Tổng quan hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về việc áp dụng các loại hình khuyến

Một phần của tài liệu Tác động của chế độ và các loại hình khuyến khích đến thái độ lao động của công - viên chức trẻ tại TP.HCM (Trang 40)

Nhƣ đã định nghĩa ở trên, chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần có vai trò điều hòa mối quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ. Đó cũng là một phƣơng tiện để thực hiện lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, nhằm tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hòa, ổn định, góp phần phát triển trí sáng tạo của chủ thể lao động. Đặc biệt với xu thế phát triển nhƣ hiện nay, khi các nƣớc trên thế giới đang cố tìm mọi cách để công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất, thì các loại hình khuyến khích vật chất và tinh thần trở nên đặc biệt quan trọng, đƣợc sử dụng với mục tiêu thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi và kích thích động viên ngƣời lao động kịp thời. Vì vậy, trong Bộ luật Lao động của nƣớc ta, đã có những qui định rất cụ thể về việc áp dụng chế độ khuyến khích song song bên cạnh chế độ tiền lƣơng cũng nhƣ các loại phu cấp, phúc lợi khác cho ngƣời lao động.

Theo Điều 11 của Bộ luật Lao động, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hội Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/06/1994, đã qui định “Nhà nƣớc khuyến khích việc quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp, cơ quan và mọi biện pháp, kể cả việc trích thƣởng từ lợi nhuận của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao hoạt động của doanh nghiệp và quản lý lao động”. Về qui chế khen thƣởng thì đƣợc qui định trong điều 9 của Nghị định số 197/CP nhƣ sau:

41

hiện qua năng suất, chất lƣợng công việc.

- Căn cứ vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp, ngƣời có thời gian làm việc nhiều thì đƣợc khen thƣởng nhiều.

- Chấp hành nội qui và kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

- Qui chế khen thƣởng phải tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, hoặc đại diện của tập thể ngƣời lao động, nơi chƣa có tổ chức công đoàn. Thông tƣ số 11/LĐTBXH-TT ngày 13/05/1995 của Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/CP đã nói trên, qui định về chế độ nâng lƣơng nhƣ sau:

- Ngƣời lao động trong quá trình làm việc, đƣợc nâng lƣơng theo hạn ngạch đã qui định trong Bộ luật Lao động.

- Riêng đối với ngƣời lao động làm việc tích cực, có hiệu quả thì ngƣời sử dụng lao động có thể nâng bậc sớm hơn thời gian đã qui định.

Thông tƣ số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/CP nói trên, có mục qui định việc tính ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc của chủ thể lao động.

Và theo Điều 4 của Nghị định số 133/HĐBT ra ngày 20/04/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng, về việc hƣớng dẫn thi hành Bộ luật Công đoàn, đã qui định nhƣ sau: “Sau khi thảo luận với công đoàn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức quyết định mục tiêu, nội dung chế độ khen thưởng thi đua. Công đoàn đề ra biện pháp động viên phong trào thi đua. Hai bên phối hợp sơ kết, tổng kết thi đua và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức Quyết định khen thưởng các cá nhân, đơn vị đạt thành tích xuất sắc”.

Trong Luật Viên chức đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 ban hành, Khoản 1, Điều 12 nêu rõ: Quyền của viên chức về tiền lƣơng và các chế độ liên

42

quan đến tiền lƣơng cũng quy định rõ: “Viên chức đƣợc trả lƣơng tƣơng xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đƣợc giao; đƣợc hƣởng phụ cấp và chính sách ƣu đãi trong trƣờng hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trƣờng độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Cũng trong Luật Viên chức, Điều 15 về các quyền khác của viên chức ghi rõ:

“Viên chức đƣợc khen thƣởng, tôn vinh, đƣợc tham gia hoạt động kinh tế xã hội; đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi về nhà ở; đƣợc tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp bị thƣơng hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đƣợc giao thì đƣợc xét hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh hoặc đƣợc xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.”

Còn theo Luật Cán bộ, Công chức đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 có những điều khoản liên quan đến chế độ đãi ngộ và khuyến khích cán bộ, công chức nhƣ sau:

Điều 6. Chính sách đối với ngƣời có tài năng

Nhà nƣớc có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dƣỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với ngƣời có tài năng.

Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với ngƣời có tài năng.

Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lƣơng và các chế độ liên quan

đến tiền lƣơng

1. Đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm tiền lƣơng tƣơng xứng với nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc

43

thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trƣờng độc hại, nguy hiểm đƣợc hƣởng phụ cấp và chính sách ƣu đãi theo quy định của pháp luật.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ Sáu, khoá X cũng đã đề ra nhiệm vụ “cải cách chính sách tiền lƣơng” và tiếp tục khẳng định: “Coi việc trả lƣơng đúng cho ngƣời lao động là thực hiện đầu tƣ cho phát triển, tạo động lực để kinh tế phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc”. Từ đó nghiên cứu thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lƣơng” (Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb. CTQG, H, 2008, tr.173,174).

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ: "Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học công nghệ… Tôn trọng và phát huy tự do tƣ tƣởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nƣớc. Coi trọng vai trò tƣ vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nƣớc với trí thức, giữa trí thức với Đảng và Nhà nƣớc".

Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên, đồng thời nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần trong việc tạo ra thái độ lao động tích cực, nên các cơ quan, tổ chức đoàn thể đã đƣa ra hệ thống các loại hình khuyến khích cùng cơ chế hoạt động của nó dựa vào các quy định của Nhà nƣớc và tình hình thực tế hoạt động của đơn vị trong điều kiện hiện nay. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã phối hợp với công đoàn trong qúa trình áp dụng nó vào thực tiễn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hình khuyến khích hợp pháp, mà nhà quản lý

44

đang áp dụng cho nhân viên của mình, đều có những ảnh hƣởng tích cực đến thái độ lao động của từng bộ phận cán bộ công chức - viên chức. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về vấn đề này ở các phần tiếp theo của báo cáo.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tác động của chế độ và các loại hình khuyến khích đến thái độ lao động của công - viên chức trẻ tại TP.HCM (Trang 40)