1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng
3.2.2.5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến tỷ lệ
sống và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam.
Chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý có ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và sự sinh trưởng của hom giâm, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam.
Theo dõi ảnh hưởng tương tác của chất kích thích sinh trưởng và nồng độ sử lý đến tỷ lệ sống của hom giâm Giảo cổ lam tại thời điểm xuất vườn cho thấy: tỷ lệ hom sống trên các công thức dao động trong khoảng 65,56% đến 90,56%. Trong đó hai công thức C1N1: α-NAA 25ppm và C1N2: α-NAA 50ppm có tỷ lệ hom sống là 86,11% và 90,56%; cao hơn chắc chắn so với tỷ lệ sống của hom ở công thức đối chứng C2N2: IAA 50ppm (82,78%).
Theo dõi tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam ở các công thức được xử lý chất kích thích sinh trưởng với nồng độ khác nhau được thể hiện trên bảng 3.16(a) và 3.16(b).
Theo dõi tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn cho thấy: Xét yếu tố chất kích thích sinh trưởng, các chất khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam. Các hom được xử lý α-NAA (C1) có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 80,69%, cao hơn chắc chắn so với tỷ lệ xuất vườn trên các công thức xử lý C2: IAA (75,14%), với giá trị LSD.05(C) = 0,84.
Xét yếu tố nồng độ xử lý: Trên các nồng độ xử lý khác nhau tỷ lệ hom Giảo cổ lam đạt tiêu chuẩn xuất vườn dao động từ 67,78% đến 85,56%; nồng độ xử lý N2: 50ppm (ĐC) có số hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất (85,56%); các nồng độ N4: 100ppm, N3: 75ppm và N1:25ppm có tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp hơn chắc chắn so với đối chứng, với giá trị LSD.05(N) = 1,18.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.16(a). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vƣờn của hom giâm Giảo cổ lam
Chất KTST Nồng độ Số hom sống Tỷ lệ hom sống ( % ) Số cây đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn (%) C1 N1 51,67 86,11 51,33 84,44 N2 54,67 90,56 53,33 88,89 N3 47,67 79,44 47,00 78,33 N4 43,33 72,22 42,67 71,11 C2 N1 50,67 84,44 49,67 82,78 N2 49,67 82,78 49,33 82,22 N3 43,67 72,78 42,67 71,11 N4 39,33 65,56 38,67 64,44 LSD.05(C) 0,84 LSD.05(N) 1,18 LSD.05(C*N) 1,68 CV% 1,2 P(C*N) <0,05
Xét tương tác giữa chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý: các chất kích thích sinh trưởng ở nồng độ khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam. Trên các công thức hom giâm có tỷ lệ xuất vườn từ 64,44% đến 88,89%; Trong đó công thức C1N2: α-NAA 50ppm có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn 88,89% và C1N1: α-NAA 25ppm có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn 84,44% cao hơn công thức đối chứng C2N2: IAA 50ppm (có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 82,22%); các công thức C1N3: α-NAA 75ppm, C1N4: α-NAA 100ppm, C2N3: IAA 75ppm và C2N4: IAA 100ppm có tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn thấp hơn chắc chắn so với đối chứng; với giá trị LSD.05(C*N) = 1,68.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.16(b). Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng và nồng độ xử lý đến tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vƣờn
Nồng độ xử lý Chất kích thích sinh trƣởng TB(N) C1 C2 N1 84,44 82,78 83,61 N2 88,89 82,22 85,56 N3 78,33 71,11 74,72 N4 71,11 64,44 67,78 TB(C) 80,69 75,14
*Nhận xét: Qua theo dõi ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng và nồng độ xử lý đến khả năng nhân giống Giảo cổ lam cho thấy: các chất kích thích sinh trưởng α-NAA và IAA ở nồng độ 25 - 50ppm đều có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom giâm Giảo cổ lam; trong đó α-NAA (C1) ở nồng độ 50ppm (N2) có ảnh hưởng tốt nhất. Vì vậy, trong nhân giống vô tính Giảo cổ lam bằng phương pháp giâm hom nên xử lý hom giâm bằng dung dịch α- NAA và IAA ở nồng độ 25 - 50ppm trong thời gian 15 - 20 phút để tăng hiệu quả nhân giống.