II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
3. Môi trường kinh doanh củaTổng công ty
3.1. Môi trường kinh doanh bên trong Tổng Công ty
Tổng công ty với 24 đơn vị thành viên nằm rải rác trên 13 tỉnh, thành phố của cả nước
- Các nhà máy sản xuất tập trung khá nhiều ở miền Nam ( thành phố HCM: 4, Kiên Giang: 1, Đồng Nai:1) và đồng bằng Nam Bộ là một trong những vùng sản xuất rau quả lớn của nước ta, để nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu này, 4 nhà máy phía Bắc: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình) đều là những vùng nguyên liệu truyền thống, 2 nhà máy ở miền trung đặt tại thành phố lớn nhất là Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Các nhà máy đều đặt ở thành phố thuận lợi cho giao thông vận tải.
- Các công ty thương mại đặt tại 4 thành phố lớn nằm rải rác ở 3 miền đất nước tạo ra mạng lưới thu mua sản phẩm hợp lý.
- Nông trường đặt tại Miền Bắc: Ninh Bình, Hà Bắc, Sa Pa là một bất hợp lý sẽ gây ra khó khăn ở phía Nam trong việc cung cấp nguyên liệu.
- Viện nghiên cứu văn phòng Tổng công ty đặt tại Hà Nội, như vậy sẽ tận dụng được các nguồn nhân lực dồi dào có trình độ học vấn cao, bắt kịp với các biến động về chính sách đối với nhà nước và đưa ra những phương hướng hoạt động thích hợp.
Do Tổng công ty thành lập dưới sự sát nhập của các đơn vị thành viên đã có sẵn nên sự phân bổ của công ty chưa hợp lý:
+ Vùng khu IV cũ bỏ trống, đây là vùng cam, quýt, bưởi, ớt rất nhiều mà giá nhân công lại rẻ, giao thông thuận lợi.
* Đặc điểm về lao động, cơ cấu lao động Tổng công ty
Từ khi thành lập, tổng số lao động của Tổng công ty là 37463 người, đến năm 2000 chỉ còn 6865 người, như vậy đã giảm đi 30598 người (khoảng 79,02%) do nhiều nguyên nhân:
- Giảm do nguyên nhân khác : 7985 người
Tình hình cơ cấu lực lượng lao động hiện nay
( Tài liệu báo cáo tình hình lao động các năm của phòng tổ chức cán bộ)
ST Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000
I Tổng lao động - Nông nghiệp - Công nghiệp - Khối công nghiệp - Khối thương mại - Khối liên doanh
- Văn phòng Tổng công ty Người % --- 5855 31 37 8 16 6 2 6865 22 51 7 13 5,2 1,8 i II
Chia theo giới tính - Lao động nam - Lao động nữ --- 41,5 58,5 42 58 i III
Chia theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi - Từ 31 tuổi đến 45 tuổi - Trên 45 tuổi --- 12 58 30 14 57,5 28,5 I IV Chia theo trình độ - Trên đại học - Đại học - Trung học – Cao đẳng - Lao động phổ thông --- 0,4 14 7,6 78 0,4 14,6 10 75
Bảng báo cáo tình hình tài chính một số năm
(Số liệu của phòng xúc tiến thương mại)
STT Năm Tổng số vốn Đơn vị tính
1 1988 49,034 Tỷ VND
2 1991 109,6 Tỷ VND
3 1997 163,6 Tỷ VND
4 2001 214,78 Tỷ VND
Năm 2001, tình hình tài chính của công ty như sau Vốn kinh doanh 214,78 tỷ VND
Doanh thu 513,75 tỷ VND Lợi nhuận 3,42 tỷ VND
Bảng báo cáo tình hình tài chính của Tổng công ty ( Tài liệu báo cáo tình hình tài chính của phòng xúc tiến thương mại )
Đơn vị tính: 1 tỷ VND Tài sản Nguồn vốn Vốn lưu động Vốn cố định Tài sản cố định Vốn XDCB Vốn liên doanh 30,25 36,33 116,5 17,65 14,05 Ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn vay 96,73 62,14 55,91 Tổng tài sản: 214,78 Tổng nguồn vốn 214,78
Tỷ số tài chính của Tổng công ty.
(Số liệu của phòng xúc tiến thương mại)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành % 63 2 Tỷ số về vốn
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Lần 5,7
- Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 3,3
3 Tỷ số về khả năng thanh toán
- Nợ phải trả trên tổng tài sản % 27
- Tỷ trọng vốn bổ sung % 30
- Tỷ trọng vốn lưu động % 17
4 Tỷ số về khả năng sinh lời
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm % 0.5
- Tổng tài sản tương đối thấp (214,78 tỷ VNĐ, trung bình mỗi đơn vị thành viên chỉ có 8,949 tỷ VND) chủ yếu là tài sản cố định ( chiếm 54,26%), trong khi đó phần lớn tài sản cố định (máy móc thiết bị) đã lạc hậu rất khó phát huy tính chủ động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty là rất thấp (63%) trong khi tỷ số nợ trên tổng tài sản nhỏ (27%) thể hiện tình trạng vốn lưu động là rất nhỏ. Đây là khó khăn rất lớn đối với Tổng công ty. Do hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, cần vốn lưu động rất lớn để mua nguyên liệu tập trung trong thời gian ngắn (vì mua của nông dân không được mua chịu).
- Tỷ trọng nguồn vốn của Tổng công ty chưa hợp lý, không tập trung phát triển mạnh vào khâu tiêu thụ sản phẩm nên công ty chưa tận dụng hết vốn có thể huy động được.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vòng quay toàn bộ vốn của Tổng công ty tương đối cao, nhưng chỉ tập trung vào một vài nhà máy và các đơn vị thương mại. Các công ty xuất nhập khẩu đã chủ động mở rộng kinh doanh ra ngoài sản phẩm của Tổng công ty (năm 1996 - 2001 sản phẩm của Tổng công ty chỉ còn chiếm 52,2% kim ngạch xuất nhập khẩu). Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty.
Hiện nay tỷ số về khả năng sinh lời thấp, trong khi tỷ số về hoạt động khá cao thể hiện tình trạng hoạt động kém hiệu quả. Trong thực tế năm 2001 Tổng công ty có 7 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 29,16%), một số doanh nghiệp có doanh số cao nhưng chỉ bù đắp cho chi phí, các doanh nghiệp có lãi cao chủ yếu là các liên doanh nhưng phần hùn vốn của ta thường nhỏ (30%). Do tình hình như vậy nên việc đầu tư phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, không chủ động được trong kinh doanh.
* Đặc điểm thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình lựa chọn thị trường xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Tổng công ty tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu khẩu dựa trên phương pháp đánh giá bằng điểm số: Tổng công ty tiến hành lập bảng, mỗi tiêu chuẩn đánh giá được cho điểm theo thang điểm 10. Sau đó, tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng tiêu chuẩn mà có hệ số tương quan thích hợp. Tính tổng số điểm để chọn thị trường phù hợp nhất. Đây chính là cách lựa chọn thị trường theo phương pháp chủ động (cụ thể hơn là phương pháp thu hẹp ).
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường Nga những năm đầu thập kỷ 90, nhưng Tổng công ty rau quả Việt Nam vẫn lựa chọn và khẳng định đây là một trong những thị trường chính, quan trọng và đầy tiềm năng cần có sự quan tâm thích đáng. Việc lựa chọn thị trường này dựa trên một số tiêu chuẩn mà Tổng công ty cho rằng cần thiết đối với thị trường Nga, trong mối tương quan nguồn lực đặc điểm của Tổng công ty.
Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới: Việt Nam đã và đang thực hiện quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới. Quan hệ giữa Việt Nam và một số nước đã có những hoạt động hợp tác trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, công nghệ, khoa học kỹ thuật,…). Đây là điều kiện tiền đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh ngiệp.
Nhu cầu về sản phẩm rau quả chế biến trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trường Liên Bang Nga là rất lớn. Phần lớn rau quả ở Liên Bang Nga phải nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh Thái Lan và Trung Quốc, Việt Nam
là một trong những đối tác xuất nhập khẩu rau quả chế biến chủ yếu của Liên Bang Nga. Điều này đã khích lệ Tổng công ty Rau quả Việt Nam, vì tiềm năng khai thác còn nhiều. Bên cạnh đó, về bản thân Tổng công ty đến nay vẫn còn giữ được mối quan hệ với những bạn hàng trước đây của mình tại thị trường Nga. Đó là những nhà nhập khẩu Liên Xô cũ đã quen thuộc với những sản phẩm rau quả chế biến của VEGETEXCO. Họ chính là những khách hàng truyền thống, lâu năm mà Tổng công ty rất coi trọng. Một điểm thuận lợi nữa khi sản phẩm rau quả chế biến của Tổng công ty xuất vào thị trường Liên Bang Nga là chất lượng sản phẩm của VEGETEXCO đã được các thị trường này chấp nhận.
- Tình hình lựa chọn hình thức xuất khẩu của Tổng công ty.
Khi hiệp định trả nợ Nga đã chấm rứt, Tổng công ty quyết định lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp để đưa sản phẩm vào thị trường Liên Bang Nga. Phòng xuất nhập khẩu 2 sẽ chịu trách nhiệm tiến hành trực tiếp các ngiệp vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu ở thị trường Liên Bang Nga.Việc áp dụng hình thức xuất khẩu này đã đem lại cho Tổng công ty một số lợi thế:
- VEGETEXCO có thể liên hệ trực tiếp với thị trường Liên Bang Nga, từ đó nắm bắt được những thay đổi của thị trường, thị hiếu, nhu cầu để thích ứng được các hoạt động Marketing. Một cách cụ thể, Tổng công ty đã có những tiến bộ đáng kể về mẫu mã, bao bì, đóng gói, chất lượng … để phù hợp với yêu cầu của thị trường và đến nay vẫn duy trì tốt uy tín của mình với khách hàng ở thị trường Liên Bang Nga.
-Tăng cường quan hệ với khách hàng nước ngoài. Việc duy trì được uy tín đối với sản phẩm mang nhãn hiệu VEGETEXCO đã tạo cho Tổng công ty có thêm những bạn hàng mới ngoài những bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó là lực lượng đông đảo của Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài
cũng có nhiều tác động làm cho các nhà nhập khẩu nước ngoài chú ý đến sản phẩm rau quả chế biến của Tổng công ty.
- Không phụ thuộc vào các trung gian.
-Hiệu quả xuất khẩu cao, thu được ngoại tệ mạnh.
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp, Tổng công ty cũng phải đối mắt với một số vấn đề cần giải quyết như: xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi đầu tư nguồn lực lớn ( đặc biệt là nguồn nhân lực và nguồn tài chính). Trong khi đó, nguồn tài chính của Tổng công ty là có hạn, các đơn vị thành viên hầu như là thiếu vốn lưu động nên phải trả lãi vay ngân hàng cao. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty . Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, chưa ngang tầm với đòi hỏi. Như vậy, để hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu của mình, Tổng công ty đã có chương trình đào tạo bổ túc và đào tạo mới đội ngũ cán bộ chuyên ngành rau quả phục vụ cho nhu cầu và sản xuất trồng trọt, chế biến quản lý, quản trị kinh doanh để có thể đủ khả năng tiếp cận và làm việc thành thạo với các thiết bị và công nghệ mới hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Liên Bang Liên Bang Nga.