4. Đề xuất tiến trình hƣớng dẫn sinh viên ôn tập phần “Điện học”
4.2.1. Tiến trình tổng quát
Việc tổ chức hƣớng dẫn SV ôn tập, hệ thống hóa kiến thức với sự hỗ trợ của BĐTD cần đƣợc tổ chức theo một tiến trình hợp lí để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Căn cứ vào những lý luận về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và về BĐTD nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, sau đây chúng tôi xin trình bày một tiến trình tổng quát. Tiến trình này đƣợc chia thành các giai đoạn nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giai đoạn 2: Thu thập thông tin từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Giai đoạn 3: Xử lí thông tin đã thu thập đƣợc.
- Giai đoạn 4: Trình bày, đánh giá kết quả đã xử lí.
- Giai đoạn 5: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và giải bài tập. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích từng giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Xác định nội dung kiến thức cần ôn tập, hệ thống hoá.
Trƣớc hết, GV giúp SV xác định phạm vi ôn tập, hệ thống hoá: Một chủ đề? Một chƣơng? Một học phần hay cả năm học?
Sau khi có đƣợc phạm vi ôn tập thì GV hƣớng dẫn SV xác định nội dung kiến thức cần ôn tập, hệ thống hoá bằng các câu hỏi gợi ý. SV có thể dựa vào mục lục của sách giáo khoa, bài tổng kết chƣơng hay nội dung ghi nhớ quan trọng ở cuối mỗi bài học để tìm ra kiến thức cần ôn tập.
GV trợ giúp SV bằng cách nêu các câu hỏi phù hợp.
Ở bƣớc này SV cần phải xác định đƣợc tên chủ đề chính và các nhánh chính của BĐTD, từ khoá của chủ đề chính này phải ngắn gọn và quan trọng là phải bao trùm đƣợc nội dung cần nghiên cứu, có thể sử dụng hình ảnh phù hợp với chủ đề chính cho thêm phần ấn tƣợng, dễ nhớ.
Nhƣ vậy ở giai đoạn này SV phải tích cực, tự lực tìm kiếm thông tin với sự hƣớng dẫn, gợi ý của GV, SV sử dụng các kỹ năng thu thập và tóm tắt thông tin một cách cô đọng, khái quát.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin từ sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu tham khảo...
Ở giai đoạn này SV tiếp tục thu thập thông tin nhằm xác định các nội dung có mối liên hệ, mối quan hệ với chủ đề chính mà ta đang cần hệ thống hoá. Để thực hiện đƣợc bƣớc này, GV cần hƣớng dẫn SV thực hiện các thao tác sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem xét khái quát nội dung cần nghiên cứu
- Đọc nhanh để nắm sơ bộ nội dung thông tin, xác định nội dung nào là cơ bản, trọng tâm của chủ đề nghiên cứu.
Ở giai đoạn này SV phải thiết lập đƣợc các nhánh con cấp 1 của BĐTD, tƣơng tự nhƣ tên của chủ đề chính và nhánh chính, tên của các nhánh con này cũng phải sử dụng những từ khoá ngắn gọn hoặc hình ảnh nổi bật.
Tiếp đó GV hƣớng dẫn SV tự lực thu thập thông tin để hoàn thiện các nội dung liên quan tới chủ đề đang cần ôn tập, hệ thống hoá cụ thể nhƣ:
- Đọc kỹ và nắm vững toàn bộ nội dung thông tin chú ý thu thập thông tin từ nhiều kênh: Chữ, số, hình, bảng biểu.
- Xác định ý chính, ý phụ, nội dung cốt lõi loại bỏ các ý rƣờm rà không có giá trị thông tin (nên đánh dấu những ý chính).
Sau đó SV phải hoàn thiện nội dung của các nhánh con cấp 2, cấp 3,... Đến đây đã hình thành một BĐTD với nội dung cần ôn tập hệ thống hoá tƣơng đối hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn này SV cũng phải tự lực thu thập và sắp xếp thông tin, qua đó rèn luyện các kỹ năng thu thập, tóm tắt, sắp xếp thông tin theo một hệ thống nhất định.
Giai đoạn 3: Xử lí thông tin đã thu thập.
Trong giai đoạn này SV phải tìm ra đƣợc mối liên hệ, quan hệ giữa các nội dung kiến thức của chủ đề đó có thể là quan hệ logic, quan hệ tƣơng tự hay quan hệ nhân quả và xác định mối liên hệ giữa chủ đề với các ý chính, các chi tiết phụ.
Vai trò của GV lúc này là hỗ trợ, gợi ý bằng cách nêu các câu hỏi phù hợp giúp SV thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức.
Các nội dung có liên hệ với nhau cần đƣợc thể hiện trên BĐTD bằng các ký hiệu hay màu sắc phù hợp sao cho dễ nhìn thấy các mối quan hệ đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiếp đó SV cần thảo luận nhận xét lẫn nhau về các mặt sau:
- Nội dung cơ bản của kiến thức cần ôn tập đã đủ chƣa? Còn sót kiến thức nào không?
- Cách trình bày đã hợp lý chƣa? Cấu trúc của BĐTD đã hợp lý chƣa?
- Màu sắc, các ký hiệu đã hợp lý chƣa? Đã làm nổi bật nội dung kiến thức cơ bản chƣa?
- Nhìn tổng thể có hợp lý không? Có hấp dẫn ngƣời xem không?
Nhƣ vậy trong bƣớc này GV có vai trò hƣớng dẫn SV, sắp xếp thông tin đã thu thập , SV phải hoạt động một cách tích cực và tự lực, trong đó SV sử dụng kỹ năng xử lý thông tin (tức là sử dụng các thao tác tƣ duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá) và hệ thống hoá thông tin thu thập đƣợc theo một logic nhất định.
Giai đoạn 4: Trình bày và đánh giá kết quả đã xử lí.
Ở giai đoạn này SV dựa vào BĐTD trình bày nội dung kiến thức vừa hệ thống hoá đƣợc, chính sự trình bày của SV sẽ một lần nữa củng cố vững chắc hơn nội dung cần ôn tập, hệ thống hoá.
Việc nhận xét, đánh giá nội dung BĐTD của SV do các SV khác nhận xét, GV là ngƣời đƣa ra nhận xét cuối cùng có tính chất kết luận về BĐTD hệ thống hoá kiến thức mà SV vừa lập đƣợc.
Kiểm tra, đánh giá là bƣớc cuối cùng nhằm xác định sự đúng đắn, chính xác của những thông tin thu nhận đƣợc (số lƣợng, chất lƣợng), và kết quả thực hiện quá trình đó (kết quả lĩnh hội, hiệu suất lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập,...). Thông qua đó mà SV có thể kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các lần sau.
Nhƣ vậy, ở giai đoạn này SV sử dụng BĐTD nhƣ một công cụ hỗ trợ việc trình bày kết quả ôn tập hệ thống hoá kiến thức của mình hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chính của SV là trình bày, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, qua đó rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin đã thu thập đƣợc.
Giai đoạn 5: Ứng dụng tri thức vào thực tiễn và giải bài tập.
Thông tin mỗi cá nhân hay nhóm xử lí sau khi đƣợc chỉnh sửa, bổ sung bởi GV và các SV khác đƣợc sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập nhƣ là giải bài tập hoặc giải thích một hiện tƣợng Vật lý trong tự nhiên,... Có thể nói, bƣớc này chính là bƣớc kiểm tra và đánh giá tối ƣu nhất cho các bƣớc vừa kể trên, vì chỉ có lĩnh hội đƣợc tri thức thì SV mới có thể vận dụng tốt đƣợc.
Ở giai đoạn này BĐTD vừa lập đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu tham khảo hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra bởi tính ngắn gọn, có hệ thống của nó và cũng chính trong quá trình này SV có thể bổ sung, hoàn thiện BĐTD của mình nếu phát hiện ra những điểm còn thiếu sót.
Qua sự phân tích các giai đoạn của tiến trình trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của tiến trình là:
- Vai trò của GV là hƣớng dẫn, gợi ý, định hƣớng cho SV trong quá trình học tập.
- Hoạt động của SV là hoạt động tích cực, tự lực.
- BĐTD đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ trong tất cả các giai đoạn. - Trong các giai đoạn SV đều sử dụng và qua đó rèn luyện những kỹ
năng quan trọng trong việc học tập bộ môn Vật lý. Có thể khái quát tiến trình chung qua sơ đồ cụ thể sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sơ đồ cấu trúc tiến trình tổng quát
4.2.2 Tiến trình cụ thể hướng dẫn SV ôn tập, hệ thống hóa kiến thức phần "Điện học" - Vật lý đại cương với sự hỗ trợ của BĐTD.
Với tiến trình tổng quát đã nêu và phân tích ở trên, tác giả soạn bài ôn tập hai chƣơng trong phần điện học nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 5: Tĩnh điện I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về điện tích, tƣơng tác giữa các điện tích đứng yên.
2. Kỹ năng:
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức bằng BĐTD
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tƣợng có liên quan trong thực tế, và làm các bài tập trong chƣơng.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự lực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài soạn theo tiến trình đã xây dựng. - BĐTD tổng kết chƣơng
2. Sinh viên:
- Ôn tập các nội dung kiến thức có trong chƣơng.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn SV tìm ra kiến thức cơ bản cần ôn tập từ đó tìm ra từ khóa và các nhánh chính của BĐTD
GV: Yêu cầu SV tóm tắt những nội dung cơ bản đã học trong chƣơng 5? SV: Nêu lại những nội dung đã học của chƣơng tĩnh điện: Điện tích (tƣơng tác điện tích), điện trƣờng, điện thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoạt động 2: Thu thập thông tin từ SGK, bài giảng, tài liệu tham khảo để vẽ các nhánh của BĐTD.
+ Nhánh 1:
GV: ? Thế nào là điện tích? Điện tích điểm ?
? Lực tƣơng tác giữa 2 điện tích điểm có đặc điểm gì ? ? Phát biểu định luật bảo toàn điện tích ?
SV: + Điện tích + Điện tích điểm
+ Lực tƣơng tác giữa 2 điện tích điểm + Định luật bảo toàn điện tích.
GV: Tóm lƣợc lại các kiến thức sau đó yêu cầu SV hoàn thành nhánh (1) của BĐTD.
Từ khóa trung tâm và các nhánh chinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nhánh 2:
GV: Nêu khái niệm về điện trƣờng? Đại lƣợng đặc trƣng cho điện trƣờng về phƣơng diện tác dụng lực?
? Cƣờng độ điện trƣờng gây ra bởi điện tích điểm? gây ra bởi hệ điện tích điểm? Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trƣờng?
SV: Nêu định nghĩa về véc tơ cƣờng độ điện trƣờng. đƣa ra biểu thức cƣờng độ điện trƣờng gây ra bởi điện tích điểm, hệ điện tích điểm.
GV: Thế nào là đƣờng sức điện trƣờng?
Phân tích sự gián đoạn của đƣờng sức điện trƣờng để đƣa ra véc tơ cảm ứng điện D?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
SV: Đƣờng sức điện trƣờng là đƣờng đƣờng cong mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó trùng với phƣơng của véc tơ cƣờng độ điện tại điểm đó. Chiều của đƣờng sức điện trƣờng là chiều của véc tơ cƣờng độ điện trƣờng.
Khi biểu diễn điện trƣờng bằng điện phổ qua các môi trƣờng khác nhau thì điện phổ bị gián đoạn. Để khắc phục ngƣời ta đƣa vào một đại lƣợng không phụ thuộc vào tính chất môi trƣờng gọi là véc tơ cảm ứng điện.
GV: Viết hệ thức liên hệ giữa véc tơ cảm ứng điện và điện tích gây ra? SV: Đƣa ra khái niệm điện thông, phát biểu định lý O- G, viết biểu thức. GV: Tóm lƣợc lại các kiến thức sau đó yêu cầu SV vẽ nhánh 2 của BĐTD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhánh 3
GV: ? Công của lực tĩnh điện? Nêu tính chất thế của trƣờng tĩnh điện? Từ đó viết biểu thức thế năng của điện tích trong điện trƣờng?
SV: Đƣa ra biểu thức tính công của lực tĩnh điện. Nêu tính chất thế của trƣờng tĩnh điện
Biểu thức thế năng
GV: ? Thế nào là điện thế? Viết biểu thức?
? Nêu hệ thức liên hệ giữ điện thế và véc tơ cƣờng độ điện trƣờng ? SV: Đƣa ra khái niệm điện thế, viết biểu thức. Nêu đƣợc hệ thức liên hệ giữa điện thế và véctơ cƣờng độ điện trƣờng
GV: Tóm lƣợc lại các kiến thức sau đó yêu cầu SV vẽ nhánh 3 của BĐTD.
Hoạt động 3: Hoàn thiện và trình bày nội dung của BĐTD vừa lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BĐTD ôn tập chương: Tĩnh điện
Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung kiến thức trong BĐTD, các nhóm khác nhận xét và bổ xung
Hoạt động 4: Vận dụng
GV đƣa ra bài tập củng cố, yêu cầu SV dựa vào những kiến thức đã học để hoàn thành.
Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = 3µC và q2 = 12µC đặt các nhau một khoảng
30cm trong không khí thì tƣơng tác nhau một lực bao nhiêu niutơn?
Bài 2: Đặt cố định hai điện tích điểm cách nhau 30cm trong không khí thì chúng hút nhau bởi lực 1,2N. Biết q1 = +4,0µC. Điện tích q2 là bao nhiêu?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc tích điện Q = 5.10-6
C. Tính điện thế tại tâm của quả cầu, chọn gốc điện thế ở vô cùng. Đáp số: Bài 1: F = 3,6 N Bài 2: q2 = –3,0µC Bài 3: V = 9.104 (V) 4. Củng cố
GV: + Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm có trong chƣơng + Giao bài tập về nhà cho SV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 6: Dòng điện không đổi 1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về dòng điện
1.2 Kỹ năng
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức bằng BĐTD.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập có liên quan.
1.3 Thái độ
Có tinh thần, ý thức tự giác cao trong học tập
2. Chuẩn bị
+ GV: - Bài soạn theo tiến trình đã dựng - BĐTD tổng kết chƣơng 6
- Một số bài tập vận dụng
+ SV: Đọc trƣớc nội dung có trong chƣơng.
3. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn SV tìm ra kiến thức cơ bản cần ôn tập của chương. Từ đó tìm ra từ khóa và các nhánh chính của BĐTD.
GV: Yêu cầu SV tóm tắt những nội dung cơ bản đã học trong chƣơng ? SV: Nêu lại những nội dung cơ bản của chƣơng: Những khái niệm cơ bản về dòng điện, các đại lƣợng đặc trƣng và các định luật cơ bản về dòng điện.
GV: Tóm lƣợc lại nội dung và yêu cầu SV vẽ BĐTD với từ khóa trung tâm và 3 nhánh chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hoạt động 2: Thu thập thông tin từ giáo trình, bài giảng ...để vẽ các nhánh của BĐTD
+ Nhánh 1:
GV: Thế nào là dòng điện? Chiều dòng điện đƣợc quy ƣớc nhƣ thế nào? Thế nào là dòng điện không đổi? Bản chất của dòng điện trong các môi trƣờng?
SV: Trả lời các câu hỏi mà GV đƣa ra.
GV: Tóm lƣợc lại yêu cầu SV vẽ nhánh 1 của BĐTD.