Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 95)

e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn

3.3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

- Chính phủ cần hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ chế bảo lãnh một phần nhằm khuyến khích các tổ cức tín dụng cho vay thông qua việc gánh chịu một phần rủi ro tín dụng từ phía nhà nước. Mục tiêu trọng tâm của quỹ này là bảo lãnh cho các doanh nghiệp có các dự án, phương án hiệu quả nhưng không có đủ tài sản đảm bảo.

- Sớm ban hành Luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo.

- Cải tiến công tác tòa án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

- Phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa cho tương xứng với vai trò của nó, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia kinh doanh, tìm kiếm thông tin trên thị trường chứng khoán.

- Từng bước hoàn thiện và phát triển thị trường bất động sản nhằm tạo điều kiện vay vốn tín dụng của các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hạn chế việc đầu tư quá mức vào thị trường bất động sản, tạo ra những cơn sốt giá giả tạo, bất ổn cho thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng.

- Nhiều khoản nợ cũ của ngân hàng thương mại Nhà nước không có khả năng thu hồi. Nhiều khoản cho vay theo tổ, Hợp tác xã từ thời kỳ mới mở cửa, cơ chế cho vay và quản lý món vay lỏng lẻo. Nay, nhiều tổ, Hợp tác xã đã giải thể từ lâu, khả năng thu nợ của ngân hàng là không thể thu hồi được. Nhiều trường hợp cá nhân chết, mất tích, người thừa kế trả nợ không còn tài sản để trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ. Đối với các khoản nợ này, các ngân hàng đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro và theo dõi ngoại bảng trên 5 năm. Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính tiến hành phúc tra hồ sơ, đồng thời Chính phủ cho phép xuất toán ngoại bảng để “làm đẹp” bảng cân đối của các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ. Hiện nay quy mô nợ của các doanh nghiệp Nhà nước là tương đối lớn, đặc biệt là quy mô nợ xấu. Do việc mua bán nợ là khá mới nên hệ thống pháp lý, chế tài cho hoạt động này vẫn còn thiếu và gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để giải quyết vấn đề trên, nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Nhà nước nên đặt vấn đề xử lý nợ xấu thành một chương trình ở cấp quốc gia, vì nó giúp tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hóa.

+ Chính phủ cần có những giải pháp để có biện pháp yêu cầu các ngân hàng chủ nợ phải thực hiện bán nợ. Việc phân loại nợ xấu được thực hiện theo quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước. Tùy vào mức độ rủi ro, thanh khoản mà các khoản nợ được phân thành nhóm 1,2,3,4,5. Nếu rơi vào nhóm 3,4,5 thì gọi là nợ xấu, trong số nợ xấu đó, có một số lượng không nhỏ sẽ không xử lý được, bởi mang tính lịch sử: các ngân hàng thương mại Nhà nước cấp tín dụng theo chương trình chỉ định của Chính phủ như trồng chè, làm đường… nên Chính phủ cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.

+ Nhà nước nên mở thị trường mua bán nợ cho tất cả các nhà đầu tư cùng tham gia, vì nợ xấu cũng là một món hàng và việc đánh giá nợ xấu phải được thông qua thị trường, cho dù chúng ta có nhiều nghiệp vụ khác nhau để định giá. Như vậy có thể mở được thị trường mua bán nợ sơ cấp giữa ngân hàng chủ nợ và các nhà đầu tư xử lý nợ xấu; và thị trường mua bán nợ thứ cấp giữa các nhà đầu tư tư nhân và Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã bám sát định hướng, cơ chế nghiệp vụ của ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đến thời điểm hiện nay cũng như thời gian tới, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên xác định song song với việc mở rộng tín dụng thì nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ thường trực, quyết định năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng áp dụng vào thực tiễn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, giúp giải quyết vấn đề trong thời gian qua tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, để thực hiện các giải pháp trên thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và Chính phủ.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn, luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý kiến của các thầy cô, các bạn và những ai quan tâm đến đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w