Cao Lộc là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, có đƣờng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 75,442 km, nằm ở cửa ngõ thông thƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc, có vị trí chiến lƣợc, quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của tỉnh Lạng Sơn và của cả nƣớc. Huyện Cao Lộc chia thành 21 xã và 2 thị trấn, trong đó có 5 xã và 1 thị trấn biên giới, 7 xã vùng 3, đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 63.427,06 ha, dân số 73.769 ngƣời, gồm 5 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa sinh sống xen kẽ tại 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng, đặc biệt là chủ trƣơng "Mở cửa biên giới " của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Từ một nền kinh tế thuần nông trƣớc năm 1986, huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác lợi thế biên giới và kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng. Nhờ đó kinh tế huyện từng bƣớc đƣợc phát triển, tăng trƣởng kinh tế năm 2013 đạt 11,39%, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ chiếm 45,45%, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 25,87%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,68%. Thu ngân sách đạt 79.300 triệu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn huyện chiếm 46,4%.
Các xã thuộc huyện đa phần là những xã ở xa trung tâm, nằm trên địa hình, địa lý phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông chậm phát triển, điều kiện
đi lại khó khăn nhất là vào mùa mƣa, có nơi khoảng cách giữa các bản đƣợc tính bằng ngày đƣờng đi bộ chứ không phải bằng km. Dân cƣ chủ yếu là dân tộc ít ngƣời, nhiều dân tộc sống xen kẽ với những đặc thù văn hóa khác nhau. Mật độ dân cƣ sống trong vùng rất thấp, không tập trung ở nơi hẻo lánh, ít giao tiếp với bên ngoài . Trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân khó khăn, trong sinh hoạt và sản xuất còn nhiều tập quán lạc hậu. Điều đó gây khó khăn cho đội ngũ CBCC xuống các thôn bản công tác, trong việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, khó khăn trong việc vận động, tuyên truyền thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và sự phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Việc tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ cũng nhƣ công tác kiểm tra, giám sát kịp thời, uốn nắn của chính quyền cấp trên đối với đội ngũ CBCC cũng còn nhiều hạn chế. Sự nghèo nàn lạc hậu tạo nên trình độ dân trí thấp nhất là trình độ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số điều này gây cản trở rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC đáp ứng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ta