Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)

1.3.1. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

1.3.1.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch CBCC.

Quy hoạch CBCC là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp tạo nguồn CBCC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định và lâu dài. Quy hoạch CBCC đƣợc thực hiện và xây dựng tốt sẽ khắc phục tình trạng hụt hẫng, chắp vá trong công tác cán bộ; thông qua việc quy hoạch sẽ phát hiện, tuyển chọn đƣợc những CBCC trẻ, cán bộ có năng lực đảm nhận các vị trí chủ chốt đảm bảo sự phát triển liên tục và kế thừa đội ngũ CBCC; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Đây là nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ ở cơ sở; là cơ sở để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ nhƣ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sắp xếp... đồng thời là phƣơng hƣớng, mục tiêu phấn đấu rèn luyện của từng CBCC nằm trong quy hoạch và những CBCC khác phấn đấu để đƣa vào quy hoạch CBCC.

1.3.1.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ quan niệm "cán bộ là gốc của mọi công việc", Ngƣời xác định "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" nên trong suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho Đảng, cho cách mạng.

Phải nhận thức sâu sắc rằng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là một khoa học, hơn nữa là một khoa học về con ngƣời, do đó cần đƣợc hiểu sâu sắc việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ sẽ tạo tiền đề cho quá trình tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là cần thiết và cấp bách trong đó coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã tại chỗ - đây là chiến lƣợc mục tiêu lâu dài.

1.3.1.3. Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm.

Nói đến cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm tức là nói đến cách thức, phƣơng pháp để lựa chọn và bố trí cán bộ cho đúng ngƣời, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trƣờng của họ để đạt kết quả cao trong công tác. Nhƣ vậy tuyển dụng, bổ nhiệm là hai khâu công việc của quá trình sử dụng cán bộ nhằm đạt mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con ngƣời. Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó phải dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn của quy luật phát triển xã hội, đƣờng lối, nguyên tắc, phƣơng pháp và những yếu tố tâm lý học để đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm. Nếu làm tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm chúng ta sẽ lựa chọn đƣợc những ngƣời có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ năng lực và xếp họ vào đúng chỗ, đúng việc, tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn.

1.3.1.4. Ban hành chế độ, chính sách hợp lý.

Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội. Nó là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con ngƣời, nhƣng cũng có thể kìm hãm hoạt động, khả năng sáng tạo của con ngƣời. Vì vậy, đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Nếu chế độ, chính sách đầy đủ, phù hợp thì cán bộ, công chức hăng say công tác, họ đầu tƣ thích đáng và có những cống hiến trong công việc; ngƣợc lại, nếu chế độ, chính sách không đầy đủ, bất hợp lý thì cán bộ, công chức sẽ làm việc cầm chừng, có tƣ tƣởng muốn chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn, thu nhập cao hơn, thậm chí sẽ có những cán bộ, công chức phạm một số sai lầm, khiếm khuyết nhƣ tham ô, tham nhũng, hạch sách nhân dân, vòi vĩnh nhân dân để kiếm chác. Vì vậy, cần phải hoàn thiện chế độ, chính sách để động viên cán bộ, công chức chính quyền cấp xã yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, công chức.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhƣng đến nay chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức chƣa hoàn thiện nhất là đối với cán bộ, công chức cấp xã, nhƣ hội nghị Trung ƣơng 5 khoá IX đã đánh giá "Chính sách đối với cán bộ cơ sở còn nhiều chắp vá" do đó, cần phải "giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở" [15, tr.166, 168].

Trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều quyết sách nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở cơ sở để có thể đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung vẫn còn một số bất cập. Chế độ tiền lƣơng và phụ cấp đối với CBCC cấp xã còn thấp, chƣa trở thành đòn bẩy kích thích làm việc với sự nhiệt tình hăng say. Chƣa khuyến khích những ngƣời công tác ở cơ sở vùng sâu, vùng xa; cơ chế quản

lý, việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán, không đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo bồi dƣỡng, bố trí sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát... dẫn đến kết quả nhiều cán bộ có năng lực thực sự không muốn tham gia vào công tác địa phƣơng hoặc nếu tham gia có quan điểm nay làm mai nghỉ, hoặc đội ngũ cán bộ đƣơng chức cửa quyền chỉ bố trí ngƣời thân cận, ngƣời trong dòng họ, ngƣời theo thôn xóm,... do vậy, đội ngũ CBCC cấp xã thiếu đồng bộ về cơ cấu, độ tuổi, giới tính và non kém về năng lực, không biết làm.

1.3.1.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC cấp xã.

Kiểm tra, giám sát và quản lý là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tƣ tƣởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp ủy phát hiện vấn đề nảy sinh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ cán bộ công chức luôn hoạt động đúng hƣớng, đúng nguyên tắc.

Chính quyền cấp xã tồn tại ngay tại cơ sở, nơi diễn ra cuộc sống và mọi hoạt động của dân, nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ thƣờng xuyên cùng sinh sống với dân nhƣng lại nhiễm phải thói quan liêu, hành chính hóa, không nắm đƣợc dân, không hiểu dân. Những yếu kém bất cập của cán bộ chính quyền cấp xã trƣớc những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, của tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Đội ngũ cán bộ cấp xã đông nhƣng không mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:

Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm đƣợc việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Thế mà vì hẹp hòi, bao biện, không biết phân công. Vì dân chƣa biết lựa chọn để cử những ngƣời có năng lực. Vì cấp trên không biết cân nhắc, giúp đỡ, đốc thúc, kiểm tra,

huấn luyện. Thành thử phần nhiều cấp xã là uể oải, thiếu năng lực, kém tinh thần [39, tr. 371].

Thực tế cho thấy, đối với đội ngũ CBCC cấp xã, một số cán bộ khi mới đƣợc đề bạt, bổ nhiệm, mới đƣợc bầu cử đều là những ngƣời tốt, có đạo đức, trung thành, tận tụy, liêm khiết, có uy tín đối với đồng bào nhân dân địa phƣơng song trong quá trình hoạt động vốn dĩ đã hạn chế về trình độ năng lực so với đội ngũ cán bộ các vùng khác nhƣng lại thiếu tu dƣỡng, rèn luyện học tập, không đƣợc quản lý tốt dần dần thoái hóa, biến chất, sa ngã dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nƣớc đối với nhân dân bị giảm sút. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thực hiện chế độ nhân dân tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã theo tinh thần của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [39, tr. 520].

Cán bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bƣớc vào thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã nhằm xây một đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

1.3.2. Những điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

1.3.2.1. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức và cơ chế tuyển dụng.

Tiêu chuẩn CBCC là yêu cầu về phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, luôn đƣợc bổ sung và cụ thể hoá để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Đây là căn cứ để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBCC. Do vậy các tiêu chuẩn khi tuyển dụng, bổ nhiệm đề ra phải khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế, bên cạnh đó phải đƣợc vận dụng thực hiện một cách khách quan, trung thực, đúng đắn tại đơn vị. Có tiêu chuẩn phù hợp mới có cơ sở rà soát, đánh giá khách quan đội ngũ CBCC hiện có, loại bỏ những CBCC cơ hội, thoái hoá biến chất. Mặt khác, căn cứ vào tiêu chuẩn, từng cán bộ, công chức sẽ phấn đấu hoàn thiện bản thân mình. Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: đây là khâu quan trọng để lựa chọn cán bộ có đủ cả đức và tài tham gia vào đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Mọi ngƣời đều có quyền và có điều kiện phát huy khả năng của mình, ai có tài, có đức thì đƣợc trọng dụng. Khắc phục tƣ tƣởng trọng nam, khinh nữ, dòng họ, ê-kíp, bè cánh... Phải xây dựng đƣợc tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh nếu cần có thể tiến hành thi tuyển hoặc thông qua thăm dò tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài. Bất kỳ một vị trí nào, đều đƣợc giới thiệu công khai, đƣa ra các tiêu chuẩn lựa chọn để mọi ngƣời có thể tham gia ứng cử thi tuyển một cách dân chủ. Nhƣ Lênin đã viết:" Sự cần thiết phải thu hút rộng rãi các tài năng tổ chức mới tham gia vào sự nghiệp quản lý nhà nƣớc" [31, tr. 177]. Cần kết hợp thi tuyển, kiểm tra, đánh giá năng lực về chuyên môn nghiệp vụ với xem xét phẩm chất chính trị, đạo đức. Vì vậy cần có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, của các tổ chức Đảng.

Hiện nay, tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn; Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV ngày 30/9/2012 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phƣờng, thị trấn ngoài những tiêu chuẩn chung thì cũng có những tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại CBCC cấp xã đƣợc xác định khác nhau về tuổi đời, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và có sự phân biệt tiêu chuẩn giữa đội ngũ CBCC cấp xã ở khu vực đồng bằng và miền núi.

Lựa chọn CBCC cấp xã hiện nay đƣợc tiến hành thông qua hình thức bầu cán bộ chuyên trách và tuyển dụng công chức.

+ Bầu cán bộ chuyên trách xã: Việc bầu cán bộ bộ chuyên trách xã của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (HĐND, UBND) đƣợc thực hiện theo Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND. Việc bầu cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

+ Tuyển dụng công chức cấp xã: Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lƣợng chức danh cần tuyển dụng. Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì có thể thông qua xét tuyển. Ngƣời đƣợc tuyển dụng phải thông qua thời gian tập sự 6 tháng. Khi hết thời gian tập sự Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của ngƣời tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định tuyển dụng; nếu không đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc.

1.3.2.2. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức.

Đánh giá CBCC là công việc rất quan trọng trong công tác cán bộ, là cơ sở để thực hiện các khâu khác nhƣ quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng... Đây là công việc hết sức khó khăn và nhạy cảm vì đánh giá đúng

cán bộ sẽ phát huy tiềm năng của từng CBCC và của cả đội ngũ CBCC. Đánh giá không đúng sẽ dẫn đến việc lựa chọn CBCC không đủ phẩm chất và năng lực bố trí vào những cƣơng vị có trọng trách, dẫn đến ảnh hƣởng hiệu quả công việc. Vì vậy, khi đánh giá CBCC cấp xã phải căn cứ vào những tiêu chuẩn đƣợc đề ra môt cách phù hợp, đảm bảo khách quan, trên tinh thần xây dựng, tránh việc đánh giá cán bộ nhằm các mục đích cá nhân khác nhƣ hạ uy tín, danh dự của ngƣời đƣợc đánh giá. Thêm vào đó việc đánh giá CBCC phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm theo Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ chính trị về quy chế đánh giá cán bộ, công chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.3. Tiêu chuẩn quy hoạch.

Quy hoạch CBCC là quá trình tổng thể thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp tạo nguồn CBCC, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian nhất định và lâu dài. Quy hoạch CBCC đƣợc thực hiện và xây dựng tốt sẽ khắc phục tình trạng hụt hẫng về cán bộ, đảm bảo có đủ cán bộ dự nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đảm bảo sự phát triển liên tục và kế thừa đội ngũ CBCC, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, bên cạnh đó công tác quy hoạch phải đảm bảo đúng quy trình, có tầm nhìn xa với phƣơng châm "động" và "mở".

1.3.2.4. Nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Chất lƣợng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hình thành và chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu và quan trọng là thông qua đào tạo, bồi dƣỡng với mục đích "làm cho trở thành ngƣời có năng lực theo tiêu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32)