Ở nước ta, việc chẩn đoán sớm bệnh Wilson hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hơn nữa việc điều trị bệnh lại càng khó khăn do các bệnh nhân khi được chẩn đoán đều ở giai đoạn rất nặng, thời gian mang bệnh tương đối dài, hầu hết các bệnh nhân đều có dấu hiệu biến chứng về thần kinh. Ở giai đoạn này, đồng không những tích lũy nhiều ở gan mà còn đi vào máu dưới dạng tự do, gây nên hiện tượng tích lũy đồng ở não cũng như các mô tế bào...do vậy cần có sự theo dõi về khả năng đào thải của đồng trong quá trình điều trị. Mặt khác các loại thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh Wilson cũng chưa được phổ biến ở Việt Nam mà được cung cấp chủ yếu bởi hiệp hội Wilson thế giới.
Phác đồ điều trị bệnh Wilson trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng thuốc Trientin và D-Penicilamin để thải đồng và kẽm axetat nhằm hạn chế sự hấp thu của đồng, trong quá trình sử dụng khi bệnh nhân kháng thuốc hoặc có những biến chứng bất thường về thận hoặc gan thì cần phải thay đổi loại thuốc điều trị khác. Do vậy, việc kiểm soát quá trình đào thải của đồng qua nước tiểu là chỉ số quan trong nhất trong quá trình điều trị bệnh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá khả năng đào thải của đồng trên ba bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân có thời gian theo dõi ít nhất là 8 tháng và nhiều nhất là 20 tháng, các bệnh nhân được phân tích hàm lượng đồng trong mẫu nước tiểu hàng tháng.
+ Bệnh nhân thứ nhất có độ tuổi là 18, giới tính nam, thời gian phát hiện bệnh từ tháng 08 năm 2011, thời gian theo dõi điều trị là 20 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
+Bệnh nhân thứ hai có độ tuổi là 12, giới tính nữ, thời gian phát hiện bệnh từ tháng 10 năm 2011, thời gian theo dõi điều trị là 16 tháng.
+ Bệnh nhân thứ ba có độ tuổi là 15 tuổi, giới tính nam, thời gian phát hiện bệnh từ tháng 8 năm 2012, thời gian theo dõi điều trị là 08 tháng.
Kết quả phân tích hàm lượng đồng đào thải 24h đối với các bệnh nhân được đưa ra ở bảng 3.22 đến 3.24 và hình 3.10 đến 3.12 như sau:
Bảng 3.22: Kết quả đào thải đồng của bệnh nhân 18 tuổi
STT Thời gian Cu(mg/24h) Ghi chú
1 8/2011 0.298 Phát hiện
2 9/2011 0.715 Uống Trientine 1viên/ngày
3 10/2011 0.720 Uống Trientine 1viên/ngày
4 11/2011 0.611 Uống Trientine 1viên/ngày
5 12/2011 0.799 Uống Trientine 2viên
6 1/2012 0.750 Uống Trientine 2viên
7 2/2012 0.620 Uống Trientine 2viên
8 3/2012 1.589 Uống Trientine 4 viên
9 4/2012 1.520 Uống Trientine 4 viên
10 5/2012 1.320 Uống Trientine 4 viên
11 6/2012 1.115 Uống Trientine 4 viên
12 7/2012 0.960 Uống Trientine 4 viên
13 8/2012 0.850 Uống Trientine 4 viên
14 9/2012 0.640 Uống Trientine 4 viên
15 10/2012 0.350 Uống Trientine 4 viên
16 11/2012 2.530 Uống D - Penicilamine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
18 1/2013 1.105 Uống D - Penicilamine
19 2/2013 0.890 Uống D - Penicilamine
20 3/2013 0.815 Uống D – Penicilamine
Hình 3.10 biểu diễn sự thay đổi hàm lượng đồng niệu của bệnh nhân Wilson theo thời gian trong quá trình điều trị .
Sự thay đổi lƣợng hàm lƣợng đồng qua thời gian và trong quá trình dùng thuốc 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Thời gian (tháng) C u ( m g/ 24h )
Hình 3.12: Sự đào thải của đồng qua nƣớc tiểu trong quá trình điều trị
Kết quả đánh giá hàm lượng đồng niệu của bệnh nhân 12 tuổi trong quá trình điều trị bệnh được đưa ra ở bảng 3.23 và hình 3.11 như sau:
Bảng 3.23: Kết quả đào thải đồng của bệnh nhân 12 tuổi
STT Thời gian Cu(mg/24h) Ghi chú
1 10/2011 0.415 Phát hiện
2 11/2011 0.381 Phát hiện
3 12/2011 1.908 Uống 2 viên Trientine/ngày
4 1/2012 1.445 Uống 2 viên Trientine/ngày
5 2/2012 1.050 Uống 2 viên Trientine/ngày
6 3/2012 0.960 Uống 2 viên Trientine/ngày
7 4/2012 0.840 Uống 2 viên Trientine/ngày
8 5/2012 0.620 Uống 2 viên Trientine/ngày
9 6/2012 0.315 Uống 2 viên Trientine/ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
11 8/2012 0.129 Uống 2 viên Trientine/ngày
12 9/2011 0.124 Uống 2 viên Trientine/ngày
13 10/2012 0.115 Uống 2 viên Trientine/ngày
14 11/2012 1.211 Uống D-Penicilamine(2viên/ngày)
15 12/2012 0.450 Uống D-Penicilamine(2viên/ngày)
16 1/2013 0.334 Uống D-Penicilamine(2viên/ngày)
Sự thay đổi lƣợng hàm lƣợng đồng qua thời gian và trong quá trình dùng thuốc 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Thời gian (tháng) C u ( m g/ 24 h )
Hình 3.13: Sự đào thải đồng qua nƣớc tiểu trong quá trình điều trị bệnh nhân 12 tuổi
Kết quả phân tích hàm lượng đồng trong nước tiểu của bệnh nhân 15 tuổi trong quá trình điều trị bệnh được đưa ra ở bảng 3.24 và hình 3.12;
Bảng 3.24: Kết quả đào thải đồng của bệnh nhân 15 tuổi
STT Thời gian Cu(mg/24h) Ghi chú
1 8/2012 0.238 Phát hiện
2 9/2012 0.226 Phát hiện
3 10/2012 0.517 Uống 2 viên Trientine/ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
5 12/2012 0.198 Uống 2 viên Trientine/ngày
6 1/2013 0.165 Uống 2 viên Trientine/ngày
7 2/2013 0.115 Uống 2 viên Trientine/ngày
8 3/2013 0.105 Uống 2 viên Trientine/ngày
Sự thay đổi lƣợng hàm lƣợng đồng qua thời gian và trong quá trình dùng thuốc 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 1 2 3 4 5 6 7 8 Thời gian (tháng) C u ( m g/ 24h )
Hình 3.14: Sự đào thải của đồng qua nƣớc tiểu trong quá trình điều trị của bệnh nhân 15 tuổi
Các kết quả đưa ra ở hình 3.10 đến 3.12 cho thấy, khi sử dụng thuốc hàm lượng đồng trong nước tiểu của tất cả các bệnh nhân đều tăng, do đồng được tạo phức với Trientine và thải qua nước tiểu. Sự đào thải đồng còn phụ thuộc vào liều lượng và chủng loại thuốc. Khi sử dụng thuốc có liều lượng cao hơn thì lượng đồng được thải qua nước tiểu nhiều hơn. Sự đào thải của đồng càng lớn thì quá trình tiến triển trong điều trị bệnh càng nhanh. Đối với bệnh nhân 18 tuổi, khi sử dụng 2viên trientine 250mg/ngày và 4 viên thì lượng đồng tương ứng là 0,779mg và 1,589mg.
Trong quá trình điều trị hàm lượng đồng trong nước tiểu giảm dần theo thời gian, nguyên nhân là lượng đồng tự do dễ tạo phức với thuốc sẽ đào thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
66
trước, sau đó đồng liên kết với các mô sẽ dịch chuyển dần vào máu và quá trình đào thải sẽ chậm dần và khó khăn hơn.
Sau một thời gian dung thuốc, hàm lượng đồng trong nước tiểu của bệnh nhân 15 tuổi giảm và gần như đã ổn định, các triệu chứng lâm sàng như: trương lực cơ, vòng xanh quanh mắt, khả năng vận động có tiến triển tốt. Theo đánh giá của Bác sĩ điều trị, bệnh nhân này phát hiện sớm và khả năng đáp ứng thuốc trientine tốt. Nhưng với bệnh nhân 18 tuổi, sau giai đoạn điều trị 4 tháng, 7 tháng và 12 tháng, tình trạng bệnh vẫn không tiến triển, mặc dù lượng đồng được đào thải rất lớn. Vì thế bệnh nhân được chỉ định tăng liều trientine 2 viên/ngày rồi đến 4viên/ngày. Sau 15 tháng dùng thuốc, hàm lượng đồng niệu 24h giảm xuống còn 0,350mg/ngày nhưng vẫn lớn hơn hàm lượng đồng niệu của người bình thường, mặt khác bệnh nhân vẫn còn các dấu hiệu bệnh như: co quắp chân tay, khó nói, khó vận động, vòng xanh quanh mắt... nên bệnh nhân vẫn chưa vào giai đoạn điều trị ổn định, nếu vẫn tiếp tục cho bệnh nhân uống trientine cũng không thể tăng khả năng đào thải của đồng và theo chỉ định liều dùng cho phép tối đa với trientine là 1000mg/ngày. Lúc này để lượng đồng thải ra được phải dùng thuốc có khả năng tạo phức bền hơn với đồng, đó là D- penicilamine. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc D-pencilamine trong vòng 5 tháng thì thấy hàm lượng đồng niệu trong vòng 24h tăng mạnh, cụ thể hàm lượng đồng 24h là 0,815mg.
Tương tự với bệnh nhân 12 tuổi, sau 13 tháng điều trị bằng trientine, lượng đồng trong nước tiểu đạt giá trị lớn nhất vào tháng đầu tiên khi dùng thuốc là 1,908mg/ngày, sau đó giảm dần đến 0,124mg/ngày ở tháng thứ 12. Tuy nhiên đến tháng thứ 13 bệnh nhân có biểu hiện tăng trương lực cơ, co quắp chân tay và khó vận động, khi bệnh nhân được chỉ định dùng D- penicilamine và lượng đồng niệu lại tiếp tục tăng.
Lý giải về sự tăng hàm lượng đồng khi sử dụng D-penicilamine là do D- penicilamine tạo phức cả với đồng I ( hệ số bền β=1018,18) và đồng II( hệ số bền β=1026,87) còn trientine chỉ tạo phức với đồng II (hệ số bền β=1020,05) nghĩa là D-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
67
penicilamine tạo phức với đồng mạnh hơn nhiều so với trientine dẫn đến khả năng đào thải đồng của D-penicilamine cũng mạnh hơn so với trientine [17,23].
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc phân tích hàm lượng đồng trong nước tiểu của bệnh nhân Wilson trong quá trình điều trị là rất quan trọng, nó không những đánh giá được khả năng đào thải của đồng ra khỏi cơ thể mà còn định hướng cho việc sử dụng thuốc một cách hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
68
KẾT LUẬN
Từ những kết quả thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu xác định hàm lượng đồng trong máu và nước tiểu bẳng phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử” thu được, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Xây dựng thành công quy trình phân tích xác định hàm lượng đồng trong máu và nước tiểu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kĩ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa. Đã khảo sát được các điều kiện tối ưu đo phổ hấp thụ nguyên tử đồng. Độ sai lệch lớn nhất của phương pháp khi phân tích mẫu chuẩn quốc tế (NIST-SMER 1998) không vượt quá 3% so với giá trị chứng chỉ. Giới hạn phát hiện của phương pháp đạt 0,046mg/l đối với mẫu huyết thanh và 0,026 mg/l đối với mẫu nước tiểu.
2. Từ phương pháp xây dựng được đã tiến hành phân tích hàm lượng đồng trong các mẫu sinh thiết gan, huyết thanh và nước tiểu của người bình thường. Kết quả cho thấy hàm lượng đồng trong huyết thanh có giá trị trung bình đối với nam là 1,05mg/l và độ lệch chuẩn là 0,30mg/l. Đối với nữ là 1,17mg/l và độ lệch chuẩn 0,33mg/l. Hàm lượng đồng trong huyết thanh ở nam thấp hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê với P < 0,001 và có sự tăng hàm lượng đồng theo độ tuổi. Hàm lượng đồng trong nước tiểu của tất cả các đối tượng đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp (0,026 mg/l). Hàm lượng đồng trong mẫu sinh thiết gan của một đối tượng nhóm đối chứng là 21,5µg/g.
3. Kết quả nghiên cứu trên các bệnh Wilson cho thấy hàm lượng đồng trong nước tiểu của nhóm bệnh là 0,42mg/l lớn hơn so với nhóm đối chứng, lượng đồng trong nước tiểu 24h là 0,58mg vượt quá giá trị chẩn đoán của hiệp hội Wilson thế giới là 0,2mg/24h. Hàm lượng đồng trong mẫu sinh thiết gan của bệnh nhân Wilson là 2382,4 µg/g và 4180,0 µg/g lớn hơn rất nhiều so với mẫu đối chứng là 21,5µg/g.
4. Các kết quả nghiên cứu trong quá trình điều trị bệnh cho thấy khả năng đào thải đồng khi sử dụng D-Penicillamin tốt hơn so với Trientine.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Vũ Đức Lợi (2008). Nghiên cứu xác định một số dạng thủy ngân trong các
mẫu sinh học và môi trường. Luận án tiến sĩ hóa học, viện hóa học - Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Gia Bình (2010). Nghiên cứu xác định hàm lượng
đồng trong máu và nước tiểu để chẩn đoán và điều trị bệnh Wilson, Tạp chí
Y học Việt Nam, tập 3, trang 174-178
3. Phạm Luận, (1999), Tài liệu xử lý mẫu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Phạm Luận, (2005), Ví dụ về điều kiện xác định một số kim loại bằng kĩ
thuật phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Phạm Luận, (2003), Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Lê Đức Ngọc (2007) Xử lý số liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm. NXB đại học quốc gia Hà Nội.
7. Hoàng Nhâm (2002). Hóa học vô cơ tập 2. NXB giáo dục.
8. Lương Thúy Quỳnh (1996). Nghiên cứu xác định hàm lượng đồng và kẽm
trong huyết thanh người có tuổi ở Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học y
dược. Trường Đại học dược Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Alireza Mohadesi, Ashraf Salmanipour,a Sayed Ziae Mohammadi,a Ali Pourhatamib and Mohammad Ali Taherc (2008). Stripping Voltammetric Determination of Copper (II) on an Overoxidized Polypyrrole Functionalized
with Nitroso-R. J. Braz. Chem. Soc., Vol. 19, No. 5, 956-962.
10. Andrew Taylor, Simon Branch,David Hells,Marina Patriarca and Mark White (2002). Atomic spectrometry update. Clinical and biological, foods
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
70
11. Asonuma K. Inomata Y. Kasahara M. Uemoto S. EgawaH. Fujita S. et al(1999). Living related liver transplantation from heterozygote genetic
carriers to children with Wilson’s disease. Pediatr Transplant; 3:201-205.
12. Brewer GJ. Johnson V. Kaplan J (1997). Treatment of Wilson’s disease
with zinc: XIV. Studies of the effect of zinc on lymphocyte function. J
LabClin Med ;129:649-652.
13. Cristina Sariego Muniz et al (1999). Accurate Determination of Iron, Copper and Zinc in Human Serum by Isotope Dilution Analysis Using
Double Focusing ICP-MS. J. Anal. At. Spectrom., 1999, 14, 1505–1510.
14. Felix WS. Wong and Mano Arumanayagam (1998). The clinical Usefulness of Plasma Copper and Zinc Concentration in Patients with
Invasive Carcimona of the Cervix. Journal of the Hong Kong Medical
Association, Vol. 40, No.3, 194-198
15. Gavino Faaa, Valeria Nurhib, Luigi Demeliac, Rossano Ambud, Giuseppina Parodoa, Terenzino Congiua, Raf Sciotd (1995), Uneven hepatic
copper distribution in Wilson’s dissease, J. Hepatol, 22(3): 303-308.
16. George j Brewer (1998), Wilson disease and canine copper toxitosis, The American journal of Clinical Nutrition; 67: 1087s-1090s.
17. HoltzmanNA, Gaumnitz BM (1970). Studies on the rate of release and
turnover of ceruloplasmin and apoceruloplasmin in rat plasma. J Biol
Chem ;245:2354-2358.
18. Johnson PE et al (1992). Effect of Age and Sex on Copper Absorption,
Biological Haft-Life and Status in Humans. Am-J-ClinNutr.1992, Nov., 56,
917-925.
19. K.F. Kok, B. Hoevenaars, E. Waanders, J.P.H. Drenth (2008), Value of molecular analysis of Wilson’disease in the absence of tissue copper
deposits: a novel ATP7B mutation in an adult patient, The Netherland
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
71
20. Kern L, Nuttall, Jan Palaty and Gilian lockitch (2003), Reference Limit for
copper and iron in Liver Biopsies, Annals of clinical and Laboratory
science 33: 443-450.
21. Lê Lan Anh. Vu Duc Loi. Pham Gia Mon and Nguyen Le Phu. Nguyen Gia Binh. Dang Minh Ngoc. Phan Tuy. Philip Hartemann (2001).
Determination of Lead and Mercury in clinical samples during work and
accidental exposure in Vietnam. Analytical Sciences; 17: 38a.
22. M. Angelova, S. Asenova, ,V. Nedkova, R. Koleva-Kolarova (2011) copper in
the human organism, Trakia Journal of Sciences, Vol. 9, No 1, pp 88-98.
23. Perrett D (1981). The metabolism and pharmacology of D-penicillamine in man. J. Rheumatol Suppl ;7:41-50.
24. Sharma VP, Parikh V (1993). Serum Copper and Zinc Level in Patients