Về trình độ văn hóa, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 57)

+ Văn hóa: CBCC cấp xã của huyện trình độ còn thấp, tỷ lệ CBCC có trình độ văn hoá THPT đạt 66,43%, vẫn còn CBCC có trình độ Tiểu học, nhƣ vậy là chƣa đạt tiêu chuẩn chung, không tạo đƣợc tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác. Đây là một thực tế mà Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đang tìm các giải pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ này, Trong thời gian tới cần phải chuẩn hoá đội ngũ CBCC cấp xã, bởi văn hoá là gốc rễ, nền tảng, tiền đề cho đào tạo, bồi dƣỡng các trình độ khác.

+ Lý luận chính trị: thực trạng cho thấy mặt bằng chung thì trình độ lý luận chính trị còn thấp chủ yếu là trình độ trung cấp (chiếm 34,97%), số lƣợng CBCC chƣa qua đào tạo còn nhiều (chiếm 55,71%).

Trong điều kiện một huyên miền núi, biên giới luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch ra sức chống phá, nhƣng trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức còn rất yếu kém. Việc nhận thức, quán triết đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chƣa sâu sắc, toàn diện khi triển khai, vận dụng còn lúng túng, thiếu cụ thể, không rõ điều kiện để đƣa nghị quyết vào cuộc sống. Thiếu thế giới quan và phƣơng pháp luận trong đánh giá, giải quyết vấn đề thực tế, còn suy nghĩ đơn giản, dựa theo kinh nghiện nên nhiều khi không giải quyết đƣợc sự việc ngay tại cấp xã.

Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chƣa sâu rộng kịp thời, hình thức tuyên truyền chủ yếu bằng miệng hoặc thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân.

+ Chuyên môn: Hiện nay trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã của huyện chủ yếu vẫn là trình độ trung cấp (chiếm 44,29%), số ngƣời chƣa qua đào tạo còn nhiều (chiếm 10,02% ).

Chuyên môn nghiệp vụ không đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng hoặc chƣa có kinh nghiệm công tác gây nên bất cập rất lớn với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ sở. Cán bộ, công chức cấp xã nhất là các chức danh chuyên môn nhƣng lại không có chuyên môn, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dể dẫn đến tuỳ tiện, không đúng theo quy đinh của pháp luật. Một số nơi công tác xây dựng, ban hành văn bản không đúng trình tự, thủ tục, thậm trí cả thẩm quyền. Thu chi nhiều khoản sai nguyên tắc: thực hiện việc báo cáo, tham mƣu, việc giúp cho Uỷ ban nhân dân xã không kịp thời, không thƣờng xuyên. Cán bộ, công chức cấp xã chƣa qua đào tạo khi xử lý công việc rất lúng túng, đặc biệt khi gặp tình huống thì giải quyết khó khăn không dứt điểm, hiệu quả thấp. Cá biệt có cán bộ không thực hiện đƣợc chức

trách đƣợc giao nhƣ khi giao đảm nhiệm công việc đơn giản thì nhận, nhƣng khi bố trí vào công việc phải tƣ duy thì không nhận và sẵn sàng bỏ không làm.

+ Quản lý hành chính Nhà nước:

Hiện nay cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã qua bồi dƣỡng quản lý hành chính Nhà nƣớc chiếm 74,83%, còn 25,17% chƣa qua bồi dƣỡng. Những kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nƣớc, quản lý kinh tế trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn yếu và thiếu. Ở nhiều cán bộ đạo đức công chức, trách nhiệm công vụ, ý thức kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa cao. Vai trò, trách nhiệm của ngƣời cán bộ, công chức, đặc trƣng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong nền hành chính, trong công sở chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, rõ ràng. Lề lối, tác phong làm việc chậm đƣợc cải tiến. Công tác soạn thảo văn bản ở các xã vùng cao rất yếu kém. Nhiều nơi còn khó khăn về trụ sở, phƣơng tiện làm việc.

+ Số CBCC cấp xã có trình độ ngoại ngữ thấp, trình độ tin học còn rất thấp (chiếm 8,16%) cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả công việc của CBCC cấp xã ở huyện Cao Lộc.

2.5.4. Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Phần lớn hiện nay CBCC cấp xã đã có những nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn ở góc độ lý luận, quản lý, đã có những đề xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp xã. Đặc biệt với đội ngũ công chức xã với độ tuổi còn trẻ, đa số có trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo cơ bản, họ đã biết tìm cái mới trong giải quyết công việc, họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Bên cạnh đó vẫn còn những CBCC cấp xã năng lực tƣ duy lý luận còn yếu, vận dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của

Nhà nƣớc còn cứng nhắc, máy móc, thiếu sáng tạo và linh hoạt, thậm chí vi phạm pháp luật

+ Độ tuổi: Tuổi trung bình của CBCC cấp xã của huyện Cao Lộc còn cao (42 tuổi), nhiều nhất vẫn là CBCC trong độ tuổi 31- 45 (48,95%) và trên 46 tuổi (34,03%). Huyện đã bắt đầu trẻ hóa đội ngũ CBCC nhƣng tỷ lệ chƣa cao, cán bộ cấp xã tuổi cao hơn công chức cấp xã, không có ngƣời trên 60 tuổi.

2.6. Nguyên nhân.

2.6.1. Nguyên nhân của những ưu điểm.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến xã đã phát huy tốt truyền thống anh hùng, đoàn kết, tập trung mọi nỗ lực, trí tuệ đề ra các chủ trƣơng, giải pháp xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã cơ bản đảm bảo theo đúng hƣớng, chọn đúng vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã nhận thức đúng hơn về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Điều kiện, phƣơng tiện làm việc của CBCC cấp xã đƣợc đầu tƣ cải thiện đáng kể.

- Các cấp uỷ Đảng đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao trong việc cụ thể hoá các chủ trƣơng chính sách của cấp trên về CBCC cấp xã vào điều kiện cụ thể một cách phù hợp. Biết vận dụng triệt để các chính sách đối với CBCC cấp xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC yên tâm công tác, đáp ứng nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

- Sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong việc tu dƣỡng rèn luyện, khắc phục khó khăn tich cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn cho công việc.

2.6.2. Nguyên nhân của những nhược điểm.

- Nguyên nhân do cơ chế cũ để lại. Trƣớc những năm 1990, nhà nƣớc có quan tâm đến bộ máy chính quyền cấp xã, nhƣng các quy định vẫn còn chung chung, chƣa có cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dƣõng cho cán bộ cấp xã. Chế độ chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học về cơ sở công tác chƣa thực sự hấp dẫn; chính sách để khuyến khích động viên cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị vẫn còn nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã cũng còn nhiều điểm chƣa hợp lý nhƣ không quy định chức danh cán bộ văn phòng Đảng uỷ là cán bộ chuyên trách nên nhiều đồng chí Phó Bí thƣ phải kiêm nhiệm thêm công tác và Đảng vụ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả công tác.

- Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng đến kinh tế trong nƣớc làm cho đời sống CBCC cấp xã vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn; những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự tấn công thâm độc của thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tƣ tƣởng văn hóa đã khiến cho một bộ phận CBCC có lối sống thoái hoá biến chất, xa rời thực tế, làm giảm sức mạnh hệ thống chính trị cơ sở.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng cao, cùng sâu, vùng biên giới còn thấp, lạc hậu. Các điều kiện cho phát triển giáo dục thiếu thốn, khó khăn. Cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ ngƣời dân tộc tiểu số không có nhiều điều kiện để tham gia học tập ngay từ khi còn ở tuổi học phổ thông. Việc giao lƣu học hỏi tiếp cận kiến thức khoa học ít có cơ hội. Đời sống của nhân dân cũng nhƣ chính bản thân cán bộ cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, thậm trí tình trạng nghèo vẫn còn ở một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã.

- Việc tổ chức triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và quản lý CBCC cấp xã còn chậm. Chất lƣợng

một số văn bản pháp luật về CBCC cấp xã còn hạn chế, chƣa rõ ràng, cụ thể, chƣa phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phƣơng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng, giải pháp về nâng cao chất lƣợng CBCC cấp xã, một số cấp uỷ, chính quyền còn thiếu quyết tâm, thiếu khẩn trƣơng, chƣa đến nơi đến chốn chƣa dành nhiều thời gian, công sức xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã.

- Một số cấp uỷ và tập thể lãnh đạo chƣa quán triệt đầy đủ sâu sắc các nguyên tắc, nghị quyết, quy định, hƣớng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ nên chƣa tạo đƣợc quyết tâm và sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện, trong lúc đó cấp uỷ cấp trên lại thiếu kiểm tra thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và uốn nắn những khuyết điểm, lệch lạc.

- Trong một thời gian dài các cấp, các ngành chƣa xây dựng đƣợc quy hoạch có tính chất chiến lƣợc về cán bộ, nhất là tạo nguồn cho cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn cho từng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

- Một số cấp ủy Đảng, thủ trƣởng cơ quan chƣa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chƣa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Chƣa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những cán bộ, đảng viên có nhiều sai phạm, không kịp thời thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

- Chƣa có chế độ đãi ngộ thích đáng và tạo điều kiện, phƣơng tiện cần thiết cho cán bộ làm công tác ở cơ sở.

- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn chắp vá. Nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chƣa thiết thực, còn thiên về lý luận, chƣa chú trọng kỹ năng thực hành, phƣơng pháp giảng dạy chậm đƣợc đổi mới.

- Bản thân ngƣời cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chƣa thực sự tự giác tu dƣỡng, rèn luyện và nổ lực phấn đấu vƣơn về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN CAO LỘC,

TỈNH LẠNG SƠN TỪ NAY ĐẾN 2020

Trong bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XI; Ở nƣớc ta, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những thế và lực mới cả bên trong lẫn bên ngoài để chúng ta bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới. Vị thế Việt Nam ngày càng đƣợc củng cố và khẳng định trên chính trƣờng quốc tế và cũng là tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Quan hệ đối ngoại của nƣớc ta hiện nay với các nƣớc, các tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ đƣợc mở rộng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã ứng phó có kết quả trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nƣớc; cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá, các ngành đều có bƣớc phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên. Đời sống của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế đƣợc mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nƣớc ta đƣợc nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục đƣợc tăng cƣờng; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt một số kết quả tích cực.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong đó đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên

là nòng cốt, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở. Nếu họ không có đủ uy tín sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cần đội ngũ cán bộ, đảng viên có tài đức. Những ngƣời đảm nhận chức trách, quyền hạn ở mọi cấp mọi ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở, đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân mà không có đủ uy tín, mất uy tín trƣớc dân có tác hại to lớn không thể lƣờng hết.Vì vậy cần phải nâng cao uy tín cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”.

Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở

Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đƣờng lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lƣợng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cƣờng cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, đãi ngộ đối với cán bộ cấp xã.

3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu cụ thể.

3.1.1. Phương hướng.

- Tập trung tiến hành rà soát và xây dựng tiêu chuẩn chức danh CBCC ở cấp xã một cách cụ thể dựa trên căn cứ tiêu chuẩn chung về CBCC đƣợc

quy định trong Nghị quyết Trung ƣơng Đảng các cấp; Nghị định số 112/NĐ- CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phƣờng, thị trấn; Thông tƣ 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hƣớng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng CBCC xã, phƣờng, thị trấn, các cấp uỷ Đảng; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ "Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC xã phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã"; quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 24/9/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc giao số lƣợng cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn từ đó làm cơ sở để rà soát, đánh giá, xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)