2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng BĐTD trong ôn tập
2.2 Cách đọc BĐTD
Nhƣ chúng ta đã biết, bộ não con ngƣời có tính đa chiều, hoàn toàn có khả năng, thậm chí đƣợc cấu tạo để tiếp nhận thông tin phi tuần tự. Não đƣợc hoạt động theo cách thức này mọi lúc: khi xem tranh ảnh hoặc lý giải ảnh và môi trƣờng xung quanh [5]. Vì vậy, việc đọc một BĐTD có
thể đƣợc tiến hành theo bất kỳ cách nào, có thể đọc theo một chiều nhất định hoặc có thể đọc các nhánh bất kỳ trên BĐTD. Việc đọc các nhánh thƣờng bắt đầu từ trung tâm rồi di chuyển dần ra phía ngoài. Khi vẽ BĐTD, ngƣời vẽ có thể sắp xếp theo trật tự riêng của mình và khi đọc ngƣời đọc cũng có thể đọc theo trật tự riêng của họ mà họ cho là hợp lý để hiểu đƣợc nội dung của BĐTD đó. Một số trƣờng hợp đặc biệt yêu cầu phải đọc theo một chiều nhất định mới hiểu đúng nghĩa, hoặc khi dùng BĐTD để thuyết trình theo một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trình tự nhất định thì ta có thể đánh số cho các nhánh theo đúng trình tự muốn ngƣời đọc đọc.
Hình bên là một ví dụ về chiều viết và đọc BĐTD thƣờng thấy. BĐTD này đƣợc viết và đọc theo hƣớng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và theo chiều kim đồng hồ, các mũi tên xung quanh BĐTD chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ.
Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong BĐTD đƣợc gọi là nhánh chính. BĐTD này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của BĐTD đƣợc đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. Các từ khóa đƣợc viết và đọc theo hƣớng từ trên xuống dƣới trong một nhánh chính. [ 5 ]