Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 63)

Long

2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Sacombank Thăng Long

a) Thuận lợi

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có năng lực cạnh tranh tốt nhất tại Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của sacombank được thể hiện trên các yêu tố sau đây:

Quy mô hoạt động: Tính đến nay Sacombank là một trong số ít các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có “Tổng vốn tự có” đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản trên 165 nghìn tỷ đồng. Dựa trên quy mô vốn lớn ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên khắp lãnh thổ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Sacombank có trên 350 chi nhánh và phòng giao dịch tại Việt Nam, một chi nhánh tại Lào và một ngân hàng 100% vốn của Sacombank tại Campuchia. Với quy mô vốn lớn cùng với các địa điểm giao dịch rộng khắp cả nước đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Sacombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng.

Bên cạnh những lợi thế về quy mô hoạt động thì việc sớm ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại cũng là một lợi thế rất lớn của Sacombank. Năm 2009, Sacombank đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking) dựa trên phần mềm T24 của Thụy Sỹ trên toàn bộ hệ thống. Việc xây dựng hệ thống ngân hàng lõi giúp Sacombank có thể quản lý tập trung tất cả các hoạt động của toàn bộ hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch trong và ngoài nước, từ đó giúp ban quản lý và điều hành đưa ra những quyết định điều hành kịp thời đối với hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại Sacombank đã đa dạng hóa sản phẩm của mình, rút ngắn thời gian của một giao dịch, tăng các tiện ích cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động Sacombank đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của tất cả các khách hàng từ cá nhân, đến các tổ chức kinh tế. Các sản phẩm của Sacombank luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình Sacombank đã nhận

được rất nhiều bằng khen của Chính phủ, NHNN, và các tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới như: ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong cho vay DNVVN…Những bằng khen đó là minh chứng rõ nhất về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà Sacombank mang lại cho khách hàng.

Ngoài những lợi thế cạnh tranh nêu trên Sacombank Thăng Long còn có lợi thế hơn so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Trụ sở của chi nhánh hiện này được đặt tại địa chỉ 60A Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, đây là một tuyến phố có giao thông thuận tiện, là nơi tập trung đông dân cư. Hơn nữa, địa bàn hoạt động của Sacombank Thăng Long là trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội. Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của nước ta, là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vì vậy nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Sacombank Thăng Long phát triển.

b) Khó khăn

Khó khăn trong huy động vốn: Trong những năm qua, tình hình lãi suất, giá cả trong nước và quốc tế có nhiều biến động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước. Các ngân hàng hiện nay đang ráo riết chạy đua theo lãi suất, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vốn nhỏ luôn duy trì mức lãi huy động tiền gửi cao khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, vì chênh lệch của lãi suất giữa các ngân hàng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của khách hàng. Việc duy trì lãi suất tiền gửi cao đồng nghĩa với việc chi phí sẽ ra tăng, điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Sự tăng giá quá nhanh trong thời gian gần đây đã có tác động rất lớn đến tâm lý của người dân vì họ nhận thấy rằng gửi tiết kiệm nhất là với thời hạn dài sẽ không có lợi do sự mất giá của đồng tiền do vậy họ sẽ tham gia

đầu tư thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Chính vì vậy xu hướng gửi tiết kiệm của người dân đang giảm dần. Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với ngân hàng.

Khó khăn trong cho vay: Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán thì liên tục giảm điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì đình trệ, sức mua của nền kinh tế giảm sút khiến cho lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng lên. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn phá sản và có nguy cơ phá sản ngày càng cao. Điều này, đã khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn do các thông tin không chính thống: Trong năm 2012, Sacombank đón nhận sự thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức của lãnh đạo cấp cao. Đó là sự thoái vốn của các cổ đông cũ và thay vào đó là các cổ đông mới. Tuy nhiên, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa không đầy đủ thông tin về quá trình thay đổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao của ngân hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sacombank. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các chi nhánh nói riêng và của Sacombank nói chung.

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng năm 2012 I. Tổng thu nhập 120.225 216.032 222.208 72.330

1. Thu nhập từ cho vay và gửi

vốn điều hòa 105.360 178.593 187.989 66.293

II. Tổng chi phí 90.166 130.427 170.508 59.282

1. Chi phí huy động vốn 73.752 112.356 132.871 41.063

2. Chi phí quản lý và chi khác 16.414 18.071 37.638 18.219

III. Lợi nhuận trƣớc thuế 30.059 85.605 51.700 13.048

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 6 tháng năm 2012 của Sacombank Thăng Long

Bảng trên cho thấy tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có xu hướng giảm dần .

Năm 2010, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của chi nhánh kể từ ngày thành lập.Tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ của chi nhánh đều vượt qua con số 1000 tỷ đồng. Điều này đã giúp kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh cả về tổng thu nhập và tổng lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 30.059 tỷ đồng đạt 157% kế hoạch được giao, năm 2010 đạt 85.605 triệu đồng tăng 185% so với năm 2009 và đạt 180% kế hoạch đề ra.Tuy nhiên, bước sang giai đoạn năm 2011 và 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao,... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tất cả các tổ chức tín dụng nói chung và Sacombank Thăng Long nói riêng.Năm 2011, tuy tổng thu nhập của ngân hàng có tăng 2,9% so với năm 2010, và đạt mức 222.208 triệu đồng nhưng lợi nhuận trong năm lại giảm 39% so với năm 2010, xuống còn 51.700 triệu đồng. Nguyên nhân, chủ yếu là trong năm tổng chi phí của chi nhánh tăng 30,7% so với năm 2010 lên mức 170.508 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 hoạt động kinh doanh của chi nhánh không đạt được như kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch được giao thì tổng lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2012 là 43.634 triệu đồng, tuy nhiên tính đến

thời điểm 30/6/2012 tổng lợi nhuận của chi nhánh là 13.048 triệu đồng, đạt 30% kế hoạch của cả năm 2012. Như vậy, chi nhánh rất khó có khả năng hoàn thành kế hoạch được giao trong 6 tháng còn lại của năm 2012.

Sau hơn 4 năm thành lập thì Sacombank Thăng Long đã đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh cũng chưa thực sự tương xứng với quy mô của chi nhánh.

2.2 Thực trạng chất lƣợng cho vay DNVVN tại Sacombank Thăng Long 2.2.1 Tổng quan hoạt động cho vay của Sacombank

2.2.1.1 Tình hình hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu, mang lại thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng. Hàng năm, thu nhập từ hoạt cho vay chiếm trên 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh luôn chú trọng đến việc tăng trưởng quy mô của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh khoản cho chi nhánh nên quy mô hoạt động cho vay của chi nhánh phải phù hợp với qui mô vốn huy động.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng năm 2012

Doanh số cho vay 653.990 4.280.268 3.281.880 1.197.633

Doanh số thu nợ 450.769 3.095.733 3.770.954 1.336.893

Dƣ nợ cuối kỳ 242.221 1.426.756 937.682 798.422

Nguồn: Sao kê dư nợ các năm 2009 - 6 tháng năm 2012 của Sacombank Thăng Long

Bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay trong năm 2010 của chi nhánh đạt 4.280.268 triệu đồng tăng 6,54 lần so với năm 2009; Tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm 2010 là 1.426.756 triệu đồng, tăng 5,9 lần so với 2009. Có được kết quả như trên là do trong năm 2010 chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn, ví

dụ như Tổng công ty xăng dầu, Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, Công ty ô tô Huyndai Thành Công (chủ của một loạt các showroom ô tô Huyndai trên cả nước), công ty An Bình (độc quyền nhập khẩu và phân phối điện thoại di động nhãn hiệu Q mobile), Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí,…. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay và dư nợ cho vay của chi nhánh liên tục giảm xuống cụ thể: Doanh số cho vay năm 2011 là 3.281.880 triệu đồng, dư nợ tại thời điểm 31/12 là 937.682 triệu đồng; Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1.197.633 triệu đồng và dư nợ tại thời điểm 30/6/2012 là 798.422 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 và 2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, lạm phát tăng cao và nhu cầu tiêu dùng của người dân suy giảm, chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm khách hàng mới của chi nhánh. Bên cạnh đó, những khó khăn của nền kinh tế cũng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại đang là khách hàng của chi nhánh đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và ô tô; Vì vậy, mà nhu cầu vay vốn của các khách hàng này cũng bị suy giảm dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh cũng giảm sút.

2.2.1.2 Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng năm

2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DNVVN 101.991 42% 102.929 7% 211.421 23% 229.760 29% DNL 0 0% 1.195.423 84% 557.439 59% 510.203 64% TPKT khác 140.230 58% 128.404 9% 168.822 18% 58.459 7% Tổng 242.221 100% 1.426.756 100% 937.682 100% 798.422 100%

Nguồn: Sao kê dư nợ năm 2009-6 tháng năm 2012 của Sacombank Thăng Long

Bảng số liệu trên cho thấy dự nợ cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu dự nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần qua các năm: Năm 2010, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn chiếm 84% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh và đạt 1.195.423 triệu đồng; trong đó dư nợ được tập trung chủ yếu vào ba khách hàng sau:

Bảng 2.4: Danh sách một số khách hàng là doanh nghiệp lớn

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên công ty Dƣ nợ

1 Công ty Liên doanh TNHH

Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong 125.069

2 Công ty TNHH NN MTV Tổng công ty

Tham do khai thác Dầu khí 763.447

3 Công ty CP thép Hòa Phát 170.708

Tổng 1.059.223

Nguồn: Sao kê dư nợ ngày 31/12/2010 của Sacombank Thăng Long

Tuy nhiên sang năm 2011 dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn giảm xuống còn 557.439 triệu đồng chiếm 59% tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối tháng 06 năm 2012 tuy dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn giảm còn 510.203 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm 64% tổng dư nợ cho vay. Giai đoạn năm 2011 và năm 2012 là giai đoạn mà chi nhánh tiến hành chuyển dịch cơ cấu khách hàng, chi nhánh không còn tập trung vào các doanh nghiệp lớn mà tập trung để phát triển cho vay đối tượng khách hàng là những DNVVN. Tại thời điểm 31/12/2009 dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh chỉ đạt 101.991 triệu đồng nhưng đến thời điểm 30/6/2012 đã tăng lên 229.760 triệu đồng (tương ứng tăng 2,25 lần). Như vậy, trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng trong những năm gần đây thì dư nợ cho vay DNVVN đang có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2010 dư nợ cho vay DNVVN chỉ chiếm 7% tổng dư nợ thì đến tháng 6 năm 2012 con số này đã là 29%. Những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng như sau:

Định hướng phát triển của chi nhánh: Sacombank Thăng Long được hội sở Sacombank định hướng phát triển thành một chi nhánh bán lẻ trong hệ thống Sacombank theo đó đối tượng khách hàng mà Sacombank Thăng Long hướng tới là các DNVVN, các cá nhân có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Lợi ích từ phía khách hàng DNVVN: Xuất phát từ đặc điểm chung của

đối tượng khách hàng DNVVN là ngành nghề kinh doanh đa dạng, tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Vì vậy, DNVVN là đối tượng khách hàng có thể sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: vay vốn, bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế… Như vậy, khi cho vay đối với DNVVN ngân hàng không những thu được lợi nhuận từ lãi suất cho vay mà còn thu được lợi nhuận từ các loại phí dịch vụ khác.

Rủi ro từ khách hàng DNVVN: Các DNVVN không có tình hình tài

chính vững mạnh cũng như mô hình tổ chức quản lý bài bản, một hệ thống báo cáo tài chính chuẩn mực như các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế nên mức độ rủi ro trong cho vay đối với một DNVVN là cao hơn nhiều so với cho vay một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, xét trên yếu tố tổng dư nợ thì việc cho vay DNVVN sẽ ít rủi ro hơn cho vay doanh nghiệp lớn. Một doanh nghiệp lớn thường có dư nợ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong toàn bộ dư nợ của ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đối với khách hàng này sẽ ảnh hưởng sâu và rộng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Còn đối với một khách hàng là DNVVN với quy mô khoản vay là không lớn nên khi rủi ro xảy ra sẽ ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Sự phụ thuộc vào một số ít khách hàng: Tập trung phát triển khách hàng

DNVVN giúp cho ngân hàng xây dựng danh mục khách hàng đa dạng và tương đối ổn định về số lượng và dư nợ, tránh trường hợp phải phụ thuộc vào một số

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Thăng Long (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)