Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)

Cao Lộc.

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2009

Theo số liệu thống kê số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của huyện Cao Lộc do Uỷ ban Nhân dân huyện cung cấp đến 31 tháng 12 năm 2009 toàn huyện có tổng số 427 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có 214 cán bộ cấp xã, 213 công chức chuyên môn. Chất lƣợng cụ thể nhƣ sau:

Về dân tộc: Trong tổng số 427 cán bộ, công chức cấp xã có 401 ngƣời là dân tộc thiểu số.

Về độ tuổi: Dƣới 30: 75 ngƣời (17,56%); từ 31-45 tuổi: 215 ngƣời (50,35%); từ 46 tuổi trở lên: 137 ngƣời (32,09%);

Trình độ văn hóa: Tiểu học: 28 ngƣời (6,55%); trung học cơ sở: 135 ngƣời (31,62%); trung học phổ thông: 264 ngƣời (61,83%)

Trình độ chuyên môn: Chƣa qua đào tạo: 64 ngƣời (14,99%) ; sơ cấp 165 ngƣời (38,64%); trung cấp: 154 ngƣời (36,07%); cao đẳng và đại học: 44 ngƣời (10,30%).

Trình độ lý luận: Chƣa qua đào tạo: 286 (66,98%); Sơ cấp: 32 ngƣời (7,49%); trung cấp: 109 ngƣời (25,53%); cao cấp: 0.

Trình độ quản lý nhà nƣớc: chƣa qua đào tạo: 133 ngƣời (31,15%); đã qua đào tạo: 294 (68,85%).

Trình độ tin học A trở lên: 32 (7,49%) Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 14 (3,28%)

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2010

Tổng số: 428 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có 215 cán bộ, 213 công chức chuyên môn.

Về dân tộc: 401 ngƣời là dân tộc thiểu số.

Về giới tính: có 86 ngƣời là nữ ( 20,09%); 341 ngƣời là nam ( 79,91%)

Về độ tuổi: Dƣới 30: 75 ngƣời (17,52%); từ 31-45 tuổi: 215 ngƣời (50,23%); từ 46 tuổi trở lên: 138 ngƣời (35,55%);

Trình độ văn hóa: Tiểu học: 17 ngƣời ( 3,97%); trung học cơ sở: 135 ngƣời (31,54%); trung học phổ thông: 276 ngƣời (64,49%)

Trình độ chuyên môn: Chƣa qua đào tạo: 58 (13,55%) ngƣời ; sơ cấp 152 ngƣời (35,51%); trung cấp: 167 ngƣời (39,02%); cao đẳng và đại học: 51 ngƣời (11,92 %).

Trình độ lý luận: Chƣa qua đào tạo: 273 (63,78%); Sơ cấp: 32 ngƣời (7,48%); trung cấp: 121 ngƣời (28,27%); cao cấp: 02 (0,47%).

Trình độ quản lý nhà nƣớc: chƣa qua đào tạo: 133 ngƣời (31,07%); đã qua đào tạo: 295 (68,93%).

Trình độ tin học A trở lên: 32 ngƣời (7,48%) Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 16 ngƣời (3,74%)

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2011

- Tổng số: 429 ngƣời.

Về dân tộc: Trong tổng số 429 cán bộ, công chức cấp xã có 402 ngƣời là dân tộc thiểu số.

Về độ tuổi: Dƣới 30: 76 ngƣời (25,6%); từ 31-45 tuổi: 214 ngƣời (35,54%); từ 46 tuổi trở lên: 138 ngƣời (35,54%);

Về giới tính: có 87 ngƣời là nữ ( 20,33%); 342 ngƣời là nam (79,67%)

Trình độ văn hóa: Tiểu học: 17 ngƣời (3,97%); trung học cơ sở: 135 ngƣời (31,54%); trung học phổ thông: 279 ngƣời (64,49%)

Trình độ chuyên môn: Chƣa qua đào tạo: 58 ngƣời (13,5%) ; sơ cấp 152 ngƣời (7%); trung cấp: 167 ngƣời (6%); cao đẳng và đại học: 52 ngƣời ( %).

Trình độ lý luận: Chƣa qua đào tạo: 272; Sơ cấp: 34 ngƣời ( %); trung cấp: 121 ngƣời (26%); cao cấp: 02.

Trình độ quản lý nhà nƣớc: chƣa qua đào tạo: 123 ngƣời (17%); đã qua đào tạo: 306 (%).

Trình độ tin học A trở lên: 34 ngƣời (7,93%) Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 16 ngƣời (3,73%)

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng số: 429 ngƣời.

Về dân tộc: Trong tổng số 429 cán bộ, công chức cấp xã có 402 ngƣời là dân tộc thiểu số.

Về độ tuổi: Dƣới 30: 75 ngƣời (17,48%); từ 31-45 tuổi: 210 ngƣời (48,95%); từ 46 tuổi trở lên: 144 ngƣời (33,57%);

Trình độ văn hóa: Tiểu học: 15 ngƣời (3,5%); trung học cơ sở: 134 ngƣời (31,24%); trung học phổ thông: 280 ngƣời (65,27%)

Trình độ chuyên môn: Chƣa qua đào tạo: 43 ngƣời (10,02%) ; sơ cấp 158 ngƣời (36,83%); trung cấp: 165 ngƣời (38,46%); cao đẳng và đại học: 63 ngƣời ( 14,69 %).

Trình độ lý luận: Chƣa qua đào tạo: 272 (63,4%); Sơ cấp: 33 ngƣời (7,69%); trung cấp: 122 ngƣời (28,44%); cao cấp: 02 (0,47%).

Trình độ quản lý nhà nƣớc: chƣa qua đào tạo: 110 ngƣời (25,64%); đã qua đào tạo: 319 (74,36%).

Trình độ tin học A trở lên: 35 ngƣời (8,16%) Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 18 ngƣời (4,2%)

* Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2013

Theo thống kê, tổng hợp số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Cao Lộc, tính đến tháng 3 năm 2011 là 429, trong đó có 190 công chức và 239 cán bộ chuyên trách, Cụ thể:

- Đối với đội ngũ Cán bộ:

+ Bí thƣ Đảng uỷ 23 ngƣời + Phó Bí thƣ Đảng uỷ 23 ngƣời + Chủ tịch HĐND 01 ngƣời + Phó Chủ tịch HĐND 23 ngƣời + Chủ tịch UBND 23 ngƣời + Phó Chủ tịch UBND 31 ngƣời + Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 23 ngƣời + Bí thƣ Đoàn thanh niên 23

+ Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ 23 + Chủ tịch Hội nông dân 23

+ Chủ tịch Hội cựu chiến binh 23

+ Trƣởng Công an 23 ngƣời

+ Chỉ huy Trƣởng quân sự 23 ngƣời + Tƣ pháp - Hộ tịch 23 ngƣời

+ Tài chính - Kế toán 24 ngƣời + Văn phòng - Thống kê 40 ngƣời + Văn hoá - Xã hội 23 ngƣời

+ Địa chính - Đô thị xây dựng và môi trƣờng hoặc Địa chính - Nông nghiệp xây dựng và môi trƣờng 34 ngƣời.

Về dân tộc: Trong tổng số 429 cán bộ, công chức cấp xã có 402 ngƣời là dân tộc thiểu số.

Về độ tuổi: Dƣới 30: 73 ngƣời (17,02%); từ 31-45 tuổi: 210 ngƣời (48,95%); từ 46 tuổi trở lên: 146 ngƣời (34,03%);

Về giới tính: có 87 ngƣời là nữ (20,28%); 342 ngƣời là nam (79,72%)

Trình độ văn hóa: Tiểu học: 15 ngƣời (3,5%); trung học cơ sở: 129 ngƣời (30,07%); trung học phổ thông: 285 ngƣời (66,43%)

Trình độ chuyên môn: Chƣa qua đào tạo: 43 ngƣời (10,02%) ; sơ cấp 133 ngƣời (31%); trung cấp: 190 ngƣời (44,29%); cao đẳng và đại học: 63 ngƣời (14,69%).

Trình độ lý luận: Chƣa qua đào tạo: 239 (55,71%); Sơ cấp: 37 ngƣời (8,62%); trung cấp: 150 ngƣời (34,97%); cao cấp: 03 (0,7%).

Trình độ quản lý nhà nƣớc: chƣa qua đào tạo: 108 ngƣời (25,17%); đã qua đào tạo: 321 (74,83%).

Trình độ tin học A trở lên: 35 ngƣời (8,16%) Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 18 ngƣời (4,2%)

Qua số liệu trên cho thấy số lƣợng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã năm 2013 đã tăng so với năm 2009 tuy nhiên số lƣợng tăng không đáng kể. Bên cạnh đó chất lƣợng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cũng đƣợc nâng lên, tuy nhiên chất lƣợng về trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị và trình độ quản lí nhà nƣớc tăng chậm, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình

độ học vấn dƣới chuẩn giảm chƣa đƣợc nhiều (năm 2009 là 35,51 %, năm 2013 giảm xuống còn là 33,57% ); tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên tăng cao với tỷ lệ tăng từ 46,37% năm 2009 lên 58,98% năm 2013. Đến 31/12/2013 tTỷ lệ chƣa qua đào tạo chuyên môn đối với đội nguc cán bộ, công chức cấp xã của huyện vẫn còn 10,02%; chƣa qua đào tạo lý luận chính trị 55,71%; chƣa qua đào tạo quản lý nhà nƣớc 25,17%.

Nhƣ vậy tỷ lệ cán bộ chuyên trách chƣa đƣợc đào tạo còn nhiều, đây là rào cản lớn ảnh hƣởng đến chất lƣợng nói chung của cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy số cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cao Lộc có cơ cấu nữ tƣơng đối cao chiếm 20,28%, độ tuổi của cán bộ cấp xã còn khá cao, chủ yếu ở độ tuổi từ 46 tuổi trở lên.

Qua số liệu điều tra về đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện cho thấy mặc dù chất lƣợng của các công chức chuyên môn đƣợc nâng lên rõ rệt kể cả trình độ chuyên môn, trình độ lí luận chính trị và trình độ quản lý nhà nƣớc tuy nhiên nếu so với yêu cầu cán bộ cấp xã phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trình độ văn hoá hết phổ thông trung học, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thì nhiều cán bộ chƣa đáp ứng tiêu chuẩn đề ra. Cá biệt có 04 đồng chí giữ các chức danh chủ chốt ở 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện trình độ văn hóa Tiểu học. Đội ngũ CBCC đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Cao Lộc thƣờng là những ngƣời đƣợc rèn luyện tại chỗ và đƣợc thử thách trong phong trào thực tiễn ở địa phƣơng chọn ra; số ít là những ngƣời đã về nghỉ hƣu, mất sức đƣợc nhân dân tín nhiệm tham gia công tác nên có lập trƣờng chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác, luôn có thái độ học tập nâng cao trình độ và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới. Trình độ quản lý của nhiều cán bộ, công chức cơ sở, do không đƣợc đào tạo cơ bản nên còn làm việc theo kinh nghiệm. Khi đƣợc tuyển chọn thì các cán bộ, công chức mới đƣợc đi học "lớp ngắn hạn" về những công việc cụ thể theo từng chức danh, nên giải quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xử lý tình huống chƣa đạt hiệu quả cao, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn lãnh đạo, điều hành còn yếu và lúng túng thêm vào đó tuổi đời bình quân của CBCC cao dẫn đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã gặp nhiều khó khăn.

2.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc.

Xác định đúng vai trò của hệ thống chính trị và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, trong những năm qua, huyện Cao Lộc luôn quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng và chuẩn hoá đội ngũ CBCC cấp xã; bố trí, sắp xếp sử dụng CBCC cấp xã hợp lý theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá VIII ngày 18/6/1997 "Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước" và Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá IX ngày 18/3/2002 về "Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn". Chỉ đạo các ban, ngành, các xã, thị trấn xây dựng Đề án quy hoạch công tác cán bộ lãnh đạo theo giai đoạn 5 năm do vậy chủ động lựa chọn nhân sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn của cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị, Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ Cao Lộc đã ban hành Kế hoạch số 12-KH/HU ngày 20/3/2002 và Kế hoạch số 34 -KH/HU ngày 19/5/2008 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã thực hiện luân chuyển cán bộ diện cấp ủy quản lý và chỉ đạo các cấp, các ngành luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý. Từ năm 2009 đến nay, Ban thƣờng vụ Huyện uỷ đã thực hiện luân chuyển, điều động 36 lƣợt cán bộ thuộc diện quản lý. Trong đó: Luân chuyển, điều động từ huyện về xã, thị trấn 28 lƣợt cán bộ; từ xã, thị trấn về huyện, 03 lƣợt cán bộ; luân chuyển giữa các xã, thị trấn 1 lƣợt cán bộ...Việc thực hiện luân chuyển cán bộ đảm bảo công bằng, công tâm, công

khai đƣợc cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ. Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản đã đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài, tạo điều kiện rèn luyện, bồi dƣỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Qua luân chuyển đã từng bƣớc điều chỉnh hợp lý đội ngũ CBCC cấp xã, tăng cƣờng đƣợc CBCC cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho các xã có nhiều khó khăn, khắc phục khuynh hƣớng cục bộ, khép kín cán bộ trong từng địa phƣơng. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi luân chuyển đã tiếp cận nhanh với điều kiện, môi trƣờng công tác mới, có quan điểm, phƣơng pháp chỉ đạo toàn diện, sâu sắc hơn, đƣợc cấp ủy, cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm. Do chủ động, tích cực luân chuyển cán bộ nên bƣớc đầu đã chuẩn bị đƣợc đội ngũ CBCC kế cận, khắc phục dần tình trạng bị động, hẫng hụt cán bộ, phục vụ kịp thời công tác nhân sự đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp nói chung và cấp xã nói riêng.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ CBCC cấp xã cũng đƣợc Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt chú trọng. Đối với cán bộ, công chức trong quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi để an tâm học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực. Đối với những cán bộ trên 50 tuổi, không nhất thiết phải đƣa đi đào tạo mà chỉ bồi dƣỡng, cập nhật những tri thức mới, bổ sung nghiệp vụ theo từng lĩnh vực và kỹ năng thực hành. Đối với cán bộ, công chức còn trẻ, giữ các cƣơng vị công tác khác nhau cần đƣợc đƣa đi đào tạo toàn diện về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, quản lý hành chính nhà nƣớc đạt trình độ từ trung cấp trở lên.

Từ năm 2009 đến nay đã phối hợp với Trƣờng Trung học Kinh tế Lạng Sơn tổ chức đào tạo đƣợc 03 lớp trình độ Trung cấp kinh tế nông nghiệp cho 256 CBCC cấp xã và cán bộ nguồn cho các chức danh (đối với các trƣờng hợp đã tốt nghiệp THCS trong quá trình học vừa kết hợp học văn hoá để hoàn thiện trình độ THPT), tổ chức đƣợc 5 lớp bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng

quản lý nhà nƣớc cho Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, phƣờng, thị trấn cho 236 lƣợt ngƣời. Đào tạo lý luận chính trị trung cấp 245 ngƣời, tổ chức đƣợc 05 đợt thi tuyển công chức cấp xã. Đối tƣợng tham dự thi tuyển là những ngƣời có trình độ đào tạo theo đúng chuyên ngành đăng ký. Công chức xã phải thi tuyển hai môn: thi viết và phỏng vấn. Có tổng số 285 thí sinh tham dự và tuyển đƣợc 102 ngƣời, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó ngoài chế độ phụ cấp cho đội ngũ CBCC đƣợc cử đi đào tạo theo các loại hình từ 1 tháng trở lên ngoài việc hƣởng nguyên lƣơng, sẽ đƣợc huyện dành kinh phí hỗ trợ các khoản phụ cấp chi tiêu hàng tháng, tiền tàu xe, tài liệu...

Huyện tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền kết hợp với việc triển khai có hiệu quả quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động của HĐND, UBND và đội ngũ cán bộ. Qua đó nhân dân đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến chân tình, thẳng thắn giúp cán bộ hiểu dân hơn. Nhiều vƣớng mắc tồn tại kéo dài nay đã từng bƣớc đƣợc tháo gỡ, giải quyết, một số vụ việc phức tạp liên quan đến công tác cán bộ đã đƣợc làm rõ: những cán bộ xã vi phạm pháp luật đã đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đƣợc nhân dân đồng tỉnh ủng hộ.

Với những nỗ lực đáng ghi nhận đó, đến nay, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Cao Lộc đã có bƣớc phát triển về số lƣợng và chất lƣợng đang từng bƣớc đƣợc nâng lên cả về lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)