Google App Engine (GAE) là nền tảng điện toán đám mây theo mô hình PaaS. GAE cho phép khách hàng triển khai các ứng dụng web để chạy trên cơ sở hạ tầng của Google. GAE đƣợc Google cho ra mắt vào tháng 4 năm 2008 hỗ trợ ngôn ngữ Python. Đến tháng 4 năm 2009, GAE đã công bố hỗ trợ ngôn ngữ chính thức thứ hai là Java, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cách xây dựng ứng dụng [4], [5], [6], [12].
Với các đặc trƣng dễ dàng xây dựng, bảo trì và khả mở, GAE đã đƣợc các nhà phát triển và các doanh nghiệp triển khai sử dụng. Với chi phí xây dựng và triển khai ứng dụng ban đầu gần nhƣ bằng không, khách hàng dễ dàng xây dựng các ứng dụng theo yêu cầu.
Các ứng dụng đƣợc chuyển lên máy chủ thông qua Google Apps, tên miền của ứng dụng có thể là tên miền của khách hàng đã có hoặc sử dụng tên miền miễn phí appspot.com. Ngƣời dùng có thể thiết lập cho ứng dụng của mình đƣợc truy cập bởi tất cả mọi ngƣời hoặc giới hạn truy cập chỉ cho các thành viên trong tổ chức của mình. Google App Engine hỗ trợ các ứng dụng đƣợc viết bằng các ngôn ngữ Java hoặc Python.
Cũng nhƣ các dịch vụ điện toán đám mây khác, với App Engine, ngƣời dùng không phải trả phí cài đặt ban đầu và phí thƣờng niên mà chỉ phải trả cho những gì họ sử dụng, các tài nguyên lƣu trữ và băng thông sử dụng đƣợc tính theo gigabyte. Dung lƣợng lƣu trữ tối đa cho phép lên tới 500 MB, CPU và băng thông cho phép phục vụ 5000 lần ghé thăm trang web 1 tháng. Trƣờng hợp ngƣời dùng phải trả phí cho ứng dụng, họ sẽ chỉ phải trả cho việc dùng các nguồn tài nguyên quá hạn mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà Google cung cấp miễn phí. Khi ứng dụng đã thu đƣợc lợi nhuận và vƣợt qua ngƣỡng mức sử dụng thì khách hàng chỉ phải trả khoản phí tài nguyên mà mình đã sử dụng.