Giải pháp về nhân tố con ngườ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 84 - 86)

e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn

3.2.7. Giải pháp về nhân tố con ngườ

Con người luôn là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động, sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là ngân hàng có đại đa số đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, tại chức và trên đại học đã được đào tạo về chuyên môn ngân hàng.

Có một vấn đề mà không chỉ NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên gặp phải hiện nay về việc tuyển cán bộ mới vào làm việc. Đó là NHNo&PTNT Việt Nam vẫn đang cho phép con em của cán bộ đã từng công tác trong ngành được vào làm việc mà không cần thông qua thi cử hay phỏng

vấn. Thay vì phải thi đầu vào như các thí sinh khác thì câu chuyện bố mẹ sắp đến tuổi về hưu lại xin về trước chế độ để cho con mình vào là chuyện không hiếm trong hệ thống hiện nay, một lý do đơn giản là con cái họ không có khả năng vượt qua kỳ thi đầu vào của ngân hàng. Đây là một bất cập gây khó khăn cho nhiều chi nhánh NHNo trong đó có NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Trên thực tế cũng có rất nhiều cán bộ được tuyển mới thông qua thi cử, có trình độ và năng lực nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, không có người thân, họ hàng làm trong ngành nên dường như họ bị cô lập, không có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng của mình. Có một số cán bộ sau một thời gian làm việc cảm thấy không phù hợp đã chuyển sang ngân hàng khác làm việc.

Chính vì vậy, với sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay thì với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thể đáp ứng được. Thực tế đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi, yêu công việc, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng nên đề ra chính sách phát riển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ với một số biện pháp như sau:

- Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: Mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một địa bàn, một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường kinh nghiệm của từng cán bộ. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đào tạo các kỹ năng: Chi nhánh cần đào tạo cán bộ tín dụng theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết, kỹ năng đàm phán…

- Chi nhánh nên có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm quy chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực là ảnh hưởng đến lợi ích của chi nhánh. Tùy theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải… Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ, chi nhánh phải có chế độ khen thưởng đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giả quyết tình trạng “chảy máu chất xám”. Do yếu tố tâm lý nhiều cán bộ cho rằng cho vay thu nợ, quản lý hàng trăm tỷ cũng không được khen tặng nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị chỉ trích, xử lý, trừ thi đua và bị coi là yếu kém.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w