Thực trạng việc ôn tập kiến thức Vật lý của sinh viên thông qua việc sử dụng

Một phần của tài liệu hướng dẫn sinh viên ôn tập phần điện học trong chương trình vật lý đại cương cho trường cao đẳng công nghiệp với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 40)

dụng BĐTD.

3.1 Thực trạng

Mục đích của đề tài là xây dựng tiến trình hƣớng dẫn SV ôn tập, hệ thống hóa kiến thức phần “Điện học” chƣơng trình Vật lý đại cƣơng cho trƣờng Cao đẳng Công nghiệp với sự hỗ trợ của BĐTD, nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự lực nghiên cứu tài liệu của SV và góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Do đó, để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã điều tra, thăm dò ý kiến của GV và SV của 3 trƣờng Cao đẳng trong tỉnh Phú Thọ: Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp hóa chất, trƣờng Cao đẳng kinh tế Phú Thọ.

Tiến hành thăm dò ý kiến của một số GV giảng dạy ở một số môn học và các SV ở 3 trƣờng đó, chúng tôi nhận thấy:

Về ôn tập và hệ thống hóa kiến thức: Hầu hết GV đều cho rằng việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho SV hệ thống toàn bộ kiến thức đã học ở một chƣơng, một phần hay một môn học nào đó. Tuy nhiên trong mỗi tiết ôn tập, GV thƣờng chỉ dành thời gian thực hiện theo đúng hệ thống câu hỏi và bài tập có sẵn trong bài giảng hoặc GV chỉ giải đáp những vấn đề SV chƣa hiểu. GV ít hƣớng dẫn SV cách ôn tập bằng cách tổng hợp và hệ thống kiến thức theo logic kiến thức của bài, chƣơng hay môn học nào đó. Do đó, SV phải tự nghiên cứu SGK, bài giảng để tổng hợp kiến thức, một số SV chƣa nhìn ra đƣợc đâu là kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.

Về sử dụng BĐTD: BĐTD còn khá mới mẻ đối với GV, việc sử dụng BĐTD trong dạy học hầu nhƣ là rất ít, các GV của 3 trƣờng đều chƣa đƣợc tham gia lớp tập huấn về sử dụng BĐTD trong dạy học, chủ yếu là do các GV tìm hiểu thêm để phục vụ cho việc dạy học của mình mà thôi, một số GV sử dụng đƣợc thì thƣờng sử dụng trong các tiết ôn tập. Còn đối với SV thì cụm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ “BĐTD” đối với một phần lớn SV thƣờng chƣa nghe nói đến, chủ yếu là giáo viên giới thiệu cho các em vì vậy việc sử dụng là rất ít. Đối với SV có sử dụng thì thƣờng sử dụng công cụ vẽ tay (riêng vẽ tay thì vẽ bằng một màu mực chiếm đa số). Các em thƣờng lựa chọn sử dụng BĐTD vào các dịp ôn tập thi cử. Rất ít SV lựa chọn sử dụng nó để ôn tập sau mỗi giờ học cũng nhƣ sau mỗi chƣơng, việc sử dụng nó để ghi chú trên lớp lại càng ít, hầu nhƣ không có. Chƣa có bất kỳ SV nào nghe nói cũng nhƣ sử dụng phần mềm iMinMap5 để vẽ BĐTD.

3.2. Nguyên nhân của thực trạng

3.2.1. Về phía GV

Nhƣ trên đã nói do BĐTD còn khá mới mẻ đối với GV, họ chƣa hiểu sâu về BĐTD và những ứng dụng của nó, chƣa biết sử dụng nó nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Mặt khác, trong quá trình dạy học GV chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho thật rõ ràng, dễ hiểu và truyền đạt hết những kiến thức trong SGK mà chƣa lƣu ý đến việc hƣớng dẫn SV ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong mỗi bài, mỗi chƣơng để rèn luyện kỹ năng ôn tập cho SV, việc tóm tắt kiến thức theo logic trong các giờ lên lớp thƣờng ít đƣợc thực hiện vì bài giảng thƣờng dài, nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến thời gian tiết học.

3.2.2. Về phía SV

Hầu hết SV của các tƣờng Cao đẳng chất lƣợng đầu vào thấp nên vấn đề dạy và học gặp không ít khó khăn. Phần lớn các em chƣa nghe nói đến MM (chứ chƣa đề cập đến việc sử dụng) nên rất khó khăn để thay đổi quan điểm, thói quen cũ và hƣớng các em chấp nhận sử dụng công cụ BĐTD để ghi chú. Sau đó là hệ thống hóa kiến thức, tóm lƣợc và bố cục lại nội dung của từng quyển sách, SGK bài giảng của GV. Cuối cùng là ôn tập trƣớc mùa thi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng nhƣ sử dụng nó trong giờ thi cử. Đây là vấn đề không phải ngày một ngày hai làm đƣợc mà cần hình thành cho các em dần dần.

Một phần của tài liệu hướng dẫn sinh viên ôn tập phần điện học trong chương trình vật lý đại cương cho trường cao đẳng công nghiệp với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)