Kinh phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012 (Trang 103)

Tổng kinh phí cho 8 trung tâm hệ dự phịng tỉnh Cà Mau là 42.541 triệu đồng. Trong đĩ nguồn ngân sách 25.447 triệu đồng, các Chương trình mục tiêu 10.355 triệu đồng, phí lệ phí 6.004 triệu đồng và nguồn dịch vụ 735 triệu đồng (bảng 3.20).

Thu phí lệ phí từ Trung tâm Phịng chống các bệnh xã hội là 3 tỷ 527 triệu đồng, Trung tâm Chăm sĩc sức khỏe sinh sản 1 tỷ 85 triệu đồng; Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh 757 triệu đồng; Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần 357 triệu đồng; Trung tâm Giám định y khoa 229 triệu và trung tâm Phịng chống HIV/AIDS 49 triệu đồng. Nguồn thu từ dịch vụ tại Trung tâm Chăm sĩc sức khỏe sinh sản 517 triệu, Trung tâm Y tế dự phịng 218 triệu đồng (bảng 3.20).

Tổng kinh phí chi các Trung tâm Y tế huyện là 68 tỷ 711 triệu đồng, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia 2 tỷ 89 triệu đồng và thu từ các dịch vụ 148 triệu đồng (bảng 3.21). Nguồn thu từ các dịch vụ thấp và khơng cĩ nguồn thu từ phí lệ phí cho nên hoạt động y tế dự phịng huyện cũng dựa chủ yếu vào kinh phí từ ngân sách.

Tổng kinh phí chi cho hệ dự phịng tỉnh là 111 tỷ 252 triệu đồng, các trung tâm tỉnh chiếm 38,2% các huyện chiếm 61,8%. Trong đĩ chi cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia 12 tỷ 444 triệu đồng, thu các dịch vụ

883 triệu đồng (bảng 3.22). Việc phân bố tỷ lệ kinh phí tuyến huyện cao hơn tỉnh là phù hợp vì các nội dung hoạt động y tế dự phịng hiện tại nằm tuyến y tế cơ sở.

Kinh phí chi cho hệ dự phịng chiếm 21,7% trong tổng số kinh phí của

ngành; ngân sách 65,5%; chương trình mục tiêu y tế quốc gia 55,6%; dịch vụ 4,1% và phí lệ phí 1,8% so với tồn ngành (bảng 3.23). Kết quả phù hợp nghiên cứu Trần Mạnh Tùng về thực trạng đạt Chuẩn quốc gia các Trung tâm Y tế dự phịng các tỉnh miền Bắc năm 2012 cĩ 80% đơn vị chưa đảm bảo kế hoạch tài chính [68].

So với báo cáo Cục Y tế dự phịng năm 2007 ngân sách chi cho y tế dự phịng từ nguồn ngân sách nhà nước khơng vượt quá 20% (từ năm 1991 đến năm 2000) và khơng vượt quá 25% (từ năm 2001 đến năm 2004) [34]. Thực tế cho thấy nguồn ngân sách tỉnh chi khơng đủ để triển khai các nhiệm vụ được giao về cơng tác y tế dự phịng đặc biệt tuyến huyện. Thực hiện kinh phí khốn và tự chủ nhưng khơng đầu tư thêm các nội dung giám sát, truyền thơng, tập huấn và thực hiện các nội dung phịng dịch thì chắc chắn hoạt động y tế dự phịng ngày càng kém hiệu quả.

Kết quả này làm cơ sở tham mưu cho Sở Y tế hay Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí trong lập kế hoạch dự tốn hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn cho hệ dự phịng tỉnh Cà Mau.

Qua số liệu trên, các đơn vị dự phịng tuyến tỉnh thu phí, lệ phí và dịch vụ thấp, nên cần cĩ chế độ chính sách quan tâm nhiều hơn như được mở phịng khám đa khoa, tham gia trong việc khám chữa bệnh và thanh tốn với bảo hiểm y tế. Như vậy, cán bộ làm cơng tác dự phịng vừa thực hiện cơng tác chuyên mơn vừa khám chữa bệnh đặc biệt quản lý bệnh cĩ tính chất xã hội, lây nhiễm tạo niềm tin cho dân thuận lợi thực hiện các hoạt động y tế dự

phịng, đồng thời tạo nguồn thu bổ sung ngân sách hoạt động, thu hút và duy trì nguồn nhân lực, đặc biệt lực lượng bác sĩ trẻ.

Tĩm lại, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho các cơ sở y tế dự phịng Cà Mau hạn chế chưa đáp ứng chức năng nhiệm vụ cần cĩ kế hoạch và những chính sách đồng bộ để phát triển theo lộ trình thực hiện quy hoạch hệ dự phịng của Bộ Y tế là lồng ghép một số trung tâm thuộc y tế dự phịng tuyến tỉnh, đầu tư phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ y tế dự phịng, đặc biệt là mạng lưới y tế dự phịng tuyến huyện [26].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu nguồn lực y tế dự phòng tỉnh Cà Mau năm 2012 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w