Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 82 - 83)

e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng

này dựa trên tiêu thức thức kỹ năng và kinh nghiệm của nhà quản lý

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần có thêm sự phối hợp với các chuyên gia, những cán bộ tư vấn về các lĩnh vực như giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm…

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoảntín dụng tín dụng

Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Do đó, khi ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng thì vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, chi nhánh phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm… thì chi nhánh phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Điều này là rất cần thiết bởi vì trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng còn có thể qua nhiều thời gian mới bộc lộ những khuyết điểm nhất định. Vì thế, phải giám sát khách hàng vay vốn, theo dõi kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Trong thực tế, việc bám sát vốn vay của khách hàng lại phụ thuộc và khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của mỗi cán bộ tín dụng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, các báo cáo số liệu thường có độ tin cậy thấp, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành thì việc giải quyết khoa học thông tin sai

sự thật một cách hữu hiệu là vấn đề còn nhiều lúng túng. Hiện nay ta chưa có biện pháp tích cực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng luật kế toán – thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy phải tăng cường hiệu quả công tác giám sát vốn cho vay trong hoạt động của chi nhánh với yêu cầu phải có chương trình giám sát riêng, cán bộ của bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía khách hàng và ngân hàng. Những người làm công tác này không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ. Nhiệm vụ của bộ phận này là đánh giá tình hình hoạt động tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng để kiến nghị với các cấp lãnh đạo những biện pháp nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

Ngoài ra, chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra chéo nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w