II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
2.2. Khả năng xuất khẩu củaTổng công ty Rau quả Việt nam
+ Sản phẩm xuất khẩu: Tổng công ty đã có những tiến bộ vượt bậc, nỗ lực trong hoạt động đa dạng hoá sản phẩm chế biến sang thị trường thế giới. Bên cạnh đó là việc cải tiến mẫu mã, hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quy định của thị trường và Tổng công ty đã tìm được sự hài lòng của khách hàng.
+ Khả năng sản xuất: trên cơ sở thiết bị được đổi mới, Tổng công ty đã thúc đẩy được năng suất lao động tăng lê. Mặc dù vậy, việc áp dụng quy trình khoa học công nghệ vào sản xuất còn chưa được chú trọng, bên cạnh đó là các dây chuyền chế biến mới đầu tư xây dựng có nhiều khó khăn và hoạt động chưa hiệu quả đã hạn chế khả năng sản xuất của Tổng công ty, chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.
+ Chi phí sản xuất: đây là một trong những vấn đề đang trở nên vô cùng quan trọng đối với Tổng công ty rau quả Việt Nam, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá sản phẩm xuất khẩu, quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay Tổng công ty đang phải đối mặt với thực trạng là nguyên liệu đầu vào cao (giá một số vật tư, nguyên liệu, năng lượng tăng), trong khi đó vốn sản xuất kinh doanh thiếu, phải vay ngân hàng, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty đang nhanh chóng tìm hướng giải quyết giảm chi phí đầu vào một cách hữu hiệu nhất, từ đó giảm giá chào bán sản phẩm rau quả chế biến ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa.
+ Khả năng tài chính: tính đến hết năm 2001, nhìn chung các đơn vị thuộc Tổng công ty đã bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả, Tổng công ty đã cân đối, điều hoà vốn giữa các đơn
vị, xin cấp bổ sung vốn lưu động hơn 7,1 tỷ VND cho các đơn vị có đầu tư mới, đạt 13,4% so với nhu cầu vốn ngân sách cấp cho các doanh ngiệp.
+ Khả năng tham gia trên thị trường quốc tế: Tổng công ty rau quả Việt Nam là một tổ chức chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả. Từ năm 1991, sau những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thị trường rau quả bị thu hẹp, đây cũng là thời điểm mà nền kinh tế nước ta xoá bỏ bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường. Tổng công ty đã tích cực mở rộng thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu với các thị trường khác ngoài Liên Xô (cũ) đã tăng lên đáng kể. Dự báo thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong thời gian tới như sau:
• Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á- Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Austraylia, New Zealand…
• Trung cận đông và một số nước Châu Phi.
• Tây bắc Âu, Mỹ và một số nướcChâu Mỹ, Đông Âu.
+ Mối quan hệ khách hàng: Tổng công ty chưa có được những hợp đồng dài hạn với khối lượng lớn, khách hàng chưa ổn định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khau chế biến công nghiệp cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của các đơn vị thành viên của toàn Tổng công ty.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty 2.3.1. Hội đồng quản trị (5 người).
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Thành phần: - Chủ tịch.
- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc. - Một thành viên kiêm trưởng ban kiểm sát.
- Hai chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị Tổng công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng quý, ngoài ra có thể có những cuộc họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
2.3.2. Ban kiểm soát.
Thực hiện các công việc kiểm soát, giám sát các thành viên Tổng công ty thi hành các nghị quyết của Hội đồng quản trị và chấp hành pháp luất của Nhà nước.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc Tổng công ty
Khối phòng ban kinh doanh thuộc TCT Khối phòng ban chức năng thuộc TCT 5 đơn vị sản xuất 14 đơn vị kinh doanh XNK 1 viện nghiên cứu 3 đơn vị liên doanh nước ngoài Ban kiểm soát
2.3.3. Bộ máy điều hành.
Bộ máy điều hành gồm có: - Tổng giám đốc.
- Giúp việc cho tổng giám đốc. - Hai Phó Tổng giám đốc.
- Khối văn phòng Tổng công ty.
* Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, quản lý toàn bộ con người, phương tiện, tài sản và điều hành các hoạt động của Tổng công ty, tham gia lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, đại diện cho Tổng công ty ký kết các hợp đồng, có quyền huy động, điều chỉnh, điều động vốn và các tài sản của đơn vị thành viên.
Là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty. Có quyền quyết định và tuyển dụng lao động, xử lý kỷ luật, sa thải lao động trong Tổng công ty khi vi phạm kỷ luật.
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm thường xuyên tham mưu, bàn bạc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện cho Tổng Giám đốc nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch và triển khai kế hoạch xuống các bộ phận.
* Phòng Tổ chức cơ bản (4 người)
Có chức năng giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật... trong Tổng công ty, phụ trách công tác đời sống của cán bộ Tổng công ty, quan hệ đối ngoại, quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ, chính sách của Nhà nước, quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ, công nhân viên..., bố trí sắp xếp các vị trí công tác phù hợp với trình độ năng lực của người lao động.
* Phòng Kinh tế tài chính (12 người).
Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, theo dõi tài sản cố định và tình hình sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty, phối hợp với phòng sản xuất kinh doanh điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực trạng.
Quản lý các nguồn vốn, hoạch toán thu chi tài chính, thực hiện tính giá thành sản phẩm, tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm công tác chi lương và các chế độ lao động khác cho cán bộ nhân viên trong Văn phòng Tổng công ty. Thanh quyết toán thu chi tài chính kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tài chính giúp cho Ban giám đốc điều hành có lãi.
* Phòng quản lý sản xuất kinh doanh.
Là Phòng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty, đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để trình lên ban giám đốc. Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng ban, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh để tổng hợp hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên phê duyệt. Nghiên cứu môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
* Văn phòng
Có chức năng giúp việc cho Tổng Giám đốc như quản lý tài sản và các thiết bị văn phòng của Văn phòng Tổng công ty. Làm công tác tạp vụ, văn thư, bảo vệ nhà xưởng, đất đai, vệ sinh công nghiệp, điềutiết cung ứng vật tư, xe cộ. Thực hiện công tác tổ chức, thi đua, hội họp, quan hệ đối ngoại...
Cùng với các Công ty xuất nhập khẩu, các Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép, xây dựng các phương án kinh doanh - xuất nhập khẩu trình cấp trên phê duyệt, thường xuyên theo dõi nắm bắt các thông tin kinh tế trong nước; nghiên cứu thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Tổng công ty. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng khâu thanh toán quốc tế.
Các phòng bình đẳng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với nhau để giải quyết những việc có liên quan. Khi không thống nhất ý kiến thì kịp thời trình với lãnh đạo phụ trách công việc đó để giải quyết, không được gây cản trở và chậm trễ công việc khi cần thiết. Đối với việc có liên quan đến nhiều phòng, Tổng Giám đốc chỉ định phòng chủ trì, các phòng khác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Các phòng kinh doanh được phân định thị trường như sau:
- Phòng xuất nhập khẩu 1: tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu ở khu vực Châu Á trừ Tây Á, các nước Châu Á thuộc Liên Xô (cũ), Úc, cửa khẩu Lạng Sơn.
- Phòng xuất nhập khẩu 2: tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu ở khu vực Châu Âu, Liên Xô (cũ).
- Phòng xuất nhập khẩu 3: tiến hành các nghiệp vụ xuât khẩu ở khu vực Châu Mỹ, Phi, Âu (trừ Đông Âu), Tây Á.
- Phòng kinh doanh 4,5,7: hoạt động kinh doanh trong thị trường nội địa, cửa khẩu Móng Cái.
- Phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Tất cả các thị trường, cửa khẩu Lào Cai.
Việc phân định các thị trường chỉ mang tính tương đối, các Phòng khi có khách hàng ở thị trường khác thì có thể làm trực tiếp nhưng không được chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.