e) Tỷ lệ vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn
2.3.2.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Về huy động vốn:
+ Công tác quảng bá hình ảnh để khai thác thị trường trong hoạt động huy động vốn còn yếu, chưa được chú trọng. Các hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Chi nhánh chưa có chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể như chính sách về lãi suất.
+ Phòng Marketing chuyên nghiên cứu, phát triển và tìm hiểu thị trường để có thể nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó có chiến lược phù hợp nhưng hoạt động của phòng chưa phát huy được nhiều vai trò tích cực của nó.
+ Trong những năm gần đây, do các chi nhánh của hệ thống ngân hàng khác như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công Thương,… liên tục mở rộng chi nhánh trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường tiếp cận khách hàng để cho vay làm cho thị phần của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp.
- Về hoạt động tín dụng:
+ Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện như chính sách khách hàng, chính sách về lãi suất, phương thức cho vay vốn, chính sách bảo đảm tiền vay.
+ Việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa nghiêm. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã không ngừng cố gắng tìm kiếm các dự án nhưng quá trình và kết quả tìm kiếm còn nhiều hạn chế, khả năng thẩm định khách hàng còn nhiều bất cập. Trước đây, do có thói quen cho vay chỉ tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước hay theo chỉ thị của cấp trên nên thông thường cán bộ tín dụng có tâm lý dễ dãi, chủ quan, trước, trong và sau quá trình vay được cán bộ tín dụng thực hiện chưa thực sự chuẩn xác.
+ Chất lượng công tác thẩm định còn hạn chế. Cụ thể là việc thu thập thông tin và xử lý thông tin còn chưa kịp thời, độ chính xác chưa cao. Chất lượng đăng ký thông tin đầu vào còn thấp, nhất là các thông tin tín dụng dẫn đến nhiều sai lệch trên hệ thống, không phản ánh đúng thực trạng khoản vay ảnh hưởng đến công tác điều hành. Mặc dù công nghệ ngân hàng của chi nhánh đã được hiện đại hóa nhưng chỉ thực sự hiệu quả trong hoạt động thanh
toán, còn với nghiệp vụ tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các phần mềm, phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp còn chưa được thực hiện.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản tín dụng đã được chú trọng nhưng đa số là do ý thức tự phát của cán bộ tín dụng chứ chưa có một chương trình giám sát cụ thể cũng như chưa có một bộ phận chuyên trách cho việc giám sát tín dụng.
+ Các khoản nợ xấu, nợ quá hạn hiện nay của chi nhánh một phần là do khách hàng có tình hình kinh tế giảm sút, gặp rủi ro trong kinh doanh, một phần là do cán bộ tín dụng chưa đốc thúc kịp thời dẫn đến tình trạng quá hạn, chuyển nhóm.
- Về nhân tố con người
+ Cán bộ của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt trong công tác thẩm định tài chính dự án, chưa thực sự nắm rõ các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, tìm thị trường chưa tốt, chưa có khả năng phân tích thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Mặc dù trong nhưng năm qua, chi nhánh đã không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng khả năng hiểu biết về kiến thức xã hội, phân tích tài chính, dự báo thị trường còn hạn chế nên trong quá trình xét duyệt dự án cán bộ tín dụng tỏ ra lúng túng. Trình độ của một số cán bộ (kể cả cán bộ có chức danh) còn bất cập nên khi giải quyết công việc chưa kịp thời, hiệu quả công việc chưa cao dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Việc thiết lập hồ sơ cho vay và thẩm định, nhất là thẩm định các khoản vay lớn tại một vài chi nhánh chưa tốt, thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa nghiêm.
+ Chi nhánh chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt, trừ thi đua đối với khoản nợ do mình cho vay mà không thu hồi được nhưng lại không hề khen thưởng khi họ hoàn thành tốt công việc của mình.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Do nguồn vốn dài hạn phải trả với mức lãi suất cao, hay việc khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn dài hạn tại ngân hàng vì điều kiện để vay dài hạn khó khăn hơn nên một số khách hàng đã dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động đầu tư trung và dài hạn, khi đến hạn thì khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, hành vi này là nguyên nhân làm giảm chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của ngân hàng như: Không có các dự án khả thi, không có đủ vốn để tham gia dự án theo quy định, không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp,… - Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn thì đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng vốn sai mục đích, sai đối tượng tuy nhiên cũng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân.
- Bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng.
- Khách hàng là hộ nông dân có nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế. Họ thường ỷ lại vào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chây ỳ khi mất khả năng trả nợ.
- Tình hình kinh tế, xã hội trong thời gian vừa qua có nhiều biến động. Giá cả hàng hóa tăng đột biến, giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến đổi. Dịch cúm gia cầm và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm khác phát triển tràn lan trên diện rộng. Thời tiết ngày càng khốc liệt, thiên tại xảy ra nhiều. Cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt nam đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, chính sách của Đảng và Nhà nước lại có nhiều vấn đề mới về thuế đất, thuế xuất nhập khẩu hàng hóa đã có tác động không nhỏ tới tâm lý một số lượng lớn người có tiền và các nhà đầu tư, điều này làm ảnh hưởng đến đầu tư của các tổ chức tín dụng nói chung và của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
- Kinh doanh trên địa bàn có nền kinh tế phát triển, yêu cầu dịch vụ phải đáp ứng được các tiện ích cho khách hàng thì mới mong thu hút được nhiều khách hàng lớn, đây chính là điểm yếu kém so với các ngân hàng khác của chi nhánh.
- Môi trường kinh doanh và khả năng canh tranh còn hạn chế do: Nguồn vốn quản lý chiếm tỷ lệ thấp so với các ngân hàng khác ra đời trên địa bàn nên không có nhiều khách hàng lớn.
- Chênh lệch lãi suất ngày càng giảm. Nguồn vốn cho vay dài hạn có lãi suất cao lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình hình cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng tỏ ra gay gắt hơn bao giờ hết, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải đưa ra nhiều biện pháp để lôi cuốn khách hàng. Đây chính là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu tài chính khó đạt kết quả tối đa mặc dù quy mô kinh doanh đã tăng lên tương đối phù hợp.
- Về môi trường pháp lý: Trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn triển khai hết sức chậm, điều này làm hạn chế quan hệ tín dụng của ngân hàng với khách hàng.
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục, điều kiện vay quá rườm rà, phức tạp đã khiến cho chi nhánh phải từ chối nhiều khoản cho vay vì khách hàng không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn.
- Việc cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, các báo cáo tài chính và sản xuất kinh doanh chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho cán bộ tín dụng rất khó thẩm định tài chính doanh nghiệp, vì thế cán bộ tín dụng không nắm được nhu cầu thực tế về vốn doanh nghiệp nên khả năng dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng là cao.
Bên cạnh đó các ngành sản xuất trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập. Chính sách kinh tế vĩ mô đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên các doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Vấn đề chuyển giao công nghệ cũng gây cho danh nghiệp không ít khó khăn. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập dây truyền sản xuất hiện đại nhưng do không đủ trình độ xác định, chưa có kinh nghiệm nên mua phải dây truyền lạc hậu, sản suất hàng hóa chưa kịp thu hồi vốn thì trên thị trường đã tràn ngập mặt hàng đó với chất lượng cao hơn.
CHƯƠNG 3