Năng lực động viên, khuyến khích

Một phần của tài liệu cơ sở lí luận về năng lực lãnh đạo (Trang 38)

Năng lực Lãnh đạo Leadership Capabilities

1.3.1.2 Năng lực động viên, khuyến khích

Theo Kathryn Bartol (2001), động viên khuyến khích là quá trình động viên, cổ vũ nhằm truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để cấp dưới thực thi công việc được giao một cách tự nguyện. Kathryn Bartol cũng nhấn mạnh rằng chỉ có thông qua động viên khuyến khích thì người lãnh đạo mới có thể khai thác, phát huy tối đa sức người, sức của trong tổ chức. Năng lực động viên, khuyến khích của các nhà lãnh đạo được thể hiện qua khả năng giải quyết các vấn đề như: (1) làm thế nào để có được sự tham gia tự nguyện của cấp dưới, (2) làm thế nào để truyền được nhiệt huyết cho cấp dưới, (3) hiện đang có những cách thức động viên, khuyến khích nào và cách thức nào là cách thức phù hợp nhất đối với cấp dưới hiện tại của mình, và (4) như thế nào thì được coi là động viên, cổ vũ hiệu quả. Để giải quyết được những vấn đề này, các nhà lãnh đạo cần phải đi sâu luận giải nhằm làm rõ các vấn đề như cơ sở của động viên, khuyến khích; phương pháp động viên, khuyến khích; và tiêu chí đánh giá hiệu quả của động viên, khuyến khích. Như đã nêu ở trên, động viên, khuyến khích đóng một vai trò hết sức to lớn trong công tác lãnh đạo, quản lý nói riêng và trong sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp nói chung. Theo học giả Campbell & Pritchard (1976), năng lực của con người có thể chỉ là con số không tròn trĩnh nếu như người lãnh đạo

không có sự động viên khuyến khích nhằm khai thác năng lực đó. Không có sự động viên, khuyến khích, doanh nghiệp sẽ chẳng bao giờ đạt được mục tiêu lớn lao của mình. Để minh chứng cho điều đó, Campbell & Pritchard đã đưa ra mô hình được trình bày ở hình 1.9. Mô hình này thể hiện mối quan hệ qua lại giữa kết quả hoạt động của tổ chức với năng lực và động viên khuyến khích.

Hình 1.9: Mối quan hệ giữa kết quả thực hiện với năng lực, động viên, khuyến khích, và điều kiện làm việc

Như vậy theo mô hình của Campbell & Pritchard, động viên khuyến khích là một số nhân đi theo ngay sau yếu tố năng lực; hay nói cách khác, động viên khuyến khích chính là một thừa số của yếu tố năng lực; và ở đây, kết quả thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào động viên, khuyến khích. Thông thường, nhiều học giả đã gộp yếu tố môi trường vào yếu tố động viên khuyến khích; tuy nhiên; Campbell & Pritchard đã tách yếu tố môi trường ra khỏi động viên, khuyến khích để nâng cao tầm quan trọng của nó.

Nhu cầu (need) là một trong những nội dung cốt lõi, quan trọng nhất của động viên, khuyến khích. Đối với bất cứ ai và tại bất cứ thời điểm nào, con người đều có nhu cầu. Xét về mặt tâm sinh lý, nhu cầu của con người được chia ra thành hai loại – nhu cầu có nguồn gốc từ bản năng và nhu cầu tâm lý. Hai loại nhu cầu này đều tiềm ẩn ở trong mỗi người gọi là nhu cầu nội tại. Vì vậy, nhu cầu nội tại của con người nói chung và của cấp dưới nói riêng là tổng hợp các ham muốn, mong muốn cần được thỏa mãn. Chính vì lẽ đó, nắm bắt nhu cầu và đáp ứng đúng nhu cầu con người là nhân tố thành công trong việc giải quyết tốt mối quan

X X = Năng lực Động viên khuyến khích Môi trường Kết quthc hin

hệ giữa người và người nói chung và giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới nói riêng. Nhu cầu con người và nhận thức của con người là hai nhân tố quyết định hành vi, ứng xử của con người. Bởi vậy, để hướng cấp dưới nhắm tới và thực hiện tốt các mục tiêu được giao, các nhà lãnh đạo phải không ngừng tác động tới các hành vi đó. Quá trình tác động này gọi là qui trình động viên khuyến khích.

Hình 1.10: Qui trình động viên, khuyến khích

(Nguồn: James A. F. Stoner, Charles Wankel, Management, Prentice Hall Inc., 1998) Các học giả của các học thuyết về nhu cầu cho rằng con người ứng xử giống như họ hành xử do họ cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Các học giả cũng cho rằng nhu cầu con người không chỉ dừng lại ở chỗ những gì họ muốn mà còn thể hiện cả ở cung bậc nhu cầu. Thông thường, có hai loại nhu cầu chính – nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Tuy nhiên, việc xác định bao nhiêu là nhu cầu vật chất, bao nhiêu là nhu cầu tinh thần đối với mỗi một con người cụ thể là cả một câu hỏi lớn. Để giúp chúng ta trả lời câu hỏi này, học giả Abraham Maslow đầu

Một phần của tài liệu cơ sở lí luận về năng lực lãnh đạo (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)