1. 8 Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng
3.2.3. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng nhân giống của Giảo cổ lam
Khả năng nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom phụ thuộc rất lớn vào bản chất của giống và chất lượng của hom giống; nghĩa là hom để sử dụng nhân giống phải đảm bảo một lượng dinh dưỡng đầy đủ. Do đó cần xác định được loại hom với vị trí hom trên thân và độ lớn hom thích hợp để đảm bảo kết quả nhân giống tốt nhất. Chúng tôi nghiên cứu các loại hom giâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lấy ở 3 vị trí trên thân cây: hom gốc (H1); hom thân-hom bánh tẻ (H2); hom ngọn (H3) với 3 độ dài hom: hom dài 7cm (D1); hom dài 10cm (D2); hom dài 15cm (D3). Qua quá trình theo dõi thu được kết quả như sau:
3.2.3.1. Ảnh hưởng của vị trí và độ dài hom đến khả năng nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom trên cây mẹ và kích thước của hom đến khả năng nảy mầm của hom giâm được trình bày trên bảng 3.17(a) và 3.17(b).
Qua bảng 3.17(a) cho thấy: 5 ngày sau giâm, hom giâm đều nảy mầm ở tất cả các công thức thí nghiệm; trong đó công thức H3D3 (hom ngọn dài 15cm) có tỷ lệ hom nảy mầm cao nhất (33,89%), công thức H1D1 (hom gốc dài 7cm) có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (12,77%). Tỷ lệ nảy mầm của hom giâm ở các công thức đều tăng lên qua các thời điểm theo dõi.
Theo dõi ảnh hưởng của vị trí hom trên cây mẹ và kích thước hom đến tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm 26 ngày sau giâm (kết thúc nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam) cho thấy: 26 ngày sau giâm, hom giâm đã kết thúc nảy mầm ở các công thức thí nghiệm.
Theo dõi tỷ lệ hom nảy mầm tại thời điểm 26 ngày sau giâm trên các công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Xét yếu tố vị trí lấy hom trên cây mẹ (H), hom giâm lấy ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ có tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm kết thúc nảy mầm khác nhau, dao động từ 62,22% đến 82,59%; trong đó hom giâm lấy ở vị trí giữa thân (H2) và hom lấy ở ngọn (H3) có tỷ lệ nảy mầm cao hơn chắc chắn so với tỷ lệ nảy mầm của đối chứng H1 (62,22%), với giá trị LSD.05(H) = 1,23.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.17(a). Ảnh hƣởng của vị trí và độ dài hom đến khả năng nảy mầm của hom giâm Giảo cổ lam
(Đơn vị tính: %)
Vị trí hom
Độ dài hom
Tỷ lệ nảy mầm tại các thời điểm sau giâm hom 5 ngày 12 ngày 19 ngày Kết thúc
nảy mầm H1 D1(ĐC) 12,77 35,0 51,11 57,78 D2 15,00 38,33 52,22 62,78 D3 17,77 42,77 60,0 66,11 H2 D1 20,0 43,33 56,11 74,44 D2 24,43 48,33 61,67 82,22 D3 28,89 63,89 71,11 91,11 H3 D1 31,67 64,44 69,44 71,11 D2 32,22 66,67 74,44 76,11 D3 33,89 74,44 84,44 85,56 LSD.05(H) 1,23 LSD.05(D) 1,23 LSD.05(H*D) 2,1 CV% 1,6 P(H*D) <0,05
Xét yếu tố độ dài hom (D): hom giâm với kích thước khác nhau có tỷ lệ nảy mầm dao động trong khoảng 67,78% đến 80,93%. Hai kích thước hom D2: hom dài 10cm (73,30%) và D3: hom dài 15cm (80,93%) có tỷ lệ nảy mầm tại thời điểm 26 ngày sau giâm (kết thúc nảy mầm) cao hơn chắc chắn so với đối chứng D1: hom dài 5cm (67,78%), với giá trị LSD.05(D) = 1,23.
Xét ảnh hưởng tương tác giữa vị trí hom trên cây mẹ và độ dài hom (H*D): Hom giâm lấy ở các vị trí khác nhau trên cây mẹ với các độ dài hom
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác nhau thì có tỷ lệ nảy mầm trong khoảng 57,78 % đến 91,11%. Công thức đối chứng H1D1: hom gốc dài 7cm có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn chắc chắn so với tất cả các công thức còn lại; hom giâm lấy ở giữa thân, dài 15cm (H2D3) có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (91,11%), với giá trị LSD.05(H*D)= 2,1.
Bảng 3.17(b). Ảnh hƣởng của vị trí và độ dài hom đến tỷ lệ nảy mầm cuối cùng của hom giâm Giảo cổ lam
(Đơn vị tính: %)
Độ dài hom (D) Vị trí hom (H) TB (H) H1 H2 H3
D1 57,78 74,44 71,11 67,78
D2 62,78 82,22 76,11 73,70
D3 66,11 91,11 85,11 80,93
TB (D) 62,22 82,59 77,59