Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 95)

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay DNVVN vẫn còn một số tồn tại như sau:

Tuy số lượng DNVVN vay vốn tại ngân hàng năm sau tăng hơn năm trước nhưng so với năm 2009 thì tăng không đáng kể.

Dư nợ đối với DNVVN có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng vẫn còn rất thấp so với khả năng của chi nhánh. Hiệu quả sử dụng vốn không cao, dư nợ cho vay đối với DNVVN rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động, tiềm lực cho vay là rất lớn nhưng lại sử dụng không hết làm cho hiệu quả cho vay không cao.

Tỷ lệ dư nợ cho vay DNVVN bị quá hạn tuy không cao nhưng có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây đặc biệt là doanh số phát sinh nợ quá hạn liên tục tăng trong những năm qua. Điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động cho vay DNVVN nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung.

Lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay DNVVN tuy có tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn so với quy mô hoạt động của chi nhánh.

2.3.2.2 Nguyên nhân:

a. Từ phía ngân hàng

Chính sách vay vốn của ngân hàng tuy đã sửa đổi, bổ sung, nhưng so

với yêu cầu nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay đòi hỏi phải có sự hoàn thiện cơ chế pháp lý và cải cách thủ tục hành chính. Vấn đề thủ tục, giấy tờ, thời gian giải quyết món vay cho dù các ngân hàng đã tích cực cải tiến nhưng trong mắt khách hàng vẫn còn phức tạp, rườm rà, chậm chạp so với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên thương trường có tính tức thời, đơn giản, linh hoạt. Chẳng hạn cho vay một khách hàng theo phương thức cho vay theo món, có tới 4 bộ giấy tờ (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, tờ trình thẩm định, giấy nhận nợ, biên bản xác định tài sản thế chấp vay vốn...). Mỗi lần vay, sau ít ngày khách hàng có tiền, trả nợ, lại phải làm thủ tục lại. Mỗi lần làm các thủ tục giấy tờ, xin xác nhận, các cơ quan hữu quan vào các mẫu quy định cũng vài ba ngày.

Qui định về bảo đảm tiền vay : Cơ chế đảm bảo tiền vay chặt chẽ, đặc

biệt là tài sản đảm bảo vẫn còn là rào cản quá lớn với tín dụng DNVVN. Ngân hàng quy định muốn vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi và phải có tài sản thế chấp cho mỗi khoản vay. Điều này đã tạo ra một khó khăn lớn cho các DNVVN vì nhiều doanh nghiệp không đủ có tài sản thế chấp, một số có tài sản đảm bảo thì không phải tài sản nào ngân hàng cũng chấp nhận làm tài sản thế chấp hoặc được định giá tài sản này rất thấp.

Ngân hàng không mặn mà với tài sản đảm bảo là động sản: Khảo sát về

thực tiễn hoạt động cho vay của Tập đoàn tài chính Quốc tế (IFC) cho thấy, có tới 93% các ngân hàng đều muốn nhận bất động sản là tài sản thế chấp cho các khoản vay thương mại. Trong khi phần lớn tài sản của các DNVVN lại tồn tại dưới dạng các động sản khác như là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Các

tài sản này nếu được huy động sẽ có thể đảm bảo một lượng tín dụng lớn để phát triển kinh tế. Các quy định ở Bộ Luật Dân sự và Nghị định về giao dịch bảo đảm đã cho phép mọi loại động sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. Quy định mới này cũng đã đơn giản hoá trình tự thủ tục tạo lập bảo đảm và cho phép tài sản bảo đảm được mô tả một cách khái quát…Tuy nhiên, theo IFC, hiện nay vẫn còn phần lớn ngân hàng đều chưa quen thuộc với kinh doanh cho vay có đảm bảo bằng động sản và chưa nhận thức được tiềm năng kinh tế của các cải cách gần đây trong lĩnh vực này. Mặc dù việc đánh giá kết quả hoạt động và quá trình trả nợ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay, nhưng ngân hàng vẫn yêu cầu phải có tài sản bảo đảm với hầu hết các khoản cho vay để kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình…

Một số lý do khiến cho ngân hàng không mặn mà với tài trợ động sản đó là ngân hàng chưa có đủ khả năng chuyên môn để xác định giá trị thực của động sản, đặc biệt là máy móc, thiết bị của một ngành chuyên biệt. Hơn nữa, trị giá động sản có tính rủi ro và giá trị giảm rất nhanh theo thời gian. Thứ hai, nếu hàng lưu kho được dùng làm tài sản đảm bảo thì việc kiểm soát rất khó khăn. Nếu trong trường hợp mặt hàng nông nghiệp, hàng đông lạnh, thực phẩm thì lại càng khó hơn và mức độ rủi ro càng lớn hơn bởi yếu tố giá cả và thời gian lưu kho có giới hạn và thông thường là ngắn. Bên cạnh đó, việc nhận động sản làm bảo đảm tín dụng rất khó quản lý vì trong trường hợp xấu khách hàng vẫn có thể đem bán hoặc thế chấp đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự khác.

Do cách xác định giá trị tài sản đảm bảo khác nhau: Nhiều cán bộ tín

dụng phản ánh cùng một tài sản bảo đảm, cùng một khách hàng, tại cùng một thời điểm nhưng các NHTM khác nhiều khi định giá tài sản thế chấp, tính

toán mức cho vay cao hơn nhiều so với Sacombank, kết quả hiển nhiên là Sacombank không cho vay được

Chưa có các sản phẩm phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp vừa và

nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tài chính hạn chế nhưng sản phẩm cho vay hiện nay chưa đáp ứng được tính linh hoạt về lãi suất. Giá trị tài sản là động sản của DNVVN là rất lớn nhưng lại chưa được tận dụng.

Thông tin tín dụng còn thiếu và yếu: Việc thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng và dự án/phương án vay vốn chủ yếu lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng báo cáo này hầu như không đủ độ tin cậy. Việc xem xét về khả năng quản lý của khách hàng thông qua thái độ làm việc của nhân viên, công nhân hay người lãnh đạo và bộ máy quản lý còn mang nặng tính chủ quan. Việc thu thập, đánh giá thông tin về khách hàng và dự án phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Ngoài ra việc lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng còn rất hạn chế.

Trình độ chuyên môn: Sự yếu kém trong trình độ chuyên môn cũng như

các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học,... của nhiều cán bộ nên ảnh hưởng đến việc thẩm định, tái thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh; đến hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Các kỹ năng về tiếp thị với khách hàng cũng chưa tốt do đó khả năng thu hút khách hàng không cao.

b. Từ phía các DNVVN

Các DNVVN hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện tài sản bảo đảm.

Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DNVVN còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp, rất nhiều nhà quản lý chưa được đào tạo nhiều về các kỹ năng quản lý doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh của họ thường mang tính ngắn hạn, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể. Khả năng lập các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đủ tính thuyết phục là rất thấp.

Thiếu các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh có độ tin cậy cao. Các DNVVN thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng.

Các DNVVN, nhất là các doanh nghiệp mới ra đời thường có nguồn vốn kinh doanh nhỏ, nguồn lực vốn và tài sản tự thân cũng như gia đình hạn hẹp, cần phải đi vay nhưng không đủ giá trị tài sản bảo đảm theo qui định của ngân hàng cho vay. Việc tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô cùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã có nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những hợp đồng thuê ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đòi hỏi. Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh.

Hơn nữa, các DNVVN thường phải chịu thiệt thòi, phải gánh chịu

những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng ở thị trường trong nước; khả năng tiếp xúc thương mại, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn; điều kiện tiếp cận với thông tin về văn bản, pháp luật, thị trường, tiến bộ công nghệ ... còn hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

c. Các nguyên nhân từ các cơ quan quản lý Nhà nước

Môi trường pháp lý: ở Việt Nam môi trường pháp lý còn nhiều bất cập

thiếu đồng bộ, không đầy đủ, và thiếu ổn định gấy nhiều khó khăn trong các giao dịch dân sư đặc biệt là trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Ví dụ như trong Bộ luật Dân sự, một tài sản có thể được cầm cố, thế chấp ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau khi tổng trị giá tài sản đó với khoản vay chưa hết nhưng ngược lại, trong Luật Nhà ở thì đất đai và nhà ở chỉ được thế chấp hay cầm cố ở một ngân hàng, một tổ chức tín dụng thôi.Và hiện nay chưa có văn bản thống nhất về việc sử dụng tài sản của bên thứ ba làm tài sản đảm bảo.

Bất cập trong đăng ký giao dịch bất động sản: Việc đăng ký giao dịch

bảo đảm đối với tài sản động sản còn nhiều bất cập. Cơ quan đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo không có trách nhiệm thông báo với các ngân hàng rằng tài sản này đã được thế chấp tại đâu chưa. Trên thực tế, có nhiều trường hợp ngân hàng nhận tài sản thế chấp là động sản mà không biết rằng tài sản đó đã được thế chấp tại một ngân hàng khác.

Các chế tài pháp lý của Nhà nước còn chưa đủ mạnh: Trên thực tế hoạt

động huy động vượt rào lãi suất xảy ra ở hầu hết các ngân hàng trong nhiều năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có một cơ chế quả lý hiệu quả.

Dẫn đến những cuộc chạy đua lãi suất huy động động thời cũng đã đẩy lãi suất cho vay tăng lên.

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được thành lập khá lâu (năm 1998).

Tuy nhiên, hoạt động CIC ở nước ta đang trong giai đoạn sơ khai, chất lượng thông tin còn hạn chế, thông tin không mang tính nhanh nhậy, kịp thời, chính xác; nội dung thông tin nghèo nàn thiên về tính liệt kê, báo cáo, chưa có tính phân tích, dự báo, cảnh cáo, ngăn ngừa; mạng lưới cung cấp thông tin còn yếu (chủ yếu là các Ngân hàng thương mại thông qua mẫu biểu báo cáo) thông tin còn mang tính che giấu, trên thực tế có rất nhiều Ngân hàng thương mại không nắm bắt hoặc cố tình che giấu nợ xấu và nợ có vấn đề của mình. Với hệ thống thông tin riêng của ngành đảm bảo được sự bảo mật tối đa về thông tin nhưng lại gặp khó khăn trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin nên thông tin tín dụng còn thiếu tính đa chiều do nguồn cung cấp thông tin yếu, không đa dạng. Điều này làm cho các ngân hàng thương mại duy trì sự thiếu hụt thông tin trong nhiều năm qua. Khách hàng của CIC chỉ là các ngân hàng thương mại mà chưa phải là cộng đồng doanh nghiệp, những chủ thể rất đói vốn và có nhu cầu cải thiện các điều kiện tiếp cận vốn của mình.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)