Giới thiệu phần mềm và thiết kế giao diện

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến (Trang 42)

Để lập trình cho bộ điều khiển, thiết kế giao diện cho người vận hành, kết nối bộ điều khiển với máy tính… ta cần sử dụng tới các phần mềm đi kèm với bộ điều khiển:

a) Control Builder M

Control Builder M là một ứng dụng được sử dụng cho việc cấu hình và lập trình cho bộ điều khiển AC800M.

Hình 2.21. Hình ảnh giao diện của Control Builder M Control Builder M sử dụng 5 loại ngôn ngữ lập trình sau:

- Ladder Diagrams, LD - Instruction List, IL - Structured Text, ST

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sequence Function Charts, SFC

Trong đó IL và ST sử dụng ngôn ngữ dạng text, LD, FBD và SFC sử dụng dạng đồ họa.

Để có thể lập trình ta phải thêm các thư viện có sẵn trong Control Builder M và kết nối tới các thư viện đó

Hình 2.22. Tạo thư viện và kết nối với các thư viện yêu cầu

Trong đồ án này, chúng ta sử dụng các khối Control Modules để lập trình cho mô hình điều khiển. Ưu điểm của việc sử dụng các khối Control Modules tương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tự như việc sử dụng các khối chương trình con trong một chương trình lớn. Điều này khiến cho phần lập trình trở nên đơn giản hơn, dễ mở rộng và dễ thay đổi.

Trước hết ta cần tạo các dạng dữ liệu cho các khối Control Module

Hình 2.23. Tạo các dạng dữ liệu trong Control Builder M

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 2.24. Tạo các khối Control Modules trong Control Builder M

Trong Control Builder M có sử dụng 3 loại biến: local variable, global variable và access variable.

- Local variable: loại biến được sử dụng ngay trong khối control module hoặc là trong chương trình mà nó được khai báo

- Global variable: là biến được truy nhập từ bất kì chương trình hoặc control module nào. Biến toàn cục được khai báo như là biến ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tất cả các biến phải được khai báo với tên duy nhất và tương ứng với kiểu dữ liệu. Điều này phải làm trước khi code chương trình được viết.

Việc cấu hình hệ thống và kết nối với các đầu vào ra được thực hiện ngay trong Control Builder M.

Hình 2.25. Cấu hình và kết nối đầu vào ra trong Control Builder M b) My ePlant

Đây là một phần mềm mà hãng ABB cung cấp cho người dùng những công cụ rất hữu dụng trong việc thiết kế giao diện hệ thống, giám sát và điều khiển hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 2.26. Hình ảnh giao diện của My ePlant

Việc thiết kế giao diện hệ thống được thực hiện thông qua công cụ Process Graphic Editor trong My ePlant. Các khối cần hiển thị sẽ được kết nối với các biến được khai báo trong Control Builder M

Hình 2.27. Công cụ thiết kế giao diện Process Graphic Editor

Việc giám sát quá trình hệ thống được thực hiện thông qua công cụ Trend Display. Với công cụ này, người vận hành có thể theo dỗi và ghi lại bất kỳ biến nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được tạo lập bởi Control Builder M.

Để sử dụng công cụ, người dùng có thể tao Aspect Trend Display trong phần mềm My ePlant, sau đó thay đổi các thông số hiển thị trên đồ thị bằng cách tạo và cài đặt đối tượng Trend Template (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.28. Cài đặt thông số cho Trend Display trên Trend Template

Trong Trend Template, người dùng có thể cài đặt màu nền cho đồ thị, màu đồ thị, thời gian trích mẫu,… để tăng hiệu quả của việc giám sát và tối ưu trong việc lưu trữ các dữ liệu của quá trình. Sau khi cài đặt ta được giao diện của đồ thị Trend Display như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 2.29. Đồ thị xu hướng Trend Display

c) OPC Server

OPC (OLE for Process Control) là một chuẩn công nghiệp được tạo ra với sự cộng tác của một số nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, làm việc trong sự hợp tác với Microsoft. Tiêu chuẩn này xác định các phương pháp để trao đổi dữ liệu tự động hóa thời gian thực giữa các PC-Client sử dụng hệ điều hành Microsoft. OPC tạo ra môi trường để liên kết giữa My ePlant với Control Builder M, nhờ đó có thể kết nối các biến trong My ePlant với các biến được khai báo trong Control Builder M.

d) Soft Controller

Soft Controller là phần mềm cho phép mô phỏng một ứng dụng mà không có bộ điều khiển thực. Soft Controller cũng có thể được sử dụng như một bộ điều khiển, mặc dù Soft Controller không cho phép ghép nối I/O. Việc cài đặt các phần mềm cơ sở cho Soft Controller cũng sẽ cài đặt MMS Server cho AC800M yêu cầu cho việc trao đổi dữ liệu với bộ điều khiển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 2.30. Màn hình giao diện của hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu nâng cao chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến (Trang 42)