0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hiệu suất thu hồi với mẫu huyết thanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG TRONG MÁU VÀ NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (Trang 60 -60 )

Để đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp xác định hàm lượng đồng trong huyết thanh, chúng tôi sử dụng 1ml mẫu huyết thanh, sau đó thêm 0,1ml dung dịch chuẩn đồng nồng độ 10 mg/l, lượng đồng được thêm vào 1µg, tương ứng với nồng độ trong thể tích 1,1 ml là 0,909 mg/l đồng. Hiệu suất thu hồi được đưa ra ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Kết quả phân tích đánh giá hiệu suất thu hồi đồng trong huyết thanh

STT Mẫu chƣa thêm đồng (mg/l)

Mẫu thêm đồng

0,909 (mg/l) Độ thu hồi (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 2 1,20 2,04 92,4 3 1,16 2,06 99,0 4 1,14 1,98 92,4 5 1,18 2,00 90,2 Trung bình 1,18 2,036 94,16

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy hiệu suất thu hồi đồng đối với mẫu huyết thanh đạt 94,16% và đáp ứng được yêu cầu của phép phân tích vết.

3.5.3.2. Hiệu suất thu hồi đối với mẫu nƣớc tiểu

Hiệu suất thu hồi của phương pháp xác định đồng trong nước tiểu, được đánh giá trên mẫu nước tiểu của bệnh nhân Wilson. Lấy 0,25 ml dung dịch chuẩn đồng nồng độ 10 mg/l thêm vào thêm 4,75ml nước tiểu, lượng đồng được thêm vào là 2,5µg trong thể tích là 5 ml, tương ứng với lượng đồng thêm vào có nồng độ 0,5mg/l. Kết quả được đưa ra ở bảng 3.14:

Bảng 3.14: Kết quả phân tích đánh giá hiệu suất thu hồi đồng trong nƣớc tiểu

STT Mẫu chƣa thêm đồng(mg/l) Mẫu thêm Cu 0,5 (mg/l) Độ thu hồi (%) 1 0,367 0,835 93,6 2 0,352 0,841 97,8 3 0,354 0,809 91,0 4 0,334 0,818 96,8 5 0,329 0,828 99,8 Trung bình 0,348 0,826 95,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy hiệu suất thu hồi đồng đối với mẫu nước tiểu đạt 95,6% và đáp ứng được yêu cầu của phép phân tích vết.

3.6. Xây dựng quy trình phân tích kim loại đồng trong máu và nƣớc tiểu

Dưạ vào các kết quả khảo sát ở trên quy trình phân tích được đề nghị để xác định hàm lượng đồng trong máu và nước tiểu như sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

Mẫu máu

( lấy qua tĩnh mạch vào buổi sáng)

Li tâm (tách TP hữu hình) Huyết Thanh

Pha loãng với nước cất (Tỉ lệ 1:1)

Dung dịch phân tích

Đo trên máy AAS-3300 của hãng Perkin-Elmer.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Mẫu nước tiểu ( lấy trong 24 giờ)

Trộn đều (ghi thể tích tổng số)

Dung dich phân tích

lấy 10ml vào bình teflon Mẫu phân tích

Đo trên máy AAS-3300 của hãng Perkin-Elmer.

Hình 3.11: Quy trình phân tích hàm lƣợng đồng trong nƣớc tiểu 3.7. Kết quả phân tích và đánh giá trên các mẫu thực

3.7.1. Kết quả nghiên cứu trên mẫu nhóm đối chứng

3.7.1.1. Mẫu huyết thanh

Để xác định hàm lượng đồng huyết thanh của người bình thường và đánh giá sự khác biệt theo lứa tuổi, giới tính, chúng tôi tiến hành lấy mẫu theo các nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Lứa tuổi dưới 18. Nhóm 2: Lứa tuổi từ 18 đến 30. Nhóm 3: Lứa tuổi từ 31 đến 40. Nhóm 4: Lứa tuổi từ 41 đến 59. Nhóm 5: Lứa tuổi từ 60 đến 74.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53 Nhóm 6: Lứa tuổi từ 75 trở lên.

Các đối tượng là các thanh thiếu niên, cán bộ đang công tác, đang sống và làm việc tại Hà Nội. Các đối tượng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường, không có bất kỳ biểu hiện của bệnh trong quá trình khám sức khỏe. Các đối tượng được lấy mẫu máu tĩnh mạch vào buổi sáng, lúc đói để định lượng đồng huyết thanh. Tổng số đối tượng là 1000 người trong đó có 646là nam và 354 là nữ.

Lấy mẫu huyết thanh được bảo quản trong tủ lạnh, khi tiến hành phân tích được rã đông tự nhiên, sau đó mẫu được pha loãng với nước cất theo tỷ lệ 1:1. Hàm lượng đồng trong huyết thanh được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật ngọn lửa. Kết quả phân tích được đưa ra ở bảng 3.15;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

Bảng 3.15 : Kết quả phân tích hàm lƣợng đồng trong huyết thanh nhóm đối chứng

Nhóm Lứa tuổi Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng đồng (mg/l) X ± SD 1 Dưới 18 Nam 39 0,90±0,17 Nữ 40 0,91±0,13 2 18-30 Nam 200 0,95±0,21 Nữ 88 1,12±0,31 3 31-44 Nam 153 0,99±0,29 Nữ 131 1,27±0,28 4 45-59 Nam 49 1,09±0,35 Nữ 69 1,31±0,32 5 60-74 Nam 35 1,17±0,33 Nữ 16 1,35±0,31 6 Trên 75 Nam 170 1,23±0,35 Nữ 10 1,40±0,34 7 Tổng Nam 646 1,05±0,30 Nữ 354 1,22±0,33

Kết quả khảo sát của hàm lượng đồng huyết thanh cho thấy: giá trị trung bình đối với nam là 1,05mg/l và độ lệch chuẩn 0,30mg/l, đối với nữ là 1,22mg/l và độ lệch chuẩn là 0,33mg/l. Hàm lượng đồng huyết thanh ở nam thấp hơn nữ ở có ý nghĩa thống kê với P < 0,001 và có sự tăng hàm lượng đồng theo tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

Về sự mối liên hệ của đồng huyết thanh theo tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy từ 45 tuổi trở lên đồng huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê so với tất cả các nhóm tuổi khác. Sự tăng của đồng huyết thanh theo tuổi cũng được nhiều tác giả đề cập, các nghiên cứu của DrugueM năm 1984 cho thấy đồng huyết thanh của nhóm người khoẻ mạnh trên 60 tuổi có giá trị trung bình là 1,50mg/l cao hơn so với nhóm tuổi trưởng thành là 1,07mg/l. Nghiên cứu của Jolnson năm 1992 [18], về khả năng hấp thu, chuyển hoá và thời gian bán huỷ sinh học của đồng cũng cho thấy có sự tăng hàm lượng đồng trong huyết thanh cùng với sự tăng của tuổi tác. Lý giải về sự tăng hàm lượng đồng các tác giả cho rằng có sự thay đổi cấu trúc của Ceruloplasmin ở người có tuổi, bình thường Ceruloplasmin là một oxygen oxidoreductase được tổng hợp ở gan có chứa 6 nguyên tử đồng hoá trị II trong cấu trúc bởi liên kết SH, khi nghiên cứu bằng phổ cộng hưởng từ điện tử cho thấy sự tồn tại đồng hoá trị I trong cấu trúc của Ceruloplasmin tăng do vậy số nguyên tử đồng tăng trong cấu trúc của Ceruloplasmin dẫn đến tăng hàm lượng đồng huyết thanh.

Về mối liên hệ giữa đồng huyết thanh và giới tính cho thấy hàm lượng đồng huyết thanh ở nữ cao hơn ở nam có ý nghĩa thống kê. Sự tăng hàm lượng đồng huyết thanh ở nữ cũng được nhiều tác giả đề cập[17,22] nguyên nhân tăng hàm lượng đồng ở nữ được các tác giả cho rằng do hàm lượng estrogen ở nữ cao làm tăng quá trình tổng hợp ceruloplasmin ở gan, dẫn tới tăng hàm lượng đồng huyết thanh.

3.7.1.2. Mẫu nƣớc tiểu

Để xác định hàm lượng đồng trong nước tiểu, chúng tôi lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ của người bình thường và tiến hành đo hàm lượng đồng bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử dựa trên đường chuẩn đã được thiết lập.

Kết quả phân tích đồng trong mẫu nước tiểu đối chứng được đưa ra ở bảng 3.16:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56

Bảng 3.16: Kết quả phân tích hàm lƣợng đồng trong nƣớc tiểu nhóm đối chứng

Nhóm Lứa tuổi Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng đồng (mg/l) X ± SD 1 Dưới 18 Nam 32 <0,026 Nữ 19 <0,026 2 18-30 Nam 50 <0,026 Nữ 45 <0,026 3 31-44 Nam 48 <0,026 Nữ 53 <0,026 4 45-59 Nam 40 <0,026 Nữ 43 <0,026 5 60-74 Nam 20 <0,026 Nữ 15 <0,026 6 Trên 75 Nam 41 <0,026 Nữ 27 <0,026 7 Tổng Nam 231 <0,026 Nữ 202 <0,026

Kết quả trên cho thấy hàm lượng đồng trong nước tiểu của người bình thường nhỏ hơn 0,026mg/l, không có sự khác nhau về giới tính và độ tuổi. Hàm lượng đồng trong nước tiểu ở người bình thường đã được nhiều tác giả nghiên cứu [2,22,16]. Nguyên nhân hàm lượng đồng trong nước tiểu ở người bình thường thấp là do lượng đồng đi vào cơ thể kết hợp với α-2Globulin tạo thành Ceruloplasmin đi vào máu, lượng đồng còn dư nhờ cân bằng nội môi không thải qua nước tiểu mà thải qua mật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57

3.7.1.3. Mẫu sinh thiết gan

Trong các chỉ số sinh học để chẩn đoán bệnh Wilson, sinh thiết gan là một chỉ số vàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh[15,16], tuy nhiên việc lấy mẫu sinh thiết gan tại Việt Nam còn rất khó khăn và phức tạp, chủ yếu là do tâm lý của người bệnh. Trong khi đó, trên thế giới, mẫu sinh thiết gan là một trong những chỉ số bắt buộc cần phải phân tích và đánh giá trước khi điều trị bệnh, do mẫu sinh thiết gan thể hiện được tốc độ và hệ số tích lũy của đồng theo thời gian từ đó sẽ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng được một mẫu gan của bệnh nhân ghép gan 9 tuổi, chỉ số phân tích về máu và nước tiểu cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng khác cho thấy bệnh nhân không có biểu hiện mắc bệnh Wilson. Mẫu gan được sấy khô sau đó tiến hành vô cơ hóa theo quy trình đã mô tả ở mục 2.3.3. Kết quả phân tích được đưa ra ở bảng 3.17:

Bảng 3.17: Kết quả phân tích hàm lƣợng đồng trong mẫu sinh thiết gan nhóm đối chứng

Tên mẫu Hàm lƣợng đồng

Mẫu sinh thiết gan 21,5µg/g

Kết quả phân tích ở bảng 3.17 cho thấy hàm lượng đồng trong sinh thiết gan nhỏ hơn kết quả nghiên cứu của mẫu bệnh nhân nữ gép gan 12 tuổi mà nhóm tác giả Vũ Đức Lợi đã công bố trước đây [2], hàm lượng đồng trong sinh thiết gan của bệnh nhân này có giá trị là 91,2 µg/g. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Kern L. Nuttall của Canada [20] khi nghiên cứu trên 141 sinh thiết gan bao gồm 103 mẫu sinh thiết gan của người trưởng thành và 38 mẫu sinh thiết gan của trẻ em, kết quả cho thấy giá trị trung bình của đồng trong gan là 55 µg/g, giá trị thấp nhất là 7 µg/g và cao nhất là 147 µg/g, tác giả cũng đưa ra đề xuất khi hàm lượng đồng trong mẫu sinh thiết gan vượt quá 200 µg/g thì cần phải xem xét và đánh giá nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan và bệnh Wilson [15,16,20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

3.7.2. Kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân Wilson

3.7.2.1. Kết quả nghiên cứu trong quá trình chẩn đoán bệnh

Do Wilson là một bệnh mới xuất hiện và số người phát hiện ở Việt Nam chưa nhiều nên việc lấy mẫu là rất khó khăn.

Khi bệnh nhân được nghi ngờ mắc bệnh Wilson, để chẩn đoán bệnh, ngoài các chỉ số cận lâm sàng như chỉ số về thần kinh, chức năng gan, vòng Keyer-Fleischer ở mắt, thì hàm lượng đồng trong nước tiểu, huyết thanh và mẫu sinh thiết gan là cũng là các chỉ số quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi hàm lượng đồng trong nước tiểu lớn hơn so với người bình thường và vượt giá trị 0,2mg/24 giờ thì bệnh nhân đó được xác định chính xác bệnh là mắc bệnh Wilson, đây cũng là chỉ số mà hiệp hội Wilson thế giới sử dụng để chẩn đoán bệnh.

Các đối tượng có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh Wilson bao gồm 25 người, độ tuổi trung bình là 15,1, trong đó có bốn đối tượng trên 18 tuổi, số lượng bệnh nhân nữ là 13, bệnh nhân nam là 12.

Do hàm lượng đồng trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ ăn uống và quá trình đào thải của cơ thể, nên ngoài việc xác định hàm lượng đồng trong nước tiểu, cần phải biết được lượng đồng đào thải trong 24 giờ.

Mẫu nước tiểu được lấy liên tục trong vòng 24 giờ và tiến hành xác định toàn bộ thể tích, hàm lượng đồng 24 giờ được tính toán dựa vào hàm lượng đồng đo được nhân với thể tích của nước tiểu.

Mẫu sinh thiết gan của bệnh nhân nữ 17 tuổi quê ở Bắc Ninh và bệnh nhân nam 5 tuổi quê Đà Nẵng được lấy tại vị trí thùy phải, các mẫu bệnh phẩm được lấy tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó mẫu được sấy khô sau đó tiến hành vô cơ hóa và xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

Kết quả phân tích hàm lượng đồng trong huyết thanh, nước tiểu và sinh thiết gan được đưa ra ở các bảng 3.18 đến bảng 3.21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Bảng 3.18: Hàm lƣợng đồng trong huyết thanh nhóm bệnh dƣới 18 tuổi Độ tuổi Đối tƣợng Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng đồng

Dưới 18 tuổi Nhóm bệnh Nam 10 0,21 ± 0,16 Nữ 11 0,20 ± 0,14 Nhóm đối chứng Nam 39 0,90 ± 0,17 Nữ 40 0.91± 0,13

Bảng 3.19: Hàm lƣợng đồng trong huyết thanh nhóm bệnh trên 18 tuổi Độ tuổi Đối tƣợng Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng đồng (mg/l) Trên 18 tuổi Nhóm bệnh Nam 2 0,34 ± 0,13 Nữ 2 0,32 ± 0,11 Nhóm đối chứng Nam 200 0,95 ± 0,21 Nữ 88 1,12 ± 0,31 Bảng 3.20: Hàm lƣợng đồng trong nƣớc tiểu nhóm bệnh TT Đối tƣợng Giới tính Số mẫu Hàm lƣợng Cu (mg/l) (mg/24h) 1 Nhóm bệnh Nam 12 0,41 ± 0,17 0,59± 0,22 Nữ 13 0,36 ± 0,21 0,53± 0,21 2 Nhóm đối chứng Nam 82 < 0,026 < 0,026 Nữ 64 < 0,026 < 0,026

Bảng 3.21: Hàm lƣợng đồng trong mẫu sinh thiết gan nhóm bệnh và nhóm đối chứng

TT Đối tƣợng Giới tính Hàm lƣợng đồng

1 Nhóm đối chứng Nữ (9 tuổi) 21,5 µg/g 2 Nhóm bệnh Nữ (17 tuổi) 2382,4 µg/g

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Kết quả phân tích hàm lượng đồng trên các mẫu sinh học của nhóm bệnh ở các bảng 3.18 đến 3.21 cho thấy hàm lượng đồng trong nước tiểu của nhóm bệnh Wilson đều lớn hơn so với nhóm đối chứng, giá trị trung bình của nam là 0,59mg/24h và của nữ là 0,53mg/24h.

Hàm lượng đồng trong máu của tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi và dưới 18 tuổi đều nhỏ hơn so với nhóm đối chứng, sự khác nhau giữa nam và nữ ở nhóm bệnh không có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Hàm lượng đồng huyết thanh của nhóm bệnh nhỏ hơn nhóm đối chứng là do lượng đồng đi vào gan không kết hợp được với α-2 Globulin tạo ceruloplasmin nên lượng đồng bị tích tụ ở gan và không được vận chuyển vào máu để đi đến nơi cần thiết và cũng không được thải ra theo đường bài tiết chính là đường mật mà thải ra theo đường nước tiểu. Vì vậy hàm lượng đồng trong nước tiểu tăng và lượng đồng trong máu giảm đây chính là chỉ số rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh Wilson.

Hàm lượng đồng trong mẫu sinh thiết gan của bệnh nhân Wilson là 2382,4 g/g và 4180,0 µg/g lớn hơn rất nhiều so với mẫu đối chứng là 21,5

g/g , nguyên nhân chính là do đồng bị tích lũy ở gan dưới dạng tự do, nghiên cứu về sự tích lũy của đồng ở gan cũng đã được nhiều tác giả đề cập. Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố đồng trong gan bệnh nhân Wilson của Gavio Faa cho thấy, giá trị trung bình của đồng trong gan là 1370 g/g. Hàm lượng đồng phân bố không đều tại 38 vị trí khác nhau trong gan và giao động từ 880 đến 5100 g/g. Sự phân bố khác nhau của đồng trên các thùy gan đã được quan sát, thùy gan phải tích lũy đồng nhiều hơn so với thùy gan trái và đồng lưu giữ chủ yếu trong tế bào gan ở vùng 1( xung quanh khoảng cửa gan).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Sự tích lũy quá nhiều đồng ở gan chính là nguyên nhân gây nên bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG TRONG MÁU VÀ NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (Trang 60 -60 )

×