Tầm quan trọng của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo

Một phần của tài liệu cơ sở lí luận về năng lực lãnh đạo (Trang 67)

Nhu cầu Needs

1.3.2 Tầm quan trọng của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo

Lãnh đạo và năng lực lãnh đạo có ý nghĩa to lớn và đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thiếu người lãnh đạo có năng lực được ví như một đơn vị chiến đầu thiếu vị tướng tài chỉ huy hoặc một con thuyền vượt thác gềnh thiếu đi một người thuyền trưởng dũng cảm, mưu trí. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự thành công không chỉ trong ngắn hạn, mà cả trong dài hạn, doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một nhà lãnh đạo có năng lực thực sự, đủ sức chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đến bến thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Cấp trên Cấp dưới Khách hàng Nguồn khác Đồng nghiệp

Tầm quan trọng của lãnh đạo, tầm quan trọng của người chèo lái con thuyền doanh nghiệp được thể hiện qua những vai trò cụ thể sau:

Thứ nhất, lãnh đạo là người dẫn đường, chỉ lối cho doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có năng lực là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhìn xa trông rộng. Chính tầm nhìn chiến lược, khả năng nhìn xa trông rộng giúp cho doanh nghiệp thấy được con đường cần đi và cái đích cần đạt tới. Hay nói cách khác, tầm nhìn chiến lược và khả năng nhìn xa trông rộng của lãnh đạo giúp cho doanh nghiệp xác định nên thâm nhập lĩnh vực nào hay kinh doanh trên lĩnh vực nào để có thể thu được kết quả và hiệu quả cao nhất kể cả trước mắt lẫn lâu dài.

Thứ hai, lãnh đạo là người tập hợp lực lượng xung quanh mình để thực thi sứ mệnh của tổ chức/doanh nghiệp. Thực vậy, nhà lãnh đạo có năng lực là nhà lãnh đạo có khả năng tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người tin yêu xung quanh mình để tạo thành một khối kết dính, thống nhất đủ sức thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ chức/doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tập hợp được một lực lượng đông đảo xung quanh mình, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng động viên, khuyến khích, khả năng gây ảnh hưởng. Chính vì vậy, học giả Bennis đã nói rằng “Lãnh đạo là người làm những việc đúng – Leaders are people who do right things”. Làm những việc đúng ở đây chính là làm những việc phù hợp với xu thế, làm những việc hợp với “lòng dân”. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải hội đủ cả hai yếu tố - tầm nhìn chiến lược, tư duy chiến lược và khai thác yếu tố tâm lý, khai thác yếu tố con người trong công tác lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Khi một nhà lãnh đạo đã hội đủ hai yếu tố này thì thành công của doanh nghiệp sẽ đến là điều tất yếu. Bởi vậy, lãnh đạo có năng lực và năng lực lãnh đạo có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã trình bày một cách cụ thể bản chất của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo. Mặc dù có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau về lãnh đạo, song tựu trung lại, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới. Tuy nhiên, để có thể tập hợp được lực lượng, để có thể đưa mọi người lên cùng một con thuyền, chèo cùng một nhịp, và đi về cùng một hướng, các nhà lãnh đạo không thể không kết hợp cả hai yếu tố - khai thác yếu tố tâm lý và khai thác yếu tố công việc.

Đối với năng lực lãnh đạo, năng lực lãnh đạo là sự tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo của một nhà lãnh đạo còn có thể được thể hiện qua các năng lực cụ thể như: (1) tầm nhìn chiến lược, (2) năng lực động viên khuyến khích, (3) năng lực gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, (4) năng lực hiểu mình-hiểu người, (5) năng lực ra quyết định, (6) năng lực phân quyền, uỷ quyền, và (7) năng lực giao tiếp lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo thực thụ là một nhà lãnh đạo hội đủ các năng lực cụ thể trên. Các năng lực lãnh đạo cụ thể này cũng chính là các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói chung của một lãnh đạo doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu cơ sở lí luận về năng lực lãnh đạo (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)