Mối quan hệ giữa chế độ khuyến khích và lợi ích của các nhóm công chức-viên chức trẻ

Một phần của tài liệu Tác động của chế độ và các loại hình khuyến khích đến thái độ lao động của công - viên chức trẻ tại TP.HCM (Trang 50)

chức-viên chức trẻ tại TP. HCM trong điều kiện hiện nay

Chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần xuất hiện rất phổ biến ở hầu hết các công ty, tổ chức, đoàn thể khác nhau của nhiều quốc gia trên thế giới là để thực hiện vai trò, nhiệm vụ nhƣ một đòn bẩy kích thích kịp thời sự hƣng phấn và cảm hứng làm việc của ngƣời lao động. Đặc trƣng của nó là đƣợc hình thành trên cơ sở các nhu cầu cấp bách của đối tƣợng đƣợc hƣởng, hình thức biểu hiện đa dạng, phong phú và có thể thay đổi theo từng tình huống, hoàn cảnh. Hiệu quả tác động đến tinh thần của chủ thể lao động của các loại hình khuyến khích, khen thƣởng vì vậy mà lớn hơn rất nhiều so với các dạng phúc lợi khác. Bởi nhu cầu là những đòi hỏi của con ngƣời, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Sau khi nhu cầu nảy sinh, nó trở thành một động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con ngƣời hành động nhằm tìm cách để thỏa mãn. “Cái thỏa mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thể hành động, là lợi ích”11. Vậy lợi ích là “cái đáp ứng nhu cầu vì lẽ đó nên nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong mối quan hệ

11

Lê Hữu Tầng, “Về động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997, Tr.35

51

với nhu cầu”12. Xét về mặt bản chất, lợi ích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng của thế giới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể. Cho nên chúng ta “tìm lợi ích thực sự của chủ thể hành động trong các mối quan hệ giữa nhu cầu của chủ thể đó với sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh chủ thể, tức là trong mối quan hệ giữa chủ thể đó với các điều kiện tồn tại và phát triển của nó, chứ không ngoài mối quan hệ ấy”13

.

Chính vì vậy, muốn biết lợi ích của công chức - viên chức trẻ thành phố Hồ Chí Minh là gì, thì chúng ta cần phải tìm hiểu những nhu cầu cấp bách, thiết thực hiện nay của họ. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin dừng lại tìm hiểu lợi ích của cán bộ - viên chức trẻ thành phố thông qua những mối quan tâm của họ đối với mỗi loại hình khuyến khích cụ thể. Bảng kết quả dƣới đây cho thấy:

5 loại hình khuyến khích quan tâm nhất Tần số Tỷ lệ %

Thƣởng tiền 189 90

Tăng lƣơng 175 83.3

Đánh giá đúng năng lực 175 83.3

Tin tƣởng giao việc 150 71.4

Đi học nâng cao 105 50

Bảng 5: Quan tâm nhất đến các loại hình khuyến khích

Thông qua các loại hình khuyến khích đƣợc quan tâm nhiều nhất của công chức - viên chức trẻ thành phố, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhu cầu, nguyện vọng cấp bách nhất của họ hiện nay là gì. Có 90% trong tổng số 210 ngƣời đƣợc hỏi trả lời những loại hình khuyến khích đƣợc quan tâm nhất là thƣởng tiền và 83.3% là tăng lƣơng Điều này chứng tỏ những cách thức làm tăng thêm thu nhập để nâng cao đời sống vật chất đang là mối bận tâm của phần lớn công chức - viên chức trẻ thành phố. Xét theo bậc thang của Maslow thì nó đƣợc xếp vào loại nhu cầu sinh tồn, đây là tầng cơ bản nhất, nền tảng của tất cả các nhu cầu còn lại. Cũng nhƣ Mác đã nói “người ta

12 Sách trên đã dẫn, Tr.34 13 Sách trên đã dẫn, Tr.35

52

phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Tuy nhiên với mức lƣơng mà lực lƣợng công chức - viên chức trẻ thành phố hiện nay thì đã có thể đảm bảo đƣợc cái “khả năng sống” đó. Nhƣng nếu đặt nó trong lòng một đô thị nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, vào thời điểm hiện giờ, thì nhu cầu sinh tồn không chỉ dừng lại ở mức đủ ăn, đủ mặc, đủ để tồn tại, mà còn cao hơn nữa là đủ đê họ có thể hòa nhập vào nhịp sống chung của thành phố. Bởi xét đến cùng, khả năng tài chính sẽ quyết định cơ hội sử dụng các kết cấu hạ tầng đô thị của mỗi cá nhân.

Bên cạnh nhu cầu về vật chất, công chức - viên chức trẻ thành phố còn có những nhu cầu về tinh thần thuộc về điều kiện và môi trƣờng làm việc. Trong số 210 ngƣời đƣợc hỏi, 100% trả lời quan tâm đến yếu tố đánh giá đúng năng lực, 90% quan tâm đến yếu tố tin tƣởng giao những công việc quan trọng và 83.3% quan tâm đến yếu tố đi học nâng cao. Một cách tổng thể thì đây là những nhu cầu thuộc về sự tôn trọng, sự tự thể hiện, phát triển và khẳng định bản thân. Chứng tỏ từ trong tƣ tƣởng, số đông công chức-viên chức trẻ thành phố đều mong muốn có những cơ hội để phát huy hết khả năng của mình trong công việc chuyên môn. Đây là một dấu hiệu tích cực mà nếu cơ quan, đơn vị có những tác động phù hợp thì sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Nhƣ vậy, chúng ta đã xác định đƣợc một số nhu cầu cấp bách hiện nay của công chức-viên chức trẻ thành phố. Nhƣng để thỏa mãn những nhu cầu đó thì phải có những phƣơng tiện phù hợp để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi, mong muốn phát sinh của chủ thể hành động, đó đồng thời cũng đƣợc xem là phƣơng tiện để thực hiện lợi ích. Trong trƣờng hợp này, các loại hình khuyến khích cùng cơ chế hoạt động của nó chính là công cụ, phương tiện của nhà quản lý dùng để thực hiện lợi ích của nhân viên trên cơ sở các nhu cầu thiết thực của họ. Các loại hình khuyến khích vật chất sẽ đáp ứng những nhu cầu về vật chất, vì vậy, nó là phƣơng tiện thực hiện lợi ích vật chất, còn các loại hình khuyến khích tinh thần đáp ứng những nhu cầu tinh thần, nên nó đƣợc xem là phƣơng tiện thực hiện lợi ích tinh thần cho công chức-viên chức trẻ thành phố. Giữa hai loại lợi ích này tồn tại một mối quan hệ mật thiết với nhau, và

53

chúng ta không thể kết luận một cách chung chung rằng cái nào quan trọng hơn cái nào, mà phải tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. “Xét đến cùng, lợi ích vật chất bao giờ cũng quan trọng hơn lợi ích tinh thần, bởi lẽ nó trực tiếp hƣớng vào thỏa mãn các nhu cầu mang tính quyết định đối với sự tồn tại của thể xác - cái cơ chất mà trên đó tinh thần của con ngƣời nảy nở và phát triển”14

. Tuy nhiên, khi những nhu cầu vật chất đƣợc thỏa mãn đến một mức độ nhất định thì con ngƣời lại chú trọng đến các lợi ích tinh thần. Các lợi ích tinh thần vừa đáp ứng những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng của con ngƣời, vừa tác động đến chủ thể trong việc điều chỉnh các ham muốn vật chất theo những chuẩn mực giá trị nhân văn và tiến bộ xã hội. Vì vậy, để cân bằng trạng thái tâm lý của công chức-viên chức trẻ thành phố, thì các cơ quan, đơn vị phải áp dụng song song chế độ khuyến khích vật chất với chế độ khuyến khích tinh thần, nhƣng với mỗi trƣờng hợp, hoàn cảnh thì có sự ƣu tiên, chú trọng khác nhau đối với từng loại hình khuyến khích cụ thể.

Một phần của tài liệu Tác động của chế độ và các loại hình khuyến khích đến thái độ lao động của công - viên chức trẻ tại TP.HCM (Trang 50)