ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga (Trang 59)

DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với việc xem xét nguyên lý về lợi thế so sánh đã gợi mở cho chúng ta một định hướng phát triển kinh tế đó là: Trong giai đoạn hiện nay cần phát triển những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, ít vốn để xuất khẩu. Nói cụ thể hơn: nước ta phải dựa vào nông nghiệp trong thời gian khá dài để tăng kim ngạch xuất khẩu cho công nghiệp phát triển. Phát triển ngành công nghiệp rau quả còn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và cô ng nghiệp chế biến tinh dầu.

Phát triển sản xuất và chế biến rau quả không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dùng cho xuất khẩu. Về thực chất đây là biện pháp tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài, kết hợp với những tiềm năng sẵn có trong nước để phát triển nông nghiệp Việt Nam, góp phần tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế.Xuất khẩu rau quả góp phần tạo nguồn ngoại tệ dùng cho nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất nước.

Thông qua xuất nhập khẩu ngành rau quả của ta sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng.

Hoạt động xuất nhập khẩu rau quả khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt là cho lao động nông thôn, giảm bớt nạn thất nghiệp và lao động nông nhà, khuyến khích các ngành nghề truyền thống phát triển.

Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam khẳng được vị trí của nó trên thị trường thế giới để cho các mặt hàng rau quả của ta để qua đó thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.

2. Khó khăn

Sản phẩm rau quả là sản phẩm mang tính thời vụ cao, cần được tập trung khai thác triệt để mới có hiệu quả kinh tế cao. Mỗi loại rau quả

thường có một thời vụ thu hoạch nhất định, thường có 2 vụ chính là vụ hè và vụ đông. Vì vậy, căn cứ vào thời vụ, đặc tính của từng loại rau quả, cần được xác định rõ kế hoạch thu mua, vận chuyển, kho tàng... sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm.

Sản phẩm rau quả phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, chính vì vậy dẫn đên sự rủi ro rất lớn của các nông hộ sản xuất rau quả. Ngoài ra một số cây có giá trị chỉ giữ được đặc tính quý giá khi được trồng ở một số địa phương nhất định.

Muốn xuất khẩu, với các sản phẩm rau quả tươi chúng ta cần phải biết bảo quản và chế biến một cách hợp lý, vệ sinh đảm bảo được chất lượng của hàng hoá. Đây lầ một trong những khâu mà tổng công ty rất là yếu kém.

Phải lựa chọn thị trường xuất khẩu hợp lý vì có nhiều thị trường không thể đưa sản phẩm rau quả của nước khác vào thị trường của họ.

Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, thanh toán, tổng công ty mới chỉ sử dụng phương thức thanh toán L/C at singt là chủ yếu (chiếm khoảng 92%).

3. Nguyên nhân.

Trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất rau quả không như trước đây khi tổng công ty rau quả Việt Nam được nhà nước giao cho là đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả mà có hàng loạt các doanh nghiệp cùng tham gia. Hơn nữa, khá nhiều công ty nước ngoài đang đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Họ là những công ty mạnh, giàu có vì vậy đây là cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt và hết sức khó khăn.

Thị trường rau quả lớn nhất của tổng công ty là Liên Xô tan rã, vì thế công ty chưa thể khắc phục ngay được, trong khi phần lớn các thị trường đã bị phân chia. Việc tìm kẽ hở để chen chân vào thị trường này quả là một bài toán không đơn giản chút nào, đặc biệt hàng rào thuế quan đã hạn chế xuất khẩu của tổng công ty rất nhiều.

Tình hình thế giới, nhất là khu vực do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta nói chung và tổng công ty nói riêng.

Năng suất lao động thấp, sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường quốc tế, chi phí sản xuất lại cao nên rất khó cạnh tranh, đảm bảo uy tín vững chắc của tổng công ty trên thị trường nước ngoài. Đó là do các nguyên nhân sau:

+ Thiếu vùng nguyên liệu tập trung. Cho tới nay vẫn chưa hình thành rõ các vùng rau quả xuất khẩu và làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến được đầu tư đúng mức cho đồng ruộng, hệ thống tưới tiêu... đồng thời năng suất cây trồng thấp, không ổn định cũng dẫn tới giá thành sản phẩm công nghiệp cao, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Hiện nay, việc tiếp tục bàn giao các công trường của Tổng công ty về địa phương quản lý càng làm tăng khó khăn cho Tổng công ty.

+ Thiếu vốn đầu tư để thay đổi giống cây trong nông trường, đổi mới máy móc, thiếtbị, dây chuyền công nghệ của các nhà máy. Việc đáng nói nữa là trong khi việc cấp vốn và cho vay vốn của Nhà nước hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian của chu kỳ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty chưa thực sự linh hoạt trong đa dạng hóa nguồn vốn.

+ Công tác nghiên cứu khoa học tuy mới tiến bộ nhưng nhiều kết quả nghiên cứu mới ở trong phòng thí nghiệm. Nhưng sử dụng vào sản xuất kinh doanh còn ít. Việc nghiên cứu tuyển chọn giống rau, cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt và chuyển giao tiến bộ này trong sản xuất còn qúa hạn chế. Yêu cầo của công tác nghiên cứu khoa học cao, nhưng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn. Chưa có một đội ngũ cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm làm nòng cốt.

Hoạt động Marketing ở Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên chưa đúng mức, các hoạt đông Marketing diễn ra còn rời rạc, ở Tổng công ty chưa có một bộ phận Marketing độc lập để định hướng thị trường cho Tổng công ty cũng như để quản lý thống nhất các hoạt động Marketing. Chính những điều này cũng góp phần làm cho sản phẩm chưa thỏa mãn yêu cầu của thị trường. Trong buôn bán với nước ngoài nhiều khi chỉ thụ động chờ những đơn đặt hàng, không thông hiểu giá cả nên bị ép giá hoặc phải bán cho các thương lái trung gian, mua hàng của Tổng công ty rồi bán lại cho khách hàng với giá cao.

+ Tổ chức cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty còn cồng kềnh, sắp xếp người và việc còn chưa hợp lý, số lượng cán bộ phòng ban nhiều mà số lượng công việc thì ít. Do đó, yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục tổ chức lại đội ngũ cán bộ sao cho hợp lý, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga (Trang 59)