Thực hiện có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 77 - 78)

e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn

3.2.3. Thực hiện có hiệu quả quy trình nghiệp vụ tín dụng

Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện khách hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần cải tiến và đổi mới quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay.

Theo quy trình tín dụng, hồ sơ cho vay trước khi trình lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, phân tích năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lực điều hành quản lý của chủ doanh nghiệp, tính khả thi của dự án, giá trị tài sản thế chấp, biện pháp thu hồi nợ. Do vậy nếu để một cán bộ tín dụng đảm nhiệm tất cả các khâu như hiện nay thì không tránh khỏi những sai sót do trình độ nghiệp vụ, yếu tố chủ quan kinh nghiệm của mỗi cán bộ tín dụng là khác nhau. Vì vậy quy trình này chỉ có thể áp dụng cho các khoản vay nhỏ là khách hàng cá nhân còn với các khách hàng lớn và doanh nghiệp thì không phù hợp. Gần đây chi nhánh đã chỉ đạo các phòng tín dụng tách ra thành hai bộ phận.

Bộ phận một: Bộ phận quản lý khách hàng có trách nhiệm đi xuống địa bàn hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn và phổ biến điều kiện vay vốn, tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân loại hồ sơ để xem xét và đánh giá. Bộ phận này chuyên quản lý khách hàng, thường xuyên theo dõi và kiểm tình hình sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, kết quả hoạt động sản uất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của khách hàng để từ đó đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết đối với từng phương án vay vốn. Bộ phận nầy thường xuyên tiếp xúc khách hàng để nắm rõ tình hình thực tế và báo cáo cho lãnh đạo và bộ phận thẩm định để theo dõi và chỉ đạo.

Bộ phận hai: Bộ phận thẩm định tín dụng hoạt động độc lập với bộ phận trên. Bộ phận này chủ yếu làm việc tại ngân hàng, có nhiệm vụ phân tích xem xét dự án vay vốn về mọi mặt, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng. Bộ phận này có thể xuống cơ sở nắm bắt tình hình thực tế và kiểm tra tài sản thế chấp cầm cố khi thẩm định dự án, căn cứ vào ý kiến đề xuất của bộ phận quản lý khách hàng để đưa ra các phương án xử lý các vụ việc liên quan đến vốn vay.

Hai bộ phận này cần có sự phối hợp nhịp nhàng vì nếu như một công đoạn nào đó thực hiện không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến công đoạn sau và toàn bộ kết quả công việc.

Qua một số cuộc thăm dò đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay được vốn ngân hàng do vướng mắc trong thủ tục vay vốn, Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh ngoài việc củng cố quy trình, thủ tục cho vay tại nội bộ cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhằm cải cách thủ tục liên quan để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Chi nhánh cũng cần tăng cường hơn nữa hoạt động tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc thiết lập dự án, phương án vay vốn để giảm bớt thời gian, lãng phí, thất thoát cho cả ngân hàng và khách hàng. Qua quá trình trao đổi thông tin này, ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng và có cơ hội chọn lọc tốt hơn.

Trong quy trình tín dụng, chi nhánh cần tập trung vào bước thẩm định dự án và kiểm soát vốn sau khi vay.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w