Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga (Trang 26)

II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY

1. Quá trình hình thành và phát triển

1.3. Quá trình phát triển

* Giai đoạn: 1988- 1990.

Thực hiện quyết định 217-HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ Trưởng, Tổng công ty một mặt đã chuyển hoạt động của các đơn vị trực thuộc sang hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa, mặt khác chủ động xắp xếp lại tổ chức hoạt động của toàn bộ Tổng công ty.

Đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế bao cấp. Về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt Xô (1986 - 1990). Do vậy kinh ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn như xuất nhập khẩu rau quả tươi và chế biến sang thị trường Liên Xô chiếm 97,7% kim ngạch xuất nhập khẩu và ngược lại 26,52% số vật tư thời kỳ này được nhập từ Liên Xô để phục vụ chương trình hợp tác Việt Xô.

* Giai đoạn 1991 – 1995.

Thực hiện Quyết định 315 –HĐBT ngày 01 tháng 09 năm 1990 và Nghị định 388 –HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đòng Bộ Trưởng,Tổng công ty đã tiến hành rà soát lại các đơn vị, làm thủ tục thành lập cho các đơn vị đủ điều kiện, bước đầu thực hiện liên doanh với nước ngoài. Thực hiện Quyết định 329 – TTg ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Thủ Tướng Chính Phủ, Tổng công ty đã nghiêm túc bàn giao các nông trường về cho địa phương quản lý, đồng thời xây dựng phương án thành lập lại Tổng công ty theo mô hình ‘‘TCT90’’.

Trong giai đoạn này cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù chương trình hợp tác Việt Xô không còn nữa nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất để tiếp tục phát triển. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên tổng sản lượng của Tổng công ty giảm. Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng nhờ có sự thay đổi trong phương hướng hoạt động làm cho Tổng công ty đã đưa những vật tư thiết bị cần thiết chứ không nhập khẩu như trước kia. Đến cuối năm 199. khib bắt đầu đi vào hoạt động theo mô hình mới, Tổng công ty còn 26 đơn vị thành viên (gồm 24 doanh nghiệp và 2 đơn vị sự nghiệp), có 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài.

* Giai đoạn 1996 –2000.

Thực hiện Nghị định 28 – CP ngày 07 tháng 05 năm 1996 của Chính Phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và chỉ thị số 20/1998/CP – TTg ngày 21 tháng 04 năm 1998 của Thủ Tướng Chính Phủ về đẩy mạnh xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty đã tiến hành xắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng gắn sản xuất với kinh doanh, gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu, tiến hành cổ phần hoá những đơn vị và bộ phận có điều kiện, đồng thời tập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w