Phương pháp đàm thoại:

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học hóa học tích cực (Trang 32)

1. KHÁI NIỆM

Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh trả lời và trao đổi qua lại, nhờ đó mà làm sáng tỏ vấn đề và học sinh tiếp thu được nội dung bài học. Trong phương pháp đàm thoại, giáo viên là người đóng vai trò định hướng thông qua hệ thống các câu hỏi giúp học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức.

Phương pháp đàm thoại đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng sư phạm thật sự tốt: am hiểu tâm lý, khéo léo ứng xử, giao tiếp…

Trong lịch sử, phương pháp đàm thọai gắn liền với tên tuổi của các nhà hiền triết Hy Lạp nổi tiếng Socrat (khoảng 470-399 TCN). Socrat chống đối mọi kiểu dạy học giáo điều và xây dựng được một phương pháp độc đáo là sự đàm thoại tranh luận. Theo ông, người dạy đặt ra cho người học những câu hỏi, dựa vào mâu thuẫn chứa đựng trong lời đáp của người học, người dạy dẫn dắt họ tới chỗ tìm ra mâu thuẫn của chính bản thân mình và người học cảm thấy như tự mình tìm ra chân lý.

2. PHÂN LOẠI

Phương pháp đàm thoại có nhiều dạng khác nhau: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa và đàm thoại phát hiện –ơrixtic. Mức độ phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh của các dạng này tăng dần từ thấp đến cao, giáo viên cần lựa chọn cho thích hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể.

Phương pháp đàm thoại tái hiện

Trong phương pháp này giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh dùng trí nhớ đơn giản để nhớ lại mà không cần đến sự suy luận hay phân tích, tổng hợp... Phương pháp này ít kích thích sự tích cực trong tư duy, nên sử dụng một cách hạn chế vì nó không tạo ra hiệu quả cao trong dạy học.

Phương pháp đàm thoại giải thích - minh họa

Phương pháp này yêu cầu học sinh phải giải thích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, học sinh phải nắm chắc và hiểu sâu vấn đề mới có thể giải thích được rõ ràng. Nội dung giải thích được cấu thành từ hệ thống câu hỏi cùng lời đáp sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức.

Phương pháp đàm thoại phát hiện ơrixtic

Phương pháp này giúp học sinh làm việc tích cực độc lập và tiếp thu tốt bài giảng: không những lĩnh hội được cả nội dung kiến thức mà còn học được cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ của mình. Hệ thống câu hỏi của thầy là kim chỉ nam hướng dẫn tư duy của trò, có tính chất quyết định đối với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Nó kích thích tính tích cực tìm tòi, sự tò mò khoa học và cả ham muốn giải đáp. Thầy hỏi, trò đáp và nên tạo điều kiện cho trò có thể hỏi ngược lại thầy để thông tin được tiếp nhận cả hai chiều. Khi trả lời câu hỏi, học sinh tự mình tìm ra vấn đề cần giải quyết và chính điều này tạo cho họ niềm sung sướng nhận thức. Sau đó giáo viên khéo léo dựa vào ngôn ngữ, ý kiến và nhận xét của chính học sinh, bổ sung những kiến thức chính xác và chỉnh sửa lại kết luận cho xúc tích và hợp lý. Nhờ thế, học sinh hứng thú và tự tin vì thấy kết luận mà thầy vừa nêu rõ ràng có phần đóng góp quan trọng của chính mình.

Như vậy, phương pháp đàm thoại phát hiện ơrixtic là phương pháp có hiệu quả tích cực làm cho học sinh hứng thú trong học tập. Giáo viên thường áp dụng phương pháp này dưới hình thức đặt ra những câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lý, hướng học sinh giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này cũng rất tốn thời gian, có thể sử dụng cho bài giảng thêm sinh động, kích thích học sinh nghe giảng và tiếp thu kiến thức một cách tích cực, nhưng không nên lạm dụng. Đối với những giáo viên trẻ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, không khéo léo trong cách tổ chức câu hỏi sẽ rất dễ bị động khi bị trò hỏi lại.

3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM

1. Ưu điểm

- Phương pháp đàm thoại là một phương pháp dạy học tích cực.

- Phương pháp đàm thoại được sử dụng khá phổ biến ở nhiều môn học, bài học.

- Phương pháp đàm thoại tương đối dễ sử dụng với cả những giáo viên mới vào nghề. - Giúp giáo viên tạo không khí học tập sinh động, hấp dẫn.

2. Nhược điểm

- Tốn thời gian.

- Nếu lạm dụng sẽ gây nhàm chán.

4. YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI

- Nên sử dụng phương pháp đàm thoại ở những nội dung quan trọng của bài học. - Giáo viên nên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, đơn giản, rỏ ràng, phù hợp với trình độ học sinh. - Câu hỏi phải kích thích được sự tư duy của học sinh.

- Nên có câu hỏi mang tính phân loại, để kiểm tra khả năng lĩnh hội vấn đề của học sinh.

D.Phương pháp dạy học trực quan trong môn hóa học:1.Sử dụng thí nghiệm hóa học 1.Sử dụng thí nghiệm hóa học

Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học hóa học là một biện pháp quan trọng đểnâng cao chất lượng dạy và học. Việc đổi mới phương pháp dạy học nước nhà đã và đang được triển khai trên toàn quốc từrất lâu nay, tuy nhiên không thểnói đến đổi mới phương pháp dạy học mà không nói đến vai trò của thí nghiệm trực quan. Trước đây, phương pháp dạy học của ta còn nặng vềlý thuyết, rất nhiều học sinh do không hình dung được thí nghiệm xảy ra nhưthếnào nên không thểtiếp thu kiến thức được, việc hiểu bài nhớ bài là rất khó khăn. Lại có em có thểnói thông vanh vách kiến thức lý thuyết nhưng đến khi cho thực nghiệm thì các em lại hoàn toàn lúng túng. Không chỉcó học sinh bình thường mà có thể thấy ngay cả các học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế về một số môn học cần phải thực hành nhưvật lý, hoá học, sinh học của những năm trước đây, khi mà điểm lý thuyết rất cao còn điểm thực hành lại gần như không có. Trong khi đó sử dụng thí nghiệm trực quan lại có rất nhiều ưu điểm có thể kể ra như: thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu được chắc chắn và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hăng hái. Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lý thuyết, khơi dậy tính tò mò khoa học cho học sinh, rèn luyện kỹ năng thực hành và nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết các vấn đề bằng khoa học. Trước tình hình đó, các nhà giáo dục đã quyết định phải đưa các thí nghiệm trực quan vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Chỉcó minh hoạ bằng thí nghiệm trực quan thì mới làm cho các em hiểu kiến thức sâu sắc và nhớ lâu. Có thể đưa vào chương trình các hình ảnh minh hoạ, các tiết học thực hành thí nghiệm, các mô hình thí nghiệm làm trên máy vi tính

Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo phương pháp nghiên cứu pháp nghiên cứu

Để sử dụng thí nghiệm của giáo viên theo phương pháp nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì giáo

viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động nhận thức như: - Học sinh hiểu và nắm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở những kiến thức đã có. - Lập kế hoạch giải ứng với những giả thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả đầy đủ các hiện tượng của thí nghiệm. - Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng kết quả của thí nghiệm.

- Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và nêu kết luận.

.Ví dụ 1: Khi dạy bài: “ Một số axit quan trọng” (bài 4 - hoá học 9) trong phần axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng, giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu, cụ thể:

- Hoạt động của giáo viên:

- Nêu mục đích nghiên cứu: Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học riêng như thế nào?

- Giáo viên đặt vấn đề: H2SO4 đặc có tính chất gì khác so vớ H2SO4 loãng khi tác dụng với kim loại? cụ thể H2SO4 đặc có tác dụng với Cu không? Nếu có thì xảy ra như thế nào?

- Hãy dự đoán các hiện tượng xảy ra?

- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, quan sát mầu của dung dịch H2SO4 đặc. - Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, sản phẩm phản ứng.

- Kết luận về tính chất hoá học của H2SO4 đặc khi tác dụng với kim loại. - Hoạt động của học sinh:

- Lắng nghe hiểu mục đích nghiên cứu. - Học sinh dự đoán:

- Không xảy ra. - Có xảy ra:

Tạo ra: SO2 + CuSO4

- Quan sát mầu sắc của dung dịch H2SO4 đặc.

- Quan sát hiên tượng phản ứng: tạo ra dung dịch màu xanh, khí sinh ra làm mất mầu dung dịch nước brom.

Kết luận: dự đoán 2 đúng

Như vậy khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì giáo viên đã tập cho học sinh làm người nghiên cứu: Học sinh hiểu được mục đích của nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương pháp thực hiện để kiểm nghiệm của giả thiết, tiến hành thí nghiệm để khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm. Bằng cách đó học sinh vừa thu được kiến thức hoá học qua sự tìm tòi vừa có được nhận thức hoá học cùng các kỹ năng hoá học cơ bản.

2.Sử dụng phương tiện dạy học:

Trong dạy học hóa học, ngoài sử dụng các thí nghiệm hóa học giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học khác như: biểu bảng, hình vẽ, mô hình, mẫu vật, các phương tiện kĩ thuật: băng hình, máy chiếu, máy tính, các phần mềm dạy học...

Các phương tiện kĩ thuật dạy học thường được sử dụng để minh họa cho lời giảng của giáo viên.

Theo phương hướng dạy học tích cực, để tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào hoạt đông nhận thức, giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học như là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, phát hiên ra tri thức cần lĩnh hội. Giáo viện sử dụng các phương tiện dạy học phối hợp với lời giảng theo phương pháp nghiên cứu, tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu qua các phương tiện dạy học đó mà rút ra các kết luận cần thiết.

 Một số định hướng cơ bản trong việc hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học

Hóa học phổ thông.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học hóa học tích cực (Trang 32)