Khi hệ thống chưa có bộ tách kênh De-Coupler

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến (Trang 63)

Để thấy được ảnh hưởng của các tác động xen kênh, ta tiến hành mô phỏng hệ với các vòng điều khiển đa biến khi chưa có bộ tách kênh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả mô phỏng:

Hình 3.6. Đáp ứng nhiệt độ T3 của quá trình đa biến khi chưa có bộ tách kênh

Nhận xét:

Từ kết quả mô phỏng ta phân tích 6 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 0 đến 1000s: Udk CV1 tăng 10%, giữ nguyên Udk CV2, ta nhận thấy rằng nhiệt độ T3 tăng theo hàm quán tính có trễ, đồng thời mức L cũng tăng lên chủ yếu theo dạng tích phân. Điều này hoàn toàn hợp lý vì Udk CV1 tăng đồng nghĩa với việc đưa thêm dòng nước nóng vào nhiều hơn. Sự xen kênh thể hiện rất rõ trong đáp ứng.

- Giai đoạn từ 1000s đến 2000s: Udk CV1 giảm 20%, giữ nguyên Udk CV2, ta nhận thấy vì nước nóng giảm nên nhiệt độ T3 cũng giảm theo, đồng thời mức nước L cũng giảm.

- Giai đoạn từ 2000s đến 2500s: Udk CV1 tăng lại 10%, giữ nguyên Udk CV2, hệ thống trở lại trạng thái ban đầu, nhiệt độ T3 tăng lên, mức nước L được giữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên.

- Giai đoạn từ 2500s đến 3500s: Udk CV1 giữ nguyên, Udk CV2 tăng 10%, ta nhận thấy nhiệt độ T3 giảm và mức nước L tăng lên do lượng nước lạnh đưa vào tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý.

- Giai đoạn từ 3500s đến 4500s: Udk CV1 giữ nguyên, Udk CV2 giảm 20% : Nhiệt độ T3 tăng lên và mức nước L bị giảm do lượng nước lạnh giảm đi, tác động xen kênh được thể hiện rất rõ.

- Giai đoạn từ 4500s đến 5000s: Udk CV1 giữ nguyên, Udk CV2 tăng lại 10%, hệ thống trở lại trạng thái ban đầu, nhiệt độ T3 giảm, mức nước L được giữ nguyên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến (Trang 63)