Các nhân tố thuộc về DNVVN

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 39)

1.2.2.1 Năng lực tài chính của các DNVVN.

Nhìn chung, khi đánh giá về tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ xem xét đến các tiêu chí sau:

Các chỉ tiêu tài chính

Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh thì các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp phải được đánh giá tốt:

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như khả năng thanh toán từ thì, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền mặt phải cho thấy doanh nghiệp đó hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ bao gồm cả nợ vay ngân hàng khi đến hạn.

Các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động và thời gian thu hồi công nợ phải không được thấp hơn trung bình của ngành. Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp càng lớn và thời gian thu hồi công nợ càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao.

Các chỉ tiêu cân nợ như: Tổng dư nợ/tổng tài sản, Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn... của khách hàng phải ở mức hợp lý không quá cao. Nếu các chỉ

tiêu này ở mức quá cao thì doanh nghiệp đó mất khả năng tự chủ về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay bên ngoài.

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty như ROA, ROE, ROI phải không được thấp hơn trung bình của ngành và thông thường đều có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận là những chỉ tiêu phản ánh trung thực tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô nguồn vốn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác

Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp có vai trò rất lớn đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó. Và, khi xét hồ sơ vay vốn, ngân hàng luôn yêu cầu một tỷ lệ nhất định vốn tự có của doanh nghịêp tham gia vào dự án để đảm bảo an toàn và nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn vay. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn đánh giá cao các doanh nghiệp có thể huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc huy động được các nguồn vốn khác nhau cho thấy uy tín của doanh nghiệp là rất tốt và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào một loại vốn. Bên cạnh đó, trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những biến động xấu dẫn đến kết quả kinh doanh không được như phương án vay vốn ban đầu nênnguồn trả nợ vay ngân hàng bị suy giảm thì khách hàng có thể huy động nguồn khác để thanh toán cho ngân hàng.

Những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

1.2.2.2 Nhu cầu vay vốn của DNVVN.

Để phát triển hoạt động cho vay DNVVN không thể không xem xét đến nhu cầu vay vốn của họ, bởi vì nếu các doanh nghiệp này không có nhu cầu

vay vốn thì ngân hàng cũng không thể phát triển hoạt động này được. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, vốn đang là nhu cầu bức thiết, là sức ép lớn lên các doanh nghiệp này. Do đó phát triển hoạt động cho vay DNVVN đang là một xu hướng nhiều ngân hàng chú trọng.

1.2.2.3 Trình độ quản lý.

Trình độ quản lý của DNVVN thể hiện ở khả năng quản lý về nhân công, chi phí, nguyên vật liệu,...; ở cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, phương thức hạch toán... DNVVN nếu không quản lý tốt sẽ gây lãng phí trong sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ được. Ngược lại, một doanh nghiệp có năng lực quản lý tốt sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp, quản lý vốn vay tốt, sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.

1.2.2.4 Phương án sử dụng vốn vay.

Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo và các qui định khác của ngân hàng, nhưng có phương án sử dụng vốn vay không hiệu quả thì chưa chắc đã được ngân hàng cho vay vốn, bởi vì cung ứng vốn cho một dự án không hiệu quả một mặt ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, mặt khác vi phạm đạọ đức kinh doanh của ngân hàng, gián tiếp dẫn đến bờ vực phá sản. Mà nói đến phát triển tín dụng không chỉ tính đến sự tăng về quy mô cho vay mà còn phải quan tâm đến cả chất lượng của khoản vay tức là khả năng thu hồi gốc, lãi và đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sơ lý thuyết các ngân hàng thương mại thường nói “Tài sản bảo đảm không phải là yếu tố quyết định đến việc cho vay” tuy nhiên trên thực tế đa số DNVVN muốn vay được vốn ngân hàng ngoài tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi ... thì tài sản bảo đảm cũng là một yếu tố để ngân hàng quyết định cho vay hay không. Tài sản đảm bảo của DNVVN có thể tồn tại ở các dạng khác nhau như: Bất động sản, động sản, hàng tồn kho, các khoản phải thu, bảo lãnh của một cá nhân hoặc một tổ chức khác... Thông thường đối với các ngân hàng thương mại thường quyết định giá trị khoản vay thấp hơn giá trị tài sản bảo đảm do họ định giá. Đối với mỗi ngân hàng thương mại khác nhau, mỗi loại tài sản bảo đảm khác nhau thì tỷ lệ giá trị khoản vay/giá trị tài sản bảo đảm cũng khác nhau.

Như vậy, ngoài nhu cầu vốn cần thiết tính theo phương án kinh doanh thì các DNVVN khi đi vay vốn ngân hàng cũng cần phải có tài sản bảo đảm tương ứng.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)