+Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học hóa học tích cực (Trang 26)

- Một số kĩ năng đặt câu hỏ

+Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một hệ phương pháp phức hợp, có 3 đặc trưng cơ bản:

- Thứ nhất, phương pháp này bao gồm (một hoặc một chuỗi) vấn đề nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm, được cấu trúc một cách sư phạm làm cho mâu thuẫn mang tính chất Ơrixtic, chứ không phải là tái hiện, đó là bài toán nêu vấn đề Ơrixtic, hạt nhân của phương pháp dạy học này.

- Thứ hai, chính mâu thuẫn Ơrixtic của bài toán hoặc của vấn đề đã được học sinh tự giác chấp nhận như một yêu cầu bên trong, bức thiết, phải giải quyết bằng được, lúc đó học sinh được đặt trong tình huống có vấn đề.

- Thứ ba, trong và bằng cách tổ chức giải bài toán Ơrixtic, giải quyết vấn đề, học sinh chiếm lĩnh được cả kiến thức, cách thức giải và cả niềm vui sướng của nhận thức.

+ Bài toán Ơrixtic.

* Đặc điểm cơ bản của bài toán Ơrixtic trong dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic.

Như chúng ta đã biết, bài toán Ơrixtic giữ vai trò chủ đạo trung tâm của hệ dạy học phức hợp này. Hệ phương pháp này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc có xây dựng thành công hay không bài toán Ơrixtic của nó.

Thứ nhất, bài toán Ơrixtic phải xuất phát từ cái quen thuộc, vừa sức học sinh, không dễ quá hoặc không quá khó.

Thứ hai, bài toán không mang tính tái hiện đơn thuần, mà đòi hỏi học sinh phải xử lý được các dữ kiện “cho” của bài toán, tìm tòi phát hiện, để đi đến đáp số hay các cách giải quyết vấn đề hợp lý, đúng đắn. Nói cách khác, bài toán phải chứa đựng một chướng ngại nhận thức, buộc sinh viên phải tự lực vượt qua.

Vì vậy, mâu thuẫn chủ chốt của bài toán phải mang tính Ơrixtic, kích thích sự tìm tòi, phát hiện của sinh viên, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Nghĩa là ta phải cấu trúc lại mâu thuẫn của bài toán, sao cho nó mang tính ơrixtic. Đây là đặc điểm quan trọng nhất.

* Cách thiết kế mâu thuẫn chủ chốt của bài toán Ơrixtic.

Để xây dựng mâu thuẫn chủ chốt của bài toán có nghĩa là xây dựng tình huống có vấn đề của nó, có bốn cách thức cơ bản như sau:

Thứ nhất, xây dựng tình huống nghịch lý: Là những tình huống trái khoáy, ngược

đời, trái với lẽ thường được mọi người công nhận.

Thứ hai, xây dựng tình huống bế tắc: Là những tình huống tưởng như không thể

vượt qua nổi. Trong khoa học, đó là trường hợp mà thoạt đầu người ta không thể lấy lý thuyết cũ mà giải thích được. Trong văn học nghệ thuật, đó là khi kịch tính của các số phận, của các nhân vật phát triển đến xung đột tột độ mà không tìm ra lối thoát, diễn biến tâm lý phức tạp, gặp chướng ngại có vẻ như không thể vượt qua nổi.

Thứ ba, tình huống lựa chọn: Mâu thuẫn có thể xuất hiện khi ta đứng trước một sự

lựa chọn rất khó khăn ta chỉ được chọn một giải pháp trước hai hay nhiều phương án giải quyết, mà cái nào cũng có vẻ có lý, có sức háp dẫn.

Thứ tư, xây dựng tình huống “Tại sao” hay nhân - quả: Đó là trường hợp đi tìm

nguyên nhân của một kết quả, bản chất của một hiện tượng, nguồn gốc- quy luật của một sự kiện, động cơ sâu xa của một hành vi.

Tóm lại, người giáo viên có thể đặt trước sinh viên một hoặc nhiều mâu thuẫn Ơrixtic thuộc cùng một loại hoặc thuộc nhiều loại khác nhau trong sự phối hợp khéo léo và nhất thiết phải xuất phát từ mục đích dạy học và nội dung của bài học mà thiết kế bài toán mâu thuẫn của nó. Những mâu thuẫn hay tình huống Ơrixtic được cấu trúc một cách sư phạm chắc chắn sẽ lôi cuốn học sinh và đạt được hiệu quả cao trong hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu phương pháp dạy học hóa học tích cực (Trang 26)