSD.05N 1,52 LSD.05C*N 2,15 CV% 1,5 P(C*N) <0,05 Bảng 3.12(b). Ảnh hƣởng của các chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm kết thúc nảy mầm của hom giâm

Giảo cổ lam (Đơn vị tính: %) Nồng độ xử lý Chất kích thích sinh trƣởng TB(N) C1 C2 N1 87,78 85,56 86,67 N2 93,33 83,89(ĐC) 88,61 N3 83,89 75,56 79,72 N4 77,78 70,00 73,88 TB(C) 85,69 78,75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xét ảnh hưởng tương tác giữa chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý (C*N) đến tỷ lệ nảy mầm của hom giâm tại thời điểm 26 ngày sau giâm (kết thúc nảy mầm): Tỷ lệ nảy mầm của hom giâm tại thời điểm kết thúc nảy mầm dao động trong khoảng 70,0% đến 93,33%. Hai công thức xử lý α-NAA ở nồng độ 50ppm (C1N2) và 25ppm (C1N1) có tỷ lệ nảy mầm (93,33% và 88,44%) cao hơn chắc chắn so với đối chứng xử lý IAA ở nồng độ 25ppm (có tỷ lệ nảy mầm là 83,89 %); Các công thức xử lý α-NAA 100ppm (C1N4), IAA 75ppm (C2N3) và IAA 100ppm (C2N4) có tỷ lệ hom nảy mầm thấp hơn so với đối chứng; các công thức C1N3 (α-NAA 75ppm), C2N1 (IAA 25ppm) có tỷ lệ hom nảy mầm tại thời điểm kết thúc nảy mầm tương đương đối chứng; với giá trị LSD0.05(C*N) = 2,15.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây giảo cổ lam tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)