Chủ trương, chính sách của Chính phủ.
Sự tồn tại của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam là một tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp này đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Trước thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNVVN nói riêng, cũng như xác định tầm quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, năm năm trở lại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành đẩy mạnh các hình thức trợ giúp để phát triển DNVVN thông qua các biện pháp về tài chính, tín dụng và nhiều biện pháp khác. Có thể thấy rõ,
hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt, đối xử so với các doanh nghiệp Nhà nước giảm nhiều. Đặc biệt, ở một số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các DNVVN như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở rộng thông thoáng hơn nhiều so với những năm trước đây. Đây là những điều kiện hết sức quan trọng cho việc phát triển cho vay loại hình doanh nghiệp này. Rõ ràng nếu có sự định hướng và hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước thì sự phát triển hoạt động cho vay DNVVN sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, bất kỳ biến cố kinh tế nào cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.
Về phía doanh nghiệp, một môi trường kinh tế xã hội ổn định và tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiêu thụ sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận đảm bảo trả nợ cho ngân hàng; Từ đó có thêm nhiều các dự án mở rộng sản xuất dẫn đến tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Môi trường chính trị ổn định sẽ thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng tín dụng.
Bên cạnh các vấn đề trên, tập quán xã hội, thói quen tiêu dùng, trình độ văn hoá của người dân,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các
DNVVN, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển cho vay DNVVN của các ngân hàng.
Môi trường pháp lý.
Hoạt động của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải tuân theo qui định của pháp luật. Với các ngân hàng càng cần đòi hỏi hoạt động phải tuân theo một khung pháp lý chặt chẽ hơn vì tính rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất cao, các ngân hàng lại là trung gian tài chính trong nền kinh tế, có quan hệ với tất cả các ngành nghề, các doanh nghiệp khác nên nếu một ngân hàng sụp đổ có thể gây phản ứng dây truyền cho hàng loạt các ngân hàng khác và có thể là sự suy sụp của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng phải hoạt động trong một hành lang pháp lý thống nhất, ổn định, chặt chẽ mọi hoạt động phải theo một qui trình thống nhất từ Ngân hàng Nhà nước.
Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ, ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động thống nhất, dễ dàng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phân tích, kiểm tra, đánh giá khách hàng. Hệ thống pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi. Ngược lại, một hệ thống pháp lý thường xuyên có sự thay đổi hoặc quá cồng kềnh phức tạp sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện của các doanh nghiệp, họ không biết phải thực hiện theo văn bản nào cũng không thể mạnh dạn xây dựng những chiến lược kinh doanh mới hay kí kết những hợp đồng, từ đó gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và mất đi những cơ hội kinh doanh tốt. Các ngân hàng vì thế mà mất đi khách hàng, gặp khó khăn trong mở rộng tín dụng.
Tóm lại, phát triển cho vay đối với DNVVN chịu tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan từ ba phía: Ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh
tế. Đây là sự tác động tổng hoà mà để phát triển hoạt động của mình các ngân hàng cần phải xem xét, đánh giá và dự báo cẩn thận.
1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng cho vay DNVVN của một số ngân hàng thƣơng mại.
1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là NHTM đầu tiêntrong hệ thống 5 NHTM Nhà nước của Việt Nam đã thực hiện thành công việc cổ phần hoá vào năm 2007. Một trong những mục tiêu hàng đầu của VCB là nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động tín dụng trong đó có cho vay DNVVN
Tháng 1/2004, VCB đã ban hành Sổ tay tín dụng để hướng dẫn qui trình thủ tục cho vay nói chung, cho vay DNVVN nói riêng áp dụng cho các đơn vị trong toàn hệ thống.
Đến năm 2008, VCB đã ban hành riêng quy trình tín dụng đối với DNVVN, trong đó bao gồm các qui trình sau:
Qui trình cấp giới hạn tín dụng đối với DNVVN
Việc xác định giới hạn tín dụng được khuyến khích thực hiện trong đó nhóm khách hàng DNVVN thuộc đối tượng bắt buộc phải cho điểm, xếp hạng tín dụng, xác định giới hạn tín dụng tại lần cấp tín dụng đầu tiên và/hoặc hàng năm do Tổng Giám đốc VCB quy định. Quá trình cấp giới hạn tín dụng bao gồm các bước như sau:
Đề xuất giới hạn tín dụng: Phòng quan hệ khách hàng DNVVN có trách nhiệm thu thập hồ sơ khách hàng, lập báo cáo thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng và đề xuất giới hạn tín dụng đối với khách hàng.
Phê duyệt giới hạn tín dụng: Căn cứ vào nội dung thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt giới hạn tín dụng đối với khách hàng.
Cập nhật và lưu trữ hồ sơ: Phòng quản lý nợ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ phê duyệt giới hạn tín dụng. Căn cứ nội dung phê duyệt giới hạn tín dụng phòng quản lý nợ nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ bản gốc bộ hồ sơ cấp giới hạn tín dụng để đảm bảo hồ sơ không bị thất lạc, mất mát hoặc sửa chữa.
Rà soát định lại giới hạn tín dụng: Định kỳ hàng năm chi nhánh rà soát để xác định lại giới hạn tín dụng cho khách hàng. Các bước rà soát định kỳ và xác định lại giới hạn tín dụng được thực hiện như khi mới xác định giới hạn tín dụng lần đầu.
Điều chỉnh giới hạn tín dụng: Phòng quan hệ khách hàng DNVVN có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để điều chỉnh kịp thời giới hạn tín dụng nếu cần thiết, đặt biệt trong trường hợp có rủi ro phát sinh ngoài dự kiến.
Qui trình cho vay đối với DNVVN
Đề xuất cho vay: Phòng quan hệ khách hàng DNVVN tiếp nhận nhu
cầu vay vốn của khách hàng, thu thập hồ sơ có liên quan đến phương án vay vốn của khách hàng, lập báo cáo thẩm định, đánh giá rủi ro khoản tín dụng và đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng.
Phê duyệt khoản vay: Căn cứ vào báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay của phòng quan hệ khách hàng DNVVN cấp có thẩm quyền xem xét và ra quyết định cho vay đối với khách hàng.
Ký kết hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan: Sau khi cấp có
hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng liên quan khác.
Nhập dữ liệu hệ thống và lưu trữ hồ sơ: Sau khi khách hàng đã ký kết
hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan thì toàn bộ hồ sơ được phòng quan hệ khách hàng DNVVN chuyển sang cho phòng quản lý nợ để phòng quản lý nợ nhập dữ liệu trên hệ thống và lữu trữ hồ sơ.
Rút vốn vay: Đến khi khách hàng có nhu cầu giải ngân thì phòng quản
lý nợ có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra thủ tục rút vốn và tác nghiệp theo đúng nội dung phê duyệt cho vay của các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra cũng có trường hợp phòng quan hệ khách hàng DNVVN hoặc phòng giao dịch trực tiếp kiểm tra thủ tục rút vốn vay nhưng phải kết hợp với phòng quản lý nợ để phòng quản lý nợ tiến hành tác nghiệp trên hệ thống.
Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu rủi ro
Phòng quan hệ khách hàng DNVVN có trách nhiệm, chủ động trong việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau cho vay và nắm bắt thông tin từ khách hàng. Trong trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro thì cán bộ quan hệ khách hàng DNVVN đề xuất các biện pháp xử lý. Phòng quản lý nợ có trách nhiệm nhắc nhở cán bộ quan hệ khách hàng hoàn thành việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo kế hoạch.
Điều chỉnh tín dụng
Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu mới mà khách hàng phát sinh sau thời điểm phê duyệt tín dụng, phòng quan hệ khách hàng DNVVN có thể xem xét đề xuất sửa đổi tín dụng đối với khách hàng. Quy trình sủa đổi tín dụng giống như quy trình phê duyệt đề xuất tín dụng.
Chậm nhất 10 ngày trước ngày đến hạn nợ, phòng quản lý nợ phải liệt kê các khoản nợ đến hạn để chuyển phòng quan hệ khách hàng DNVVN để đôn đốc nhắc nợ khách hàng. Đến hạn, phòng quản lý nợ có trách nhiệm tính toán lãi, các khoản phí, giá trị nợ đến hạn và hạch toán thu nợ trên hệ thống.
Xử lý các khoản nợ có vấn đề
Khi khoản vay bị chuyển nợ quá hạn thì phòng quản lý nợ phải thông báo ngay cho phòng quan hệ khách hàng DNVVN để phòng quan hệ khách hàng DNVVN tiếp tục nhắc nợ và đề xuất các giải pháp xử lý nợ thích hợp như: Ngừng giải ngân đối với món vay mới, thực hiện quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng sát sao hơn...
Như vậy: Qui trình cho vay DNVVN của VCB đã nêu rất cụ thể chi tiết quá trình cho vay đối tượng khách hàng này từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng đến khi thu hồi xong khoản cho vay đó. Bên cạnh đó quy trình cũng nêu lên vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận khi tham gia thẩm định, phê duyệt và thu hồi nợ. Điều này sẽ giúp cho chất lượng các khoản cho vay DNVVN ở VCB dược tốt hơn.
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank) là ngân hàng có tỷ trọng cho vay DNVVN tương đối lớn, khoảng 43% trong tổng dư nợ cho vay. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng này đa dạng về quy mô và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này luôn là một trong những mục tiêu quan trọng của Viettinbank. Tuy nhiên, khác với VCB, Viettinbank không xây dựng riêng một quy trình cho vay cụ thể đối với DNVVN, mà ngân hàng này đã xây dựng một quy trình cấp tín dụng chung đối với khách hàng là tổ chức.
Ngày 26/12/2011, Viettinbank đã ban hành “quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức theo mô hình mới”. Nhìn chung, Quy trình được tiến hành theo một trình tự logic khoa học có tính hệ thống, đề cập đầy đủ các nội dung của công tác cấp giới hạn tín dụng cũng như quy trình cấp tín dụng và thu hồi nợ. Theo quy trình này, việc cấp tín dụng cho khách hànglà tổ chức được thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Hưỡng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp khoản tín dụng
Cán bộ quan hệ khách hàng thuộc phòng Kách hàng có trách nhiệm thu
thập thông tin về khách hàng, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu tín dụng của khách hàng từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ các đối tác, các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà Nước và phương tiện thông tin đại chúng...
Hưỡng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giới hạn tín dụng.
Kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Scan toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp và tài liệu liên quan khác vào chương trình iCdoc chuyển cho phòng Quản lý rủi ro để thẩm định song song.
Bước 2: Thẩm định, lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng
Phòng Quản lý rủi ro hoặc người có thẩm quyền nhập thông tin, rà soát, phê duyệt và quyết định hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành.
Cán bộ quan hệ khách hàng vấn tin hệ thống để biết hạng tín dụng khách hàng sau khi lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro đã phê duyệt trên hệ thống
sau đó tiến hành lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cấp cho khách hàng.
Lãnh đạo phòng Khách hàng phê duyệt tờ trình thẩm định của cán bộ
quan hệ khách hàng và scan các tài liệu có liên quan vào chương trình iCdoc để chuyển cho phòng Quản lý rủi ro làm các bước tiếp theo.
Bước 3: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng
Cán bộ thẩm định thuộc phòng Quản lý rủi ro nhận toàn bộ hồ sơ cấp
giới hạn tín dụng mà phòng Khách hàng chuyển qua trên chương trình iCdoc.
Tiến hành thẩm định và tái thẩm định các nội dung đã được phòng Khách hàng thẩm định, giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt và phân tích rủi ro, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, ký lãnh đạo phòng.
Bước 4: Xét duyệt cấp tín dụng khách hàng
Phòng Quản lý rủi ro trình toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng lên Hội đồng tín dụng cơ sở của chi nhánh để xem xét phê duyệt. Trong trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh thì chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sơ sẽ ký văn bản trình và yêu cầu phòng Quản lý rủi ro gửi kèm một bộ hồ sơ đầy đủ trình trụ sở chính xem xét phê duyệt.
Bước 5: Thông báo cho khách hàng
Phòng Khách hàng thông báo cấp tín dụng cho khách hàng
Bước 6: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của ngân hàng công thương.
Phòng Khách hàng đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản có liên quan trên nội dung phê duyệt của Cấp có thẩm quyền.
Phối hợp cùng bên bảo đảm thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và các thủ tục khác có liên quan theo quy định hiện hành (nếu có).
Bước 7: Nhập, kiểm soạt, phê duyệt dữ liệu khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản cấp tín dụng; Làm thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và nhập