Từ thực tế nghiên cứu công tác cho vay DNVVN đặc biệt là “Quy trình cho vay DNVVN” của hai NHTM hàng đầu của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Về qui trình và công tác tổ chức thẩm định: Từ Hội sở chính đến các
chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ qui trình cấp tín dụng cho DNVVN. Từng cấp thẩm định phải có trách nhiệm hoàn thành triệt để nội dung công việc được giao.
- Về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định cần được thực
hiện một cách khoa học, theo trình tự thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau. Để tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định, cần sử dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến, hiện đại.
- Về nội dung thẩm định khách hàng: Nội dung thẩm định toàn diện,
khách quan, chuẩn xác sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định. Ngược lại, nếu nội dung thẩm định không đầy đủ, các nhận xét đưa ra
không có căn cứ khoa học thì chất lượng và hiệu quả khoản vay không đảm bảo.
- Về công tác quản lý nợ và thu hồi nợ sau cho vay: Cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ phận cùng quản lý khoản vay như bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ trong quá trình nhắc nợ, thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn.
- Về con người: Xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, trình độ, có tính
thần trách nhiệm được coi là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định, cũng như chất lượng cho vay. Đồng thời phải có qui định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách.
- Đề cao vai trò của Hội sở chính trong việc xây dựng qui trình, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, thường xuyên có sự phân tích, đánh giá để chọn ra các đối tượng khách hàng, ngành hàng chiến lược và định hướng đầu tư vốn cho phù hợp theo từng thời kỳ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢOWNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Sacombank Thăng Long 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển
Sự ra đời: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được thành lập ngày 21/12/1991 theo giấy phép thành lập số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991. Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát phi mã. Hiện nay, trụ sở chính của Sacombank đặt tại 266- 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - quận 3 - Hồ Chí Minh.
Tôn chỉ mục đích: Sacombank đang hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính lớn mạnh với phương châm hoạt động là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; - Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản,cung cấp các dịch vụ Ngân hàng khác.
Sự phát triển:
Năm 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
Năm 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.
Năm 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Năm 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói.
Năm 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund
Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
Năm 2006:
Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank - SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank - SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS.
Năm 2007:
Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ
cho cộng đồng Hoa ngữ.
Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ,
Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Năm 2008:
Tháng 05, công bố hình thành Tập đoàn Sacombank nhằm cung cấp trọn gói các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân, với hoài bão xây dựng Sacombank Group trở thành Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi
nhánh tại Lào.
Năm 2009:
Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong
19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.
Năm 2010:
Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.
Năm 2011:
Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất.
Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương.
Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao
động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Năm 2012:
Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank.
Sacombank Thăng Long là chi nhánh cấp 1 nằm trong hệ thống Sacombank được thành lập ngày 08/08/2007. Sacombank Thăng Long có trụ sở tại 60A Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa -Hà Nội, đây được coi là vị trí đẹp và đắc địa so với các chi nhánh khác cùng hệ thống tại địa bàn Hà Nội.
Khi mới thành lập, Sacombank Thăng Long tổng cộng có khoảng 40 cán bộ nhân viên. Đến nay, sau 5 năm thành lập, tổng số lượng cán bộ nhân viên của chi nhánh tăng lên 95 người với 1 chi nhánh chính và 4 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc lần lượt ra đời:
PGD Đội Cấn (địa chỉ 149G Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội): ra đời tháng 9/2008
PGD Hoàng Cầu (163 Đặng Tiến Đông - phường Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội): thành lập tháng 7/2009
PGD Trần Duy Hưng (82 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội): thành lập tháng 11/2009
PGD Đốc Ngữ (147 Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội): thành lập tháng 8/2010
Với vị trí là một Chi nhánh cấp 1 của hệ thống Sacombank, Sacombank Chi nhánh Thăng Long có những hoạt động chủ yếu như sau:
Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức dân cư
Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và các giấy tờ có giá khác
Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo cơ chế hiện hành bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu.
Chiết khấu các chứng từ có giá
Các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh
Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối
Dịch vụ thanh toán trong nước và ngoài nước giữa các khách hàng
Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc nhà nước trên thị trường do NHNN tổ chức khi được Tổng giám đốc cho phép
Dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn dự án đầu tư theo yêu cầu
Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng
Năm 2012 Sacombank tròn 20 tuổi, với 20 năm hình thành và phát triển Sacombank đa khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong lĩnh vực ngân hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sau gần 5 năm phát triển và trưởng thành, hiện nay cơ cấu tổ chức của Sacombank Thăng Long như sau:
Phòng DN CNKHCN 1, 2, 3 Phòng CN CNKHCN 1, 2, 3,4 Phòng HT BP XLGD và Ngân quỹ BP QLTD Phòng KT BP. KT BP.HC Hành chính Tạp vụ Bảo vệ PGD Đội Cấn PGD Hoàng Cầu PGD Trần Duy Hƣng PGD Đốc Ngữ B an Gi ám đ ốc
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Sacombank Thăng Long
Nguồn: Bảng phân công nhiệm vụ của Sacombank Thăng Long
Với mục tiêu xây dựng mô hình bán hàng theo cấu trúc 60% - 30% - 10%: 60% lực lượng trực tiếp kinh doanh, 30% lực lượng gián tiếp kinh doanh và 10% lực hỗ trợ và giám sát, hiện nay lực lượng bán hàng trực tiếp được Sacombank Thăng Long đẩy mạnh.
Bộ máy hoạt động được chia tách thành những phòng cụ thể như trên, mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng, độc lập đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phối hợp.
Phòng Doanh nghiệp gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 chuyên viên khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp thị và phát triển khách hàng doanh nghiệp, đầu mối đề xuất giới hạn tín dụng, hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, đưa ra các chương trình tiếp thị, tiếp cận và bán các sản phẩm dịch vụ dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
Phòng cá nhân gồm 1 trưởng phòng, 5 chuyên viên khách hàng cá nhân
và 3 chuyên viên tư vấn. Tương tự như phòng doanh nghiệp, phòng cá nhân có nhiệm vụ đưa ra các chương trình, định hướng tiếp cận, tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ cá nhân cho các khách hàng cá nhân. 4 chuyên viên khách hàng cá nhân với nhiệm vụ chính là tiếp thị bên ngoài trụ sở Ngân hàng tất cả các sản phẩm dịch vụ cá nhân đến với khách hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng cá nhân. 3 chuyên viên tư vấn thì thực hiện bán hàng tại chỗ khi khách hàng đến quầy giao dịch. Thực hiện nói chuyện, tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, thực hiện công tác gọi điện tiếp thị và chăm sóc khách hàng tại chỗ. Đôi
ngoài tiếp thị khách hàng.
Phòng hỗ trợ là nơi tập trung xử lý các công việc back office: hỗ trợ phòng cá nhân và phòng doanh nghiệp trong các khâu về soạn hợp đồng, đi ký công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, lưu trữ chứng từ, xử lý các giao dịch phát sinh tại chỗ của khách hàng tại quầy: như chuyển tiền, mở sổ tiết kiệm...
Phòng kế toán hành chính: là nơi tập trung thực hiện các công việc hành chính của chi nhánh và các công việc hạch toán kế toán.
Bốn phòng giao dịch: được coi như bốn chi nhánh thu nhỏ, thực hiện các nghiệp vụ tương tự như chi nhánh liên quan đến các mảng, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Bốn phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp và thường xuyên của chi nhánh. Cơ cấu nhân sự tại phòng giao dịch thông thường là 1 trưởng phòng, 1 trưởng bộ phận hỗ trợ, 1 giao dịch viên, 1 chuyên viên tư vấn, 2 chuyên viên khách hàng và 1 thủ quỹ.
Sự phân chia các đơn vị trong Chi nhánh thành các khối nghiệp vụ như vậy tạo ra sự tách bạch rõ ràng trong việc phân chia chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ đối với từng đơn vị. Đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng, các khối trong việc thực hiện chức năng chung.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long Long
2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Sacombank Thăng Long
a) Thuận lợi
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có năng lực cạnh tranh tốt nhất tại Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của sacombank được thể hiện trên các yêu tố sau đây:
Quy mô hoạt động: Tính đến nay Sacombank là một trong số ít các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có “Tổng vốn tự có” đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản trên 165 nghìn tỷ đồng. Dựa trên quy mô vốn lớn ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên khắp lãnh thổ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Sacombank có trên 350 chi nhánh và phòng giao dịch tại Việt Nam, một chi nhánh tại Lào và một ngân hàng 100% vốn của Sacombank tại Campuchia. Với quy mô vốn lớn cùng với các địa điểm giao dịch rộng khắp cả nước đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Sacombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng.
Bên cạnh những lợi thế về quy mô hoạt động thì việc sớm ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại cũng là một